Nhóm nhạc khó có thể tồn tại ở Hàn Quốc
Theo giới chuyên gia, nhóm nhạc hỗn hợp ngày càng ít xuất hiện ở Kpop bởi cách thức quản lý phức tạp và khó có lượng fan đông đảo.
Quay trở lại những năm 1990, không khó để nhận thấy sự tồn tại và thành công của các nhóm nhạc hỗn hợp trong thị trường âm nhạc Hàn Quốc. Từ hỗn hợp được dùng để chỉ những nhóm nhạc gồm cả thành viên nam và nữ.
Những nhóm nhạc như vậy khi ra mắt dễ gây chú ý bởi ở thị trường âm nhạc thường chỉ có nhóm nam hoặc nữ. Nhưng thực tế, không có nhiều nhóm nhạc hỗn hợp đạt được thành công.
Nhóm nhạc hỗn hợp sớm nở tối tàn
Theo The Korea Times , các nhóm nhạc gồm cả thành viên nam và nữ có lợi thế riêng về đội hình, phong cách âm nhạc. Tuy nhiên, sau sự gia tăng mạnh mẽ vào cuối những năm 2000, số lượng nhóm nhạc kiểu này đã giảm mạnh. Ngày nay, các nhóm hỗn hợp ít gặp trong vũ trụ Kpop.
KARD – bao gồm 2 thành viên nam BM, J.Seph và 2 cô gái Somin, Jiwoo – là một trong số ít những nhóm nhạc hỗn hợp đang hoạt động. Ngoài ra, có thể kể đến một số nhóm tân binh như CHECKMATE và Triple Seven (777). Nhưng tất cả đều chưa tạo được tiếng vang.
KARD là nhóm hỗn hợp hiếm hoi đang hoạt động.
Các nhà phê bình chỉ ra yếu tố quyết định sự tồn vong của nhóm nhạc này là việc hình thành lượng fan trung thành và vững chắc.
Nhà phê bình nhạc pop Seo Jeong Min nói với The Korea Times : “Thật khó để một nhóm nhạc đa giới tính thu hút nhiều fan nữ hơn một nhóm nhạc nam hoặc thu hút nhiều fan nam hơn một nhóm nữ. Hầu hết công ty giải trí cũng nhận thấy yêu cầu để quản lý một nhóm nhạc hỗn hợp cao hơn nhóm nam hoặc nữ thông thường.
Các thành viên của một nhóm nhạc Kpop thường sống cùng nhau trong ký túc xá để thúc đẩy tinh thần đồng đội. Nhưng đó không phải lựa chọn lý tưởng cho một nhóm nam nữ”.
Nhà phê bình Jung Min Jae đồng ý và nói thêm những yếu tố kể trên khiến các nhóm nhạc nam nữ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Jung Min Jae cũng đề cập đến một vấn đề hóc búa khác mà công ty quản lý nhóm hỗn hợp phải đối mặt, đó là chiến lược quảng bá.
Video đang HOT
“Các công ty nên quyết định đối tượng khán giả hướng đến, họ là nam hay nữ? Nhưng câu trả lời có thể không dễ tìm. Nhóm nhạc hỗn hợp không có đối tượng khán giả cụ thể”, Jung Min Jae phân tích.
Nhóm hỗn hợp có thể hồi sinh?
Mùa hè năm 2020, nhóm nhạc hỗn hợp SSAK3, được thành lập trên chương trình thực tế của đài MBC, Hangout with Yoo. Nhóm gồm 3 thành viên là MC Yoo Jae Suk, ca sĩ Lee Hyo Ri và Rain. Họ đã đứng đầu nhiều bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến với bản hit mang màu sắc retro Summer Sea Again . Câu chuyện thành công của SSAK3 khiến nhiều người nghĩ những nhóm hỗn hợp có thể một lần vực dậy.
Tuy nhiên, nhà phê bình Jung Min Jae nói SSAK3 chỉ là một “trường hợp ngoại lệ”.
Ông nhận xét: “Thành công của SSAK3 không thể hiện sự hồi sinh của các nhóm hỗn hợp. Đó là một nhóm nhạc dự án được thành lập thông qua chương trình tạp kỹ nổi tiếng. Chương trình giới thiệu toàn bộ quá trình ra mắt của SSAK3 và quảng bá rộng rãi bài hát nhóm thể hiện. Sức mạnh của một chương trình truyền hình khiến SSAK3 gần như không thể không thành công”.
Theo Jung Min Jae, SSAK3 thành công bởi độ nổi tiếng sẵn có của 3 thành viên và chương trình Hangout with Yoo. Trong trường hợp của SSAK3, chất lượng âm nhạc không quyết định việc nhóm có thành công trên các bảng xếp hạng âm nhạc hay không.
SSAK3 nổi tiếng từ trước khi phát hành bài hát nhờ sự góp mặt của Rain, Yoo Jae Suk và Lee Hyo Ri.
Ông Jung cũng đề cập đến Koyote – một nhóm nhạc gồm Kim Jong Min, Shin Ji và Bbaek Ga ra mắt vào năm 1998 – để giải thích thêm về quan điểm của mình.
“Koyote đã phát hành một đĩa đơn mới mang tên Oh my summer vào mùa hè năm ngoái. Nhưng nó gần như không nhận được sự chú ý”, ông nói. Cả Jung Min Jae và Seo Jeong Min đều tin các nhóm nhạc thuần nam hoặc nữ sẽ được duy trì trong thế giới Kpop thời gian dài.
Seo Jeong Min nhấn mạnh: “Các công ty giải trí Hàn Quốc vẫn chưa tìm ra động lực để sản xuất các nhóm đa giới tính. Cho đến hiện tại, không nhóm nhạc nam nữ nào đáng chú ý, ngoại trừ KARD. Tồi tệ hơn, đại dịch Covid-19 kéo dài đang giáng một đòn chí mạng vào nhiều công ty, ngăn cản họ thử thách với ý tưởng mới”.
Jung Min Jae tiếp lời: “Các hoạt động ở Kpop khác biệt ban nhạc indie hoặc hip-hop ở chỗ họ chú trọng nhiều hơn vào lượng người hâm mộ. Những nhóm nhạc nam nữ có thể tung ra bài hát dễ nghe với công chúng, nhưng nếu họ muốn trở thành nhóm nhạc thần tượng hàng đầu Kpop, có thể gặp phải nhiều trở ngại”.
Nhóm nhạc có một không hai gây nguy hại cho Kpop
MSG Wannabe cùng nhiều nhóm nhạc dự án càn quét bảng xếp hạng. Tuy nhiên, chuyên gia âm nhạc cho rằng sự xuất hiện của họ là không công bằng với ca sĩ trẻ.
MSG Wannabe - một nhóm nhạc gồm các nghệ sĩ nam nổi tiếng - xuất hiện trong chương trình truyền hình Hangout With Yoo, đang vươn lên thống trị các bảng xếp hạng âm nhạc của Hàn Quốc.
The Korea Times nhận định MSG Wannabe khác xa một nhóm nhạc Kpop điển hình. Nhóm bao gồm nghệ sĩ hài, ca sĩ và diễn viên, trong đó có 2 người ở độ tuổi 50 và 3 người ở độ tuổi 30. Đặc biêt, tên của MSG Wannabe được đặt dựa trên bột ngọt (MSG) - một thành phần phụ trong đồ ăn vặt.
Nhóm nhạc "độc nhất vô nhị"
Theo The Korea Times , nhóm nhạc dự án được thành lập thông qua loạt các buổi casting do nhân vật hư cấu Yooyaho (MC quốc dân Yoo Jae Suk thủ vai) đang là điểm nhấn mới trên các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước.
Nhóm gồm diễn viên hài Ji Suk Jin (nghệ danh Byuloo-G), ca sĩ KCM (Kang Chang Mo), Wonstein, Parc Jae Jung, Kim Jung Min (Kim Jung Soo), Simon D (Jung Ki Suk) và các diễn viên Lee Dong Hwi, Lee Sang Yi.
Qua chương trình, các nghệ sĩ tái hiện hình ảnh của SG Wannabe, một trong những nhóm nhạc ballad nổi tiếng nhất từ đầu những năm 2000. Thành công của chương trình dẫn đến sự hồi sinh của hàng loạt bài hit từ đầu những năm 2000, bao gồm các ca khúc của SG Wannabe như Timeless và Lalala hay Journey to Atlantis của nhóm nhạc nữ Kpop, Laboum. Những bài hát kể trên quay lại bảng xếp hạng và vươn lên những vị trí đầu tiên sau nhiều năm phát hành.
SSAK 3 gồm 3 thành viên Yoo Jae Suk, Lee Hyo Ri, Rain.
Ngoài việc làm mới những ca khúc cũ, MSG Wannabe cũng phát hành sản phẩm mới mang tên Foolish Love . Trên Melon - nền tảng nhạc số chiếm thị phần lớn nhất Hàn Quốc - bài hát Foolish Love của MSG Wannabe đứng đầu bảng xếp hạng hàng ngày và hàng tuần, thậm chí đánh bại những bài hát ăn khách đến từ các nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng như Next Level của aespa hay bản hit đứng đầu Billboard của BTS là Butter . MSG Wannabe ra mắt chính thức vào ngày 3/7 trên show Music Core của đài MBC.
The Korea Times thống kê Foolish Love có 40% từ phát trực tuyến và 60% từ lượt tải xuống trong 24 giờ qua. Đây là con số đáng ngưỡng mộ và khó có được ngay cả với các nhóm nhạc có lượng fan hùng hậu, vì lượt phát trực tiếp chỉ được tính một lần cho mỗi người dùng.
Only You , một ca khúc khác của nhóm, cũng đứng trong top 10 ở tất cả bảng xếp hạng. Hai ca khúc đều được phát hành vào đầu tháng 7. Ngoài 2 ca khúc kể trên, những bản nhạc được làm mới do MSG Wannabe thể hiện cũng gây chú ý.
Đây không phải lần đầu tiên các nhóm nhạc dự án thành lập trên Hangout With Yoo càn quét các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước. Năm 2020, SSAK 3 - được thành lập bởi Yoo Jae Suk, Lee Hyo Ri, Rain - đứng đầu bảng xếp hạng âm nhạc với bản làm lại của ca khúc nhạc dance nổi tiếng năm 1994 là Beach Again và Play That Summer . Cùng năm đó, nhóm nhạc Refund Expedition gồm 4 nữ nghệ sĩ Uhm Jung Hwa, Lee Hyori, rapper Jessi và Hwasa của nhóm nhạc nữ MAMAMOO - gây chú ý.
Tước đi cơ hội của ca sĩ trẻ?
Theo The Korea Times , một số nhà phê bình cho rằng việc các nghệ sĩ nổi tiếng thành lập nhóm nhạc dự án thông qua chương trình truyền hình sau đó thống trị bảng xếp hạng như MSG Wannabe hay trước đó là SSAK3, Refund Expedition gây nguy hiểm và dẫn đến sự thiếu công bằng cho ngành công nghiệp âm nhạc.
Trước đó, khi SSAK3 phủ sóng thị trường âm nhạc Hàn Quốc, Ha Jae Keun, một nhà bình luận văn hóa ở Seoul, cho biết với tờ Yonhaps News , SSAK3 có thể được ưu ái hơn các ngôi sao đương đại bởi sự tồn tại của họ gợi lại ký ức về những ngày xưa tươi đẹp của khán giả ở bất cứ độ tuổi nào.
Nhóm nhạc MSG Wannabe.
"Khán giả đại chúng có xu hướng thưởng thức những ca khúc vừa sôi động vừa có chút tình cảm, hoài niệm. SSAK3 thể hiện cả 2 cảm xúc đó trong bài hát của họ, đồng thời ca từ nhóm truyền tải dễ hiểu", Ha Jae Keun nói.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bày tỏ sự dè dặt về việc liệu nhóm có thực sự xứng đáng với tất cả lời khen ngợi mà họ nhận được hay không. Theo nhà phê bình nhạc pop Chung Min Jae, những nhóm nhạc dự án như MSG Wannabe, SSAK3, Refund Expedition đã nhận được sự hẫu thuận quá lớn từ mạng lưới truyền hình. Đổi lại với ca sĩ mới, họ có thể mất rất nhiều thời gian và công sức mới có được điều đó.
Nhà phê bình nhạc pop Chung Min Jae nói: "Tôi nghĩ sự nổi tiếng của ban nhạc bắt nguồn hoàn toàn từ sức mạnh của truyền hình chứ không phải âm nhạc".
Chung Min Jae nhận thấy sự bùng nổ đằng sau những nhóm kể trên là một phần của xu hướng âm nhạc mới. Theo đó, họ tìm kiếm chỗ đứng trong lòng khán giả đại chúng thông qua các phương tiện truyền thông như phim ảnh, quảng cáo, chương trình truyền hình chứ không phải âm nhạc.
Những người khác lại đặt câu hỏi liệu có thích hợp để MBC đưa các nhóm nhạc dự án vào chương trình âm nhạc hàng tuần Music Core hay không. Đây vốn là nơi mà các công ty giải trí nhỏ và ca sĩ mới ra mắt mong mỏi và vất vả trong nhiều năm mới có cơ hội biểu diễn.
"Là người hâm mộ của chương trình truyền hình, thích nghe nhạc, tôi vui mừng khi thấy họ thành công. Nhưng trong thời đại ngày nay, khi tiêu chuẩn công bằng luôn được đề cao ở các tổ chức công, người ta đặt câu hỏi liệu đài truyền hình có đang tước đi cơ hội và hy vọng của các ngôi sao trẻ hay không", một quan chức ngành giải trí xin được giấu tên nói với Yonhap News .
Đáp lại những tranh cãi, MBC tuyên bố tất cả số tiền thu được từ việc bán album và quảng bá của các nhóm dự án được quyên góp cho tổ chức từ thiện.
BTS là nhóm nhạc nam 'hot' nhất K-pop tháng 8 Viện danh tiếng Hàn Quốc đã công bố BXH thương hiệu của các nhóm nhạc nam đang hoạt động tích cực cho tháng 8/2021. BXH này được xác định thông qua phân tích 53,68 triệu dữ liệu từ nhiều nhóm nhạc nam, thu thập từ ngày 14/7 tới ngày 14/8 với nhiều tiêu chí như tần suất tham gia các hoạt động, độ...