Nhóm người ngồi xuồng qua sông thì bị đàn cá nhảy lên bao vây: Nguyên nhân không ngờ!
Lý do gì khiến loài cá này nhảy lên khỏi mặt nước?
Một nhóm người đang ngồi trên một chiếc xuồng máy băng qua một đoạn sông nhỏ hẹp thì điều bất ngờ đã xảy ra. Rất nhiều cá bên dưới đã đồng loạt nhảy lên như thể đang bao vây họ. Một số còn lao thẳng vào những người trên xuồng.
Vậy những con cá xuất hiện trong video trên là loài cá gì?
Mặc dù video trên được ghi lại tại Mỹ nhưng loài cá xuất hiện trong đoạn phim lại không phải là sinh vật bản địa nơi đây mà bị xem là loài xâm lấn tệ hại. Đó là cá chép châu Á (tên khoa học là Cyprinus carpio).
Đây là loài cá có thể đạt kích thước chiều dài tối đa khoảng 1,2 mét, nặng tối đa 37,3 kg. Chúng ưa thích sống thành bầy trong các môi trường nước chảy chậm và ưa sục sạo dưới tầng bùn. Điều này làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái dưới nước, khiến chúng bị xem là loài có hại.
Tại sao cá chép nhảy lên khỏi mặt nước?
Vậy tại sao cá chép lại nhảy lên khỏi mặt nước?
Có rất nhiều lý do khiến loài cá này nhảy lên mặt nước, trong đó có nguyên nhân khách quan như bị kích điện, thiếu oxy và nguyên nhân chủ quan là do hình thái giải phẫu của loài cá này. Cụ thể hơn, mỗi loài cá đều có một nội quan như bong bóng bên trong.
Bong bóng này đóng vai trò là túi khí giúp cá có thể điều chỉnh được tỉ trọng và khả năng nổi của mình nhằm thích nghi với các tầng nước khác nhau. Khi cá chép di chuyển từ dưới đáy lên mặt nước thì áp suất trong túi khí sẽ tăng mạnh.
Chúng sẽ làm giảm áp suất này bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước để không khí bên trong bị đẩy ra. Về mặt giải phẫu thì túi khí này liên quan mật thiết đến thực quản của cá chép nên chúng sẽ đẩy khí qua thực quản.
Điều này sẽ giúp cá chép lấy lại cân bằng áp suất và có thể nhanh chóng bơi xuống tầng đáy khi rơi xuống mặt nước. Lý do chúng ta ít khi thấy hiện tượng cá chép nhảy lên khỏi mặt nước là do độ sâu ở đó chưa đủ để tạo ra áp suất mạnh lên túi khí khiến cá chép phải nhảy lên.
Thả lưới bắt cá để đánh cược với nhau, người đàn ông bất ngờ phát hiện 'phần thưởng'
Điều khó tin đã xảy ra sau đó.
Hai người đàn ông đã cùng nhau đánh cược xem ai bắt được thứ ấn tượng nhất dưới một con mương thì người đó sẽ nhận được phần thưởng giá trị. Quả thực bên dưới con mương có rất nhiều cá nên họ đã dễ dàng bắt được rất nhiều cá khủng.
Trong lúc người đàn ông mặc áo màu xanh lá cây đang có lợi thế khi kéo lên toàn những con cá khủng - đa số là các loại cá chép (tên khoa học là Cyprinus carpio) và cá rô phi xanh (tên khoa học: Oreochromis aureus)... thì điều bất ngờ nhất lại nằm ở sinh vật cực kỳ bé nhỏ.
Người đàn ông đang gặp bất lợi bỗng bắt được một con trai hoang dã. Khi mở nắp của con trai này ra để kiểm tra thì thật khó tin khi nó lại có một viên ngọc bên trong. Nhờ phát hiện này mà người đàn ông đang bị bất lợi bỗng lật kèo và giành chiến thắng.
Ngọc trai được hình thành bên trong thân thể loài nhuyễn thể. Khi một hạt cát rơi vào bên trong thì phản ứng bảo vệ cơ thể sẽ khiến chúng tiết ra chất bao bọc dị vật bằng những lớp calci cacbonat (CaCO3) và một hợp chất hữu cơ giống chất sừng gọi là conchiolin.
Buộc những chai nhựa rỗng ra bờ biển, nhóm người thu hoạch đầy ắp khi quay về Họ đã làm gì với những dụng cụ đơn giản của mình? Một nhóm người đã chế tạo một chiếc bẫy cực kỳ độc đáo từ cây tre. Sau đó, họ mang chiếc bẫy này ra biển cùng với những chai nhựa rỗng. Họ định làm gì với những dụng cụ đơn giản này? Thì ra cả nhóm đã làm một chiếc bẫy...