Nhóm “người lạ” hăm dọa tài xế trả tiền lẻ gây khó cho BOT Cai Lậy?
Thấy tài xế mang tiền lẻ qua trạm thu phí BOT Cai Lậy, lập tức một nhóm thanh niên lạ mặt xuất hiện đe dọa và uy hiếp. Sự việc nóng này đang gây chú ý cộng đồng.
“Người lạ” de dọa tài xế
Lúc 10 giờ 15 phút ngày 2.12, một tài xế xe container qua trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang) đã dừng khá lâu. Người này lấy lý do vé in giá 180.000 đồng nhưng bị tẩy xóa còn 140.000 đồng và nghi ngờ việc BOT trốn thuế.
Tài xế một mực nói phải có công văn chứng minh việc điều chỉnh giá vé do Chi cục Thuế cấp.
Trong lúc tài xế đang đối thoại với nhân viên thu phí thì xuất hiện 4 thanh niên lạ mặt.
Tại đây, một thanh niên mặc áo trắng trèo lên cửa xe tài xế hăm doạ và yêu cầu rời khỏi cabin.
Theo ghi nhận của phóng viên, nhóm thanh niên này xuất hiện xung quanh trạm thu phí từ lúc 6 giờ sáng ngày 2.12. Hễ thấy tài xế có dấu hiệu phản ứng, họ lập tức chạy ra hăm dọa.
Sau khi trả tiền lẻ, tài xế đòi nhân viên trạm thu phí thối lại 100 đồng. Sau 15 phút, yêu cầu của tài xế được đáp ứng. “Tôi yêu cầu họ thối tiền tại chỗ nhưng họ nói tôi phải lái xe ra khu vực khác. Tôi không đồng ý vì thấy không an toàn”, anh tài xế này phân trần. Lãnh đạo BOT Cai Lậy cũng cho biết đã chuẩn bị 100 đồng để thối cho tài xế đưa tiền lẻ.
Trạm thu phí Cai Lậy hoạt động ngày 1.8. Tuy nhiên, sau đó nhiều tài xế đã sử dụng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm đặt sai vị trí. Vụ việc khiến trạm này bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhiều ngày. Ngày 15.8, chủ đầu tư cho xả trạm.
9h ngày 30.11, trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang) thu phí trở lại. Giá vé mỗi lượt của các loại xe đồng loạt giảm 30%, thấp nhất là 25.000, cao nhất 140.000 đồng.
Tuy nhiên, chưa tròn một ngày đêm qua, trạm BOT Cai Lậy đã phải 3 lần xả cửa trước “chiến thuật” đưa tiền lẻ 25.100 đồng, đòi thối 100 đồng của tài xế.
Tại phiên họp Chính phủ diễn ra hôm 1.12, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho rằng, vừa qua tại trạm BOT Cai Lậy “có một số tài xế quá khích, đánh ôtô tới giữa trạm, tắt máy và bỏ xe lại..”.
Ông Nhật cũng cho biết, trong thời gian tạm đóng trạm hồi tháng 8, Bộ đã rà soát lại tất cả các quy định liên quan cho thấy đầu tư dự án này không sai.
Theo Danviet
Nóng trong ngày: Tài xế vụ BOT Cai Lậy bị công an mời lên để làm gì?
Lãnh đạo Công an huyện Cai Lậy (Tiền Giang) xác nhận, công an xã và công an phường trên địa bàn huyện đã mời tài xế lên để trao đổi tâm tư, nguyện vọng xung quanh trạm BOT Cai Lậy. Câu chuyện đang gây chú ý cộng đồng.
Bên cạnh đó, top chủ đề nóng trong ngày được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Ông Đoàn Ngọc Hải đề xuất điều chuyển cán bộ để vỉa hè bị chiếm; Xả trạm BOT quốc lộ 5 Hưng Yên vì tài xế trả tiền lẻ; Xế hộp vô tư "qua đêm" trên đường phố Đà Nẵng...
Video đang HOT
Công an mời tài xế lên làm việc vụ đưa tiền lẻ ở BOT Cai Lậy: Mời lên trao đổi việc gì?
BOT Cai Lậy lúc còn thu phí bị tài xế phản ứng. Ảnh NLĐ.
Liên quan đến việc "xử" tài xế đưa tiền lẻ qua trạm thu phí Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang khẳng định: Không nhận văn bản nào của BOT Cai Lậy đề nghị công an tỉnh xử lý tài xế đưa tiền lẻ mua phí để phản đối trạm thu phí đặt sai chỗ và giá phí cao.
"Nếu có nhận văn bản đó, chúng tôi cũng không đồng ý quan điểm xử lý tài xế đưa tiền lẻ, bởi quy định pháp luật không cấm" - đại tá Hùng nói.
2 ngày qua, nhiều tài xế phản ánh qua đường dây nóng Báo Người Lao Động là đã bị công an xã và công an phường mời lên trụ sở công an để "trao đổi sự việc có liên quan".
Theo đó, có ít nhất là 2 nhà xe ở xã Bình Phú, huyện Cai Lậy và phường 2, thị xã Cai Lậy được công an mời lên làm việc.
Tài xế bỏ tiền lẻ vào chai nhựa để mua vé qua trạm BOT Cai Lậy. Ảnh VNN.
Trước đó, trao đổi với VietNamNet, Đại tá Nguyễn Việt Hùng, Phó giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang cho hay, đối với những hành vi vi phạm pháp luật như gây cản trở giao thông, gây rối trật tự công cộng, Công an tỉnh đã giao cho Công an huyện Cai Lậy, PC 67 điều tra, thu nhập chứng cứ, nếu phát hiện có hiện tượng vi phạm sẽ xử lý theo pháp luật.
Đại tá Nguyễn Việt Hùng cho biết thêm, trước khi trạm BOT Cai Lậy đi vào hoạt động thu phí, Công an tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở GTVT xây dựng kế hoạch liên ngành nhằm đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông trên tuyến và trạm thu phí.
"Công an tỉnh chỉ đạo Trưởng công an huyện Cai Lậy xây dựng kế hoạch để đảm bảo an ninh trật tự xã hội tại trạm thu BOT, kịp thời giải quyết, xử lý tình hình an ninh trật tự nếu xảy ra sự cố", ông Hùng nói.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy vẫn đang xả trạm và chưa thông báo ngày thu phí trở lại.
Được biết, trạm thu phí Cai Lậy hoạt động từ ngày 1.8, với mức giá thấp nhất là 35.000 đồng và cao nhất là 180.000 đồng/lượt/phương tiện. Quá trình đưa vào thu phí, trạm thu phí bị tài xế phản ứng từ bằng việc đưa tiền lẻ mệnh giá thấp để mua vé qua trạm dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông.
Sau nhiều lần xả, đóng trạm thu phí, từ chiều tối 14.8 đến nay trạm thu phí đã xả trạm và chưa thu phí trở lại. Bộ GTVT đã thống nhất giảm giá vé đối với các phương tiện qua đây.
Ông Đoàn Ngọc Hải đề xuất điều chuyển cán bộ để vỉa hè bị chiếm
Ông Hải cùng đoàn liên ngành ra quân xử lý lấn chiếm vỉa hè tối 4.9. Ảnh: VNE
Sau hơn 10 ngày tạm ngưng, tối 4.9 đoàn kiểm tra xử lý trật tự vỉa hè do ông Đoàn Ngọc Hải, phó chủ tịch UBND Q1 dẫn đầu đã trở lại kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm.
Tại đường Trần Quang Khải, quán cà phê Highland để xe máy của khách chiếm trọn vỉa hè khiến người đi bộ không có lối đi đã bị ông Hải yêu cầu xử phạt.
Không những thế, ông Hải còn chất vấn bà Nguyễn Ngọc Liên Thảo - tổ trưởng quản lý đô thị phường Tân Định - việc quán này từng bị xử phạt trước đó nhưng đến nay vẫn tái phạm dù đã giao về cho phường theo dõi, quản lý.
Ông Hải đề xuất điều chuyển công tác bà Thảo về làm nhân viên chứ không làm tổ trưởng nữa. Bà Thảo chia sẻ rằng do địa bàn rộng, nhân sự thiếu nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Trong tối 4.9, đoàn kiểm tra cũng xử phạt rất nhiều ôtô, quán nhậu lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ.
Xả trạm BOT quốc lộ 5 Hưng Yên vì tài xế trả tiền lẻ
Trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5 đã được xả trạm nhưng vẫn ùn tắc khá lâu
Chiều tối 4.9, trạm thu phí số 1 trên quốc lộ 5 đoạn qua địa phận huyện Văn Lâm (Hưng Yên) đã phải xả trạm, ngừng thu phí, để giảm ùn tắc sau khi nhiều lái xe mua vé bằng tiền lẻ.
Việc xả trạm là giải pháp tháo gỡ trước tình thế nhiều lái xe qua trạm mua vé bằng tiền lẻ mệnh giá 500 và 1.000 đồng. Việc tài xế trả tiền lẻ khiến cả hai chiều lưu thông Hưng Yên - Hải Phòng trên quốc lộ 5 đều ùn tắc nghiêm trọng, kéo dài tới gần 10km.
Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Nguyễn Văn Huyện cho biết, việc lái xe tập trung là để phản đối đòi giảm phí.
Một số tài xế đưa tiền lẻ đã được yêu cầu đánh xe vào làn đường bên trong để thu tiền và cho xe qua trạm. Tuy nhiên có một số lái xe tải, xe bồn gây kích động.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động cảnh sát cơ động đến để đảm bảo an ninh trật tự.
Những hình ảnh lái xe gây rối và có hành động quá khích gây mất an ninh trật tự bị lực lượng công an xử lý kịp thời.
Liên quan đến dự án này, ông Huyện nói rõ, đây là dự án thu hỗ trợ QL5 mới chứ không phải dự án BOT.
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) vay tiền của ngân hàng làm đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và được Nhà nước cho phép thu phí QL5 để hỗ trợ dự án.
Được biết, hiện nay mỗi ngày có khoảng 15.000-16.000 lượt phương tiện qua trạm QL5, phần đông là xe tải. Mức phí qua QL5 hiện thấp nhất là 40.000 đồng/lượt, cao nhất là 180.000 đồng/lượt.
Từ năm 2003, các phương tiện đi trên QL 5 phải nộp phí với mức 10.000 đồng/lượt/trạm/xe tiêu chuẩn. Năm 2009, Chính phủ ra quyết định bàn giao 2 trạm thu phí trên QL5 cho VIDIFI thu phí để hỗ trợ làm thí điểm dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Xế hộp vô tư "qua đêm" trên đường phố Đà Nẵng
Một bãi đỗ xe tự phát gần sông Hàn không cần người trông coi. Ảnh VNN.
Nhiều gia đình ở TP.Đà Nẵng thoải mái để xế hộp qua đêm ngoài đường, không cần che đậy, trông coi mà sáng ra xe không bị bốc hơi phụ tùng nào.
Xe ô tô đỗ trên trục đường 2 Tháng 9. Ảnh VNN.
Tại nhiều con phố nửa đêm về sáng, hình ảnh những xế hộp chơ vơ ngoài đường rất phổ biến. Còn chủ nhân yên tâm say giấc.
Xế hộp nối đuôi nhau qua đêm dọc trên các con đường, kiệt hẻm ở Đà Nẵng là hình ảnh quen thuộc.
3 ngày nghỉ lễ: 58 người chết, 58 người bị thương
Xe khách bốc cháy ở Phú Yên tối 3.9. Ảnh Zing
Đó là thống kê tình hình tai nạn giao thông trong 3 ngày nghỉ lễ Quốc khánh từ 2 đến 4-9 vừa được văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia công bố.
Trong 3 ngày nghỉ lễ, cả nước xảy ra 75 vụ tai nạn giao thông, làm chết 58 người, bị thương 58 người.
Trong đó, tai nạn đường bộ là 74 vụ, làm chết 58 người, bị thương 56 người. Đường sắt xảy ra 1 vụ tai nạn, làm bị thương 2 người.
Riêng ngày 4.9, cả nước xảy ra 25 vụ tai nạn giao thông làm chết 22 người, bị thương 16 người, đều là tai nạn đường bộ.
Trong 3 ngày nghỉ lễ, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý 9.175 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, kho bạc nhà nước thu hơn 6,4 tỉ đồng, tạm giữ 65 ôtô, 997 môtô, tước 667 giấy phép lái xe.
Cảnh sát giao thông đường thủy xử lý 976 trường hợp vi phạm, xử phạt 635 triệu đồng.
Theo Danviet
Á khôi môi giới diễn viên, người mẫu nổi tiếng đi "sex tour" giá 4.000 USD Đường dây mại dâm cao cấp của Ngọc có khoảng 30 người đều là diễn viên, người mẫu. Vụ việc đang gây chú ý cộng đồng. Bên cạnh đó, top chủ đề nóng trong ngày được bàn luận nhiều trên mạng xã hội còn có: Gửi xe máy qua đêm ở khách sạn bị bắt nộp 1 triệu đồng; ngôi nhà 4 mặt...