Nhóm nhà khoa học Nhật Bản dùng da sống để chế tạo robot biết cười
Các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng tế bào của con người để phát triển một loại da tương đương da sống, có thể được ghép vào bề mặt của robot và khiến nó nở nụ cười.
Robot nở nụ cười của các nhà khoa học Đại học Tokyo. Ảnh: UTOKYONEWS
Nhóm nhà nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản) đã công bố nghiên cứu vào ngày 25/6 trên tạp chí Cell Reports Physical Science cùng với một đoạn video cho thấy con robot có lớp da màu hồng kéo căng thành một nụ cười kỳ lạ.
Để tạo ra nụ cười tự nhiên, các nhà khoa học đã gelatin hóa mô tựa như da và cố định nó vào trong các lỗ của robot, một phương pháp lấy cảm hứng từ dây chằng da của con người.
Video đang HOT
Các chuyên gia về robot sinh học hy vọng một ngày nào đó công nghệ này sẽ đóng vai trò trong việc phát minh ra người máy có ngoại hình và năng lực giống con người.
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Shoji Takeuchi dẫn đầu nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng điều này sẽ giúp làm sáng tỏ hơn về sự hình thành nếp nhăn và sinh lý học của biểu cảm khuôn mặt”, đồng thời hỗ trợ phát triển vật liệu cấy ghép và mỹ phẩm.
Vật liệu mới có tiềm năng giúp các robot hình người có lớp da trông như thật. Hiện nay, da của các robot này thường được làm bằng cao su silicone, vật liệu không thể đổ mồ hôi hoặc tự lành.
Mục tiêu của các nhà khoa học là trang bị cho robot khả năng tự phục hồi vốn có của da sinh học, nhưng họ vẫn chưa đạt được mục tiêu đó.
Nga chú trọng khuyến khích thế hệ trẻ phát triển khoa học
Ngày 25/3, Lễ khai mạc Diễn đàn khoa học trẻ quốc tế "Bước tới tương lai" đã diễn ra tại Đại học tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Moskva mang tên NE Bauman (MGPU) ở thủ đô Moskva.
Công trình "Phát triển robot vệ sinh môi trường đô thị dựa trên máy in 3D và CNC" của Georgy Gerasimenko, lớp 8, thành phố Omsk.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, diễn đàn năm nay quy tụ hơn 1.500 nhà nghiên cứu và nhà phát triển, nhà khoa học, giáo viên và chuyên gia trẻ đến từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng như hơn 58 chủ thể của LB Nga. Thành phần học sinh, sinh viên (năm thứ 1 và thứ 2) tham gia diễn đàn được hình thành dựa trên kết quả của một cuộc thi mở và 159 cuộc thi khu vực mà chương trình "Bước tới tương lai" tổ chức trên toàn nước Nga. Những bộ óc trẻ xuất sắc sẽ đưa ra câu trả lời cho những thách thức toàn cầu của thời đại trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học chính xác, tự nhiên và xã hội.
Công trình "Phòng thí nghiệm kiểm tra nước "Sống (kiềm) và Chết (a-xít)"" của Alla Afanasyeva, lớp 2, Trường Kỹ thuật và Công nghệ số 777, thành phố St. Petersburg.
Diễn đàn này là sự kiện lớn nhất trong Thập kỷ Khoa học và Công nghệ của nước Nga và được Quỹ học bổng của Tổng thống LB Nga, Bộ Giáo dục và Khoa học, Bộ Quốc phòng, Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, Viện Hàn lâm Giáo dục, và Cơ quan phát triển trình độ chuyên môn quốc gia hỗ trợ. Đơn vị tổ chức chính của diễn đàn là Đại học tổng hợp Kỹ thuật Quốc gia Moskva mang tên Bauman (MGPU) và Hiệp hội Bách khoa Thanh niên Nga cùng với 14 viện nghiên cứu nổi tiếng và 13 trường đại học hàng đầu của Nga.
Chương trình diễn đàn, diễn ra từ 25-29/3, bao gồm triển lãm khoa học và công nghệ, 51 phiên chuyên đề và 4 sân chơi về khoa học và giáo dục, liên hoan các nhà thiết kế và thiết kế mô hình trẻ toàn quốc, một cuộc thi trí tuệ, giới thiệu về các phòng thí nghiệm khoa học và trung tâm kỹ thuật, cũng như cuộc thi chính giữa các đội giành Cúp Khoa học và Công nghệ Nga. Diễn đàn cũng tổ chức Hội nghị quốc tế về phát triển giáo dục nghiên cứu với chủ đề "Các vấn đề khoa học và phương pháp luận về thu hút thanh niên tài năng vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển" - ICRED'2024.
Trao giải cho các thành viên nhỏ tuổi tham gia diễn đàn.
Khách thăm quan triển lãm khoa học và công nghệ của diễn đàn có thể tìm hiểu 60 dự án khoa hoc đa dạng của các học sinh Nga trong nhiều lĩnh vực, từ thiết kế mô-đun camera quang học cho vệ tinh nano CubeSat, cho đến phát triển nguyên mẫu robot tái chế rác thải, từ phát triển robot vệ sinh môi trường đô thị dựa trên máy in 3D, máy phay và máy tiện CNC, cho tới lập phòng thí nghiệm kiểm tra nước "Sống (kiềm) và Chết (a-xít)", hay chế tạo vật liệu có thể phân hủy sinh học là vật liệu đóng gói thay thế cho nhựa nhằm bảo vệ môi trường.
Ông Alexander Karpov, Chủ tịch Hội đồng trung ương chương trình "Bước tới Tương lai" cho rằng mục đích của diễn đàn không chỉ là giáo dục tư duy, và thiên hướng phát triển kỹ thuật cho thế hệ trẻ, mà còn trao đổi các hình thức phát triển giáo dục nghiên cứu cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường.
Nhật Bản lo ngại động đất cực đại, Nga và Hàn Quốc đồng loạt phát cảnh báo Chuyên gia cảnh báo các trận động đất với cường độ cực đại có thể xảy ra trong một tuần tới tại Nhật Bản, trong khi cả Nga và Hàn Quốc đều đồng loạt phát cảnh báo tại một số khu vực với lo ngại sóng thần có thể xảy ra. Người dân ghi lại cảnh tượng động đất tại một số khu...