Nhóm nhạc Nhật Bản bị chỉ trích thô tục
Một quảng cáo kẹo ngọt có sự tham gia của nhóm nhạc nữ nổi tiếng nhất Nhật Bản là AKB48 đã bị chính dư luận nước này chỉ trích mạnh mẽ.
Đoạn clip quảng cáo được phát sóng từ hồi tháng ba, trong đó các thành viên ở độ tuổi teen và gần 20 đều mặc đồng phục và truyền miệng nhau những chiếc kẹo ngọt. Hành động này bị cho là cổ súy cho quan hệ đồng giới. Thậm chí, camera còn chiếu cận cảnh hình ảnh họ gần như trao môi cho nhau.
Một cơ quan giám sát truyền thông cho biết phần lớn trong số 116 lời phàn nàn họ nhận được trong tháng ba là về quảng cáo này. “Quảng cáo kiểu này có thể khuyến khích quan hệ đồng giới”, một người phàn nàn.
Trong khi một ý kiến khác cho rằng: “Tôi không muốn xem những quảng cáo như thế này”. Còn những ý kiến tỏ ra quan ngại về hình ảnh nhóm nhạc này xuất hiện trong các clip nhạc quá sức gợi cảm: “Những cô gái đó, hầu hết là những ca sĩ tuổi teen, ôm nhau xuất hiện trong đồ lót… Đó là một hình ảnh rất phản cảm”.
AKB48 là một trong những nhóm nhạc thành công nhất thế giới, thu về được hơn 200 triệu USD từ tiền bán CD và DVD năm 2011. Những năm gần đây, độ phủ sóng của họ ngày càng cao tại Nhật Bản và các nước Châu Á khác. Với tổng cộng 90 thành viên toàn nữ, từ độ tuổi teen tới giữa 20, nhóm nhạc này có phong cách pop dễ nghe và vũ đạo bắt mắt, khiến cho các fan nữ “mê như điếu đổ”.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, hình ảnh gợi cảm và xinh đẹp của những AKB48 còn thu hút một lượng lớn người hâm mộ là các đấng mày râu, chiếm một lượng lớn đĩa tiêu thụ. Người phát ngôn cho UHA Mikatuto Co., công ty sản xuất sản phẩm kẹo trên, cho biết, phản ứng của khán giả với quảng cáo của hãng được chiếu trong 10 ngày cho 25/3 là trái chiều.
“Chúng tôi đã nhận được những lời phàn nàn về quảng cáo, song cũng không ít người cảm thấy thích thú”, ông phát biểu, đồng thời cho biết, theo khảo sát, đây là quảng cáo ăn khách thứ 4 vào thời điểm phát sóng.
Theo Vietnamplus
"Nhiều cảnh nóng mới là... Chạm"
Đạo diễn Nguyễn Đức Minh khẳng định, "Chạm" có nhiều cảnh nóng vì nó cần thiết phải có chứ không phải là để câu khách.
Sinh ra ở Nha Trang, rời Việt Nam từ năm 9 tuổi, yêu nghệ thuật nhưng Nguyễn Đức Minh phải theo học ngành y để chiều lòng bố mẹ. Đêm đêm, những lúc chán nản, anh lại ngồi viết truyện ngắn để in báo như một cách để nuôi dưỡng tâm hồn yêu nghệ thuật của mình. Sau khi tốt nghiệp ngành y, anh quyết định học thạc sỹ điện ảnh và quyết tâm theo đuổi ước mơ bằng mọi giá. 40 tuổi, Nguyễn Đức Minh chính thức có một bộ phim đầu tay được chiếu rạp. Chưa bao giờ anh nghĩ phim của mình làm tại Mỹ lại có ngày được đem về nước chiếu, hơn nữa, nó lại được đón nhận một cách nồng nhiệt. Vui, hồi hộp, sung sướng và lo lắng là những cảm xúc đan xen của anh lúc này.
Không có cảnh nóng, không còn là "Chạm" nữa
"Chạm" cũng đã công chiếu được một thời gian, anh có đo được phản ứng của khán giả trước bộ phim đầu tay này của mình không?
Minh thấy có nhiều người cười, một số người khóc nhưng cũng không ít người bị sốc vì phim có nhiều cảnh nóng và ngôn ngữ trần trụi quá. Nhiều tác giả khi viết chỉ viết nên những lời thoại rất đẹp thôi, không có chửi thề nhưng Minh thì muốn nó phải gần gũi, đời thường như cuộc sống.
Lúc làm "Chạm", anh có nghĩ là phim sẽ được chiếu tại Việt Nam?
Minh không hề nghĩ đến điều này, mình chỉ biết làm ra nó thôi còn không nghĩ gì đến phát hành hay gỡ vốn gì cả. Sau, anh Nguyễn Võ Nghiêm Minh xem qua thấy hay rồi mới giới thiệu cho Minh đem phim về Việt Nam.
Đạo diễn Nguyễn Đức Minh cùng hai diễn viên chính của phim John Ruby và Porter Lynn Duong
Nếu biết trước phim sẽ về Việt Nam, anh sẽ tiết chế bớt cảnh nóng và gọt giũa ngôn ngữ cho đẹp hơn để phù hợp văn hoá người Việt hơn chứ?
Không, mình làm phim trước hết là cho mình thôi. Công việc của người làm phim là nghĩ ra câu chuyện, hoàn thành nó rồi mới đến chờ xem phản ứng của khán giả mà.
Ở Việt Nam, cứ nhắc đến cảnh nóng là người ta nghĩ ngay đến chuyện câu khách. Khi làm cảnh nóng, anh có nghĩ đến điều này?
Minh cũng có nghe nói, nhưng thật sự nếu "Chạm" không còn cảnh nóng thì sẽ không còn là "Chạm" nữa. Nếu mình làm như vậy thì khán giả sẽ không cảm được gì và cũng sẽ không thích phim này của mình đâu. Tại sao phim có nhiều cảnh nóng? Tại vì câu chuyện nó cần thiết phải có chứ không phải là để câu khách.
Trong tất cả các cảnh nóng thì cảnh nào khiến anh vã mồ hôi nhất?
Đó là cảnh cuối cùng của Tâm và anh chàng kỹ sư. Rõ ràng là họ nằm úp lên nhau, khỏa thân hoàn toàn nhưng làm sao để cảnh quay vẫn có cảm xúc mà không thô tục, đó là điều khiến Minh đau đầu nhất. Để quay được cảnh này cần phải có sự phối hợp của rất nhiều bộ phận, từ góc máy, ánh sáng, âm thanh và cả cảm xúc của nhân vật nữa.
Có thể thấy "Chạm" đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới báo chí và chuyên môn trong nước, vậy đến nay có hãng nào đề nghị hợp tác với anh chưa?
Cũng có vài người đến hỏi dự án kế tiếp của Minh là gì. Minh cũng hy vọng "Chạm" sẽ mở cảnh cửa điện ảnh ra với mình.
Đem nửa căn nhà đi làm phim
Làm một bộ phim độc lập ở Việt Nam rất vất vả, không biết ở Mỹ có đỡ khó khăn hơn không, thưa anh?
Ở Mỹ làm phim cạnh tranh ghê lắm nên nhà làm phim độc lập cũng rất khó khăn. Khó nhất là phần kinh phí vì cơ hội lấy lại vốn cho các bộ phim độc lập là rất thấp. Một nửa số vốn để làm "Chạm" là từ tiền để dành của Minh, một nửa là các nhà tài trợ, những người chấp nhận sẽ không thu hồi lại được gì. Đến bây giờ Minh và vợ vẫn ở nhà thuê vì tiền Minh góp vào làm phim đã bằng nửa ngôi nhà rồi, dĩ nhiên chỉ là ngôi nhà nhỏ thôi, chứ không phải villa đâu nha.
Đạo diễn Nguyễn Đức Minh được cánh phóng viên săn đón tại buổi họp báo ra mắt phim
Người ta nói an cư rồi mới lạc nghiệp, anh lại đem nửa ngôi nhà đi làm phim mà lại là một bộ phim không có hy vọng lấy lại vốn?
Trước giờ lúc nào Minh cũng tự nhủ, đừng mua cái gì, phải để tiền để làm phim. Vì nếu dành tiền mua nhà rồi thì mình ở trong ngồi nhà đó mình cũng đâu có vui đâu.
Liệu khó khăn về kinh phí có phải là lí do khiến anh không thể kiếm được diễn viên có tên tuổi cho tác phẩm của mình?
Đúng rồi. Diễn viên có tên tuổi mình không có đủ tiền để trả cho họ đâu. Bạn không biết chứ Minh còn phải tự nấu cháo cho cả đoàn để tiết kiệm chi phí nữa mà. Nhưng được cái họ rất dễ chịu và vui vẻ.
Anh bỏ qua cho tôi nếu tôi nói rằng tôi chưa từng nghe tên tuổi của anh trước đây. Liêu anh đã từng làm phim nào trước "Chạm" chưa?
Có, đó là phim ngắn có tên là "Sunshine" khá xúc động nói về một bà mẹ Việt Nam bị cướp. Phim dài 20 phút được Minh làm trước khi ra trường.
Suốt 10 năm sau khi ra trường đến bây giờ bộ phim đầu tay của anh mới được ra rạp, có lúc nào anh thấy hoang mang, hoài nghi về khả năng của mình không?
Có chứ. Ra trường một thoáng thì 10 năm đã qua đi. Có nhiều lúc Minh hoang mang lắm, không biết mình có theo đuổi nổi với nghề này không. Làm phim độc lập khó lắm, mình phụ thuộc vào rất nhiều thứ. Có những lúc tưởng như đã được làm tới nơi rồi thì kinh tế khủng hoảng, người ta không đầu tư nữa, dự án bị đình trễ, lần lữa mãi cho tới bây giờ.
Vợ anh, cô ấy không sốt ruột sao?
Cô ấy hiền lắm và rất tôn trọng công việc của Minh.
Bí quyết của anh để làm một bộ phim kinh phí thấp vẫn hấp dẫn?
Ăn thua là câu chuyện của mình phải lạ và luôn đi tới, đi tới tận cùng.
Anh chia sẻ, anh cảm thấy rất run và hồi hộp cả trước lẫn sau khi bộ phim ra mắt tại Việt Nam
Nhưng nếu có nhiều tiền, bộ phim của anh sẽ khác?
Đúng rồi, có nhiều tiền thì mình sẽ có nhiều cơ hội để làm những bộ phim tầm vóc hơn. Minh có một ý tưởng rất điên là làm series phim về 5 giác quan của con người, về sự lắng nghe, về cách nhìn, về sự nếm...
Vậy tại sao "Touch" lại là giác quan đầu tiên trở thành phim trong số đó?
Đơn giản vì câu chuyện nó đến trước thôi, nó là một giai đoạn của cuộc sống. Đôi khi mình cảm thấy cô đơn, dù có đông người bên cạnh mình vẫn thấy cô đơn. Không phải chỉ là vì cuộc sống quá gấp gáp mà mình ít động chạm nhau còn vì sợ hiểu lầm. Ngay cả trong gia đình Việt Nam, bố mẹ nhiều khi nghiêm khắc quá. Họ thương con, lo cho con nhưng như thế đối với trẻ con vẫn là không đủ. Trẻ con nào cũng thích được cha mẹ gần gũi, che chở. Các bà mẹ thường chạm vào con nhiều hơn, vì vậy, con thường thương mẹ hơn bố là vậy. Đôi bàn tay không phải chỉ để đụng chạm, đôi khi nó còn chữa lành cả những vết thương.
"Không lòe sao khán giả biết đến"
Nhiều người cho rằng phần tiệm nail hơi dài và những câu chuyện tếu của họ không liên quan gì đến chủ đề chính là "chạm" lắm?
Câu chuyện của Tâm đầy tình cảm nhưng thiếu hài hước. Tôi muốn đưa những tình huống hài hước vào để cân bằng hai thái cực cảm xúc, làm cho bộ phim bớt đi phần nặng nề.
Touch đã có cú chạm bất ngờ, táo bạo vào khán giả Việt và như một cách nhắc nhớ với các đạo diễn về cách làm một bộ phim hay với kinh phí có hạn
Thường những những cái kết lơ lửng thường để lại cho khán giả sự ám ảnh và sự day dứt nhiều hơn. Dường như phim của anh có một kết thúc khá có hậu?
Bredan đã có vợ, Tâm đâu thể đến với anh được. Hơn nữa, trong tình yêu, đôi khi mình nghĩ là mình yêu người này nhưng có chắc là mình yêu họ không, hay chỉ là một khoảnh khắc xao lòng. Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy, Bredan chỉ nhờ Tâm giúp đỡ vướng mắc của mình còn anh ấy đâu có giúp được gì cho vấn đề riêng của Tâm. Tâm cần một người yêu, hiểu và chia sẻ với cô ấy và cuối cùng cô ấy đã tìm được.
Đề cập đến vấn đề ngoại tình một cách khá lạ, có vẻ như anh cố ý giữ gìn nhân vật của mình để chẳng ai là người có lỗi?
Tôi không muốn đổ lỗi về phía ai mà chỉ nêu lên sự việc, một thực tế đang tồn tại ở mỗi cuộc hôn nhân, còn mỗi người sẽ có một cách nhìn nhận và giải quyết của riêng mình.
Có một vị đạo diễn thuộc dòng phim nghệ thuật đã nói rằng, nếu ai vừa làm được cái mình thích mà khán giả cũng thích nữa thì người đó là thiên tài. Với Touch, có vẻ như anh đã kết hợp được giữa nghệ thuật và giải trí, vậy nếu nói như vị đạo diễn kia thì anh đã là thiên tài?
Bộ phim đã đánh thức và khơi gợi những khát khao yêu thương một cách mãnh liệt mà dịu dàng, mạnh mẽ mà sâu lắng
Ồ, Minh không tài giỏi gì đâu. Minh chỉ muốn làm sao cho việc đầu tiên là phim của mình khán giả nào cũng xem được thôi. Sau đó, khán giả nào thích thì sẽ tìm hiểu thêm và có thể hiểu sâu hơn những ẩn ý, triết lý mà mình giấu đi ở bên trong. Làm phim cũng giống như nấu một bát phở vậy, người này thích thế này, người kia thích thế kia, nên trước tiên vẫn là làm cho chính mình trước đã.
Một câu hỏi cuối, anh đem phim đi dự thi các nơi tranh giải trước khi phát hành có phải là một cách lòe khán giả để dụ họ đến rạp?
Nói thật là làm phim độc lập như Minh, không nhà sản xuất, không chắc được phát hành nếu không đem đi thi, không kiếm giải lòe khán giả thì có cách nào để đến với khán giả đây? Nhưng Minh nghĩ đó cũng chỉ là một kênh để phim đến với khán giả còn một bộ phim hay tự nó sẽ chứng minh giá trị thực của mình.
Xin cảm ơn anh về buổi trò chuyện!
Theo VNN
Fan Nhật tự sát vì thần tượng rời ban nhạc Sau khi thành viên Atsuko Maeda của nhóm nhạc Nhật Bản - AKB48 - tuyên bố tách ra solo, một fan quá khích dùng dao tự đâm vào bụng. Anh thoát chết nhờ được đưa đi cấp cứu kịp thời. Theo Sina, hôm 25/3, tại buổi biểu diễn ở Tokyo, nữ ca sĩ trẻ Atsuko Maeda tiết lộ cô sẽ rời nhóm AKB48....