Nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu trên 6 triệu người tiêm vaccine Covid-19 ở Anh đã phát hiện những nhóm người có nguy cơ trở thành các ca “nhiễm trùng đột phá”.

Vaccine Covid-19 được xem là chìa khóa giúp chúng ta sớm quay trở lại cuộc sống bình thường. Song, không có bất kỳ vaccine nào hiệu quả 100% và dù đã tiêm đủ liều, chúng ta vẫn có nguy cơ nhiễm nCoV. Điều khiến nó trở nên quan trọng là giúp ngăn ngừa khả năng nhập viện, tử vong vì Covid-19.

Theo định nghĩa của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), những người đã tiêm vaccine Covid-19 mà vẫn mắc bệnh được gọi là hiện tượng nCoV xuyên qua hàng rào miễn dịch (breakthrough infection hay nhiễm trùng đột phá). CDC cũng khuyến cáo: “Vaccine được phê duyệt có hiệu quả cao, nhưng vẫn có những trường hợp mắc Covid-19 do virus xuyên qua hàng rào miễn dịch, đặc biệt trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng đủ để giảm nguy cơ lây nhiễm”.

Nhóm người có nguy cơ cao nhất

Khi vaccine được tiêm cho người dân, các chuyên gia tại Anh đã phát triển công cụ đánh giá rủi ro QCOVID nhằm xác định người có nguy cơ tử vong, nhập viện cao nhất khi nhiễm nCoV. Công cụ này đã giúp bổ sung 1,5 triệu người vào danh sách cần tiêm chủng sớm.

Cũng dựa trên dữ liệu này, các tác giả của Đại học Oxford, Anh, đã xây dựng công cụ QCOVID3, xác định người nào có nguy cơ cao mắc Covid-19 dù đã tiêm hai liều vaccine. Theo Medical News Today, QCOVID3 cũng xác định một số nhóm được tiêm chủng có nguy cơ tử vong, nhập viện cao khi nhiễm nCoV. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí BMJ ngày 17/9.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine - Hình 1

Dữ liệu từ Đại học Oxford cho thấy người bị hội chứng Down, từng ghép thận, mắc HIV/AIDS, xơ gan… có nguy cơ mắc Covid-19 sau tiêm vaccine cao hơn. Ảnh: Freepik.

GS.TS Aziz Sheikh, Giám đốc Viện Usher, Đại học Edinburgh, Anh, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay công trình của họ là nghiên cứu quốc gia khổng lồ dựa trên dữ liệu của 6 triệu người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vaccine Covid-19. Trong đó, 5 triệu người đã tiêm đủ liều. Đây là nghiên cứu có số mẫu lớn bậc nhất thế giới, do đó, họ tự tin vào số liệu tính toán, dự báo người dân vẫn có nguy cơ nhập viện, tử vong vì Covid-19 sau khi tiêm chủng.

Theo GS.TS Julia Hippisley-Cox, đồng tác giả nghiên cứu, thời gian 14 ngày trở lên từ mũi tiêm cuối cùng được xem là đủ để khả năng miễn dịch phát triển. Do đó, sau thời gian này, rất ít người đã được tiêm vaccine Covid-19 tử vong hoặc nhập viện khi nhiễm bệnh.

Nghiên cứu QCOVID3 phát hiện 2.031 ca tử vong liên quan Covid-19, 1.929 ca nhập viện, chiếm tỷ lệ lần lượt là 4%, và 3,7%. Các tình trạng này đều xảy ra 14 ngày sau khi bệnh nhân tiêm vaccine Covid-19 liều thứ hai.

Thuật toán của QCOVID3 cũng xác định những nhóm có rủi ro cao nhất theo thứ tự giảm dần gồm: Người bị hội chứng Down; người được ghép thận; bệnh nhân mắc chứng hồng cầu hình liềm; người sống trong viện dưỡng lão; bệnh nhân đang được hóa trị liệu; trường hợp đã được cấy ghép tủy xương hoặc ghép tạng gần đây; bệnh nhân HIV/AIDS; người bị mất trí nhớ, Parkinson, mắc một số bệnh thần kinh hiếm gặp; bệnh nhân xơ gan.

Nghiên cứu cũng chỉ ra người dân Pakistan, Ấn Độ có nguy cơ mắc Covid-19 sau tiêm vaccine cao gấp 2 lần so với nhóm dân cư da trắng khác. Họ nhấn mạnh những chênh lệch về sắc tộc có thể đại diện cho yếu tố ảnh hưởng như hành vi, lối sống…

Ngoài nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Đại học Oxford, một số công trình khác cũng khai thác vấn đề mắc Covid-19 sau tiêm vaccine.

Ngày 1/9, các nhà khoa học tại King’s College London (Anh) công bố nghiên cứu trên tạp chí The Lancet ngày 1/9 cho thấy việc tiêm hai liều vaccine giúp giảm khoảng 50% khả năng mắc Covid-19 kéo dài ở người trưởng thành.

Những người được tiêm chủng đầy đủ nếu mắc Covid-19 có khả năng phải nhập viện thấp hơn 73%. Người đã tiêm vaccine nhưng vẫn mắc Covid-19 thường được gọi là trường hợp lây nhiễm đột phá.

Bên cạnh đó, khả năng gặp các triệu chứng nghiêm trọng ở nhóm này cũng giảm 31%, theo nghiên cứu. Các triệu chứng phổ biến nhất gồm mất khứu giác, ho, sốt, đau đầu và mệt mỏi, thường nhẹ hơn ở những người được tiêm chủng đầy đủ.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine - Hình 2

Tiêm vaccine Covid-19 không ngăn ngừa lây nhiễm 100%, song, nó giúp chúng ta giảm tỷ lệ nhập viện, bệnh nặng, tử vong. Ảnh: Reuters.

Một nghiên cứu khác từ Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) phát hiện những người bị rối loạn sử dụng chất kích thích có nguy cơ cao mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine. Trong đó, 7% người bị rối loạn sử dụng chất kích thích mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine. Con số này ở người bình thường là 3,6%. Ngoài ra, nguy cơ mắc Covid-19 sau tiêm cũng khác nhau ở từng nhóm nghiện chất kích thích: thuốc lá (6,8%), cần sa (7,8%).

Khi các bệnh lý mạn tính, đặc điểm kinh tế xã hội bất lợi được kiểm soát, tỷ lệ người bị lây nhiễm đột phá giảm xuống. Song, người nghiện cần sa vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 sau tiêm vaccine cao hơn 55% so với nhóm còn lại. Giả thuyết của nhóm là cần sa gây tác động bất lợi lớn nhất với chức năng miễn dịch, phổi, từ đó góp phần tăng nguy cơ mắc Covid-19 sau tiêm vaccine.

Nhóm bị rối loạn sử dụng chất kích thích cũng có nguy cơ trở nặng cao khi mắc Covid-19 sau tiêm vaccine. Trong số này, 22,5% phải nhập viện; 1,7% tử vong. Tỷ lệ tương ứng ở người bị rối loạn sử dụng chất kích thích nhưng không mắc Covid-19 là 1,6% và 0,5%.

Nhóm người có nguy cơ cao mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine - Hình 3

Một số quan điểm cho rằng nguy cơ trở thành các ca nhiễm đột phá là rất thấp và không nhiều dữ liệu chứng minh cho điều này. Do đó, chúng ta nên tập trung vào việc đảm bảo các biện pháp phòng dịch sau tiêm vaccine Covid-19. Ảnh: Freepik.

Những câu hỏi còn bỏ ngỏ

Khi công bố phát hiện, nhóm tác giả của Đại học Oxford nhấn mạnh số người tiêm một mũi vaccine Covid-19 tử vong sau khi nhiễm bệnh và các yếu tố rủi ro được đưa ra có rất ít. Do đó, họ cho rằng con số hiện tại vẫn còn quá nhỏ để đưa ra bất kỳ kết luận về khả năng mắc Covid-19 sau tiêm đủ hai liều và khả năng này so với liều 1 có cao hơn hay không.

Nghiên cứu cũng không phân biệt tác dụng của bất kỳ vaccine Covid-19 nào. Họ tự nhận công trình còn một số hạn chế như thời gian theo dõi ngắn (chỉ 70 ngày sau khi người dân tiêm mũi 2). Dữ liệu về biến chủng nCoV mới cũng không được xem xét nên không đủ cơ sở để đo mức ảnh hưởng với hiệu quả của vaccine Covid-19.

Trong khi đó, nhà miễn dịch học Ross Kedl, Đại học Y khoa Colorado, Mỹ, cho rằng mối nguy từ hiện tượng “nhiễm trùng đột phá” không đáng lo như chúng ta vẫn nghĩ. Theo vị chuyên gia, về bản chất, virus mà người đã tiêm vaccine bị nhiễm sẽ khác với virus trong cơ thể một người chưa được tiêm. Bởi người đã tiêm chủng tạo kháng thể chống lại nCoV. Ngay cả khi kháng thể không chặn được sự lây nhiễm, chúng vẫn “bao phủ” các virus và giúp tỷ lệ lây nhiễm sang người lành giảm xuống.

Tỷ lệ lây nhiễm sau tiêm chủng của người dân trên toàn cầu chưa được thống kê cụ thể, song, số lượng này rất ít. Chúng ta cần phải hiểu vaccine Covid-19 không có hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm 100%. Tác dụng của vaccine là giúp giảm tỷ lệ nhập viện, bệnh nặng và tử vong.

Ca nhiễm nCoV sau tiêm vaccine Covid-19 vẫn có khả năng lây virus cho người khác. Do đó, theo CDC, ngay cả khi đã được tiêm vaccine Covid-19, bạn nên đeo khẩu trang ở nơi đông đúc và ở nhà khi cảm thấy trong người không khỏe.

Nghiên cứu về 69 ca nhiễm nCoV sau tiêm vaccine lên tạp chí quốc tế

Sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ rằng vaccine giúp cơ thể miễn nhiễm với biến thể Delta.

Tại Việt Nam, đến giữa năm nay, đa số đều tin rằng sau khi tiêm đủ liều vaccine Covid-19 (AstraZeneca, Pfizer, Moderna) thì sẽ an toàn, không mắc Covid-19.

Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng khi xuất hiện biến chủng Delta và sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine.

Để làm rõ hơn về biểu hiện lâm sàng, diễn tiến virus học, mức độ kháng thể trung hòa trên nhóm nhân viên y tế này, các nhà khoa học của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng, Đại Học Oxford (Anh), đã phối hợp thực hiện khảo sát.

Nghiên cứu vừa được đăng trên trang EClinical Medicine của tạp chí y khoa The Lancet.

Từ ngày 11/6 đến 26/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phát hiện tổng cộng đơn vị này có 69 người nhiễm nCoV từ 20/34 khoa phòng, tỷ lệ dương tính là 8% (69/866). Đáng chú ý, đa số họ đã được tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Mũi đầu tiên được tiêm vào ngày 8/3, mũi 2 tiêm sau đó 6 tuần.

Nghiên cứu về 69 ca nhiễm nCoV sau tiêm vaccine lên tạp chí quốc tế - Hình 1

Quân đội phun khử trùng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong thời điểm bệnh viện tạm thời phong tỏa. Ảnh: Duy Hiệu.

Phân tích rõ hơn về đặc điểm của ca mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số tải lượng virus, giải trình tự gene, lấy máu và đo kháng thể SARS-CoV-2 của 62 bệnh nhân nói trên (7 người không tham gia nghiên cứu).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả đều có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, chỉ một người cần thở oxy mũi trong 3 ngày vì khó thở. Điều này cho thấy đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm biến thể Delta và xảy ra tình huống lấy nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, vaccine đã mang hiệu quả trong việc chống lại tình trạng diễn biến nặng.

Đặc biệt, tải lượng virus ở các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta này cao gấp 251 lần so với chủng virus SARS-CoV-2 trước đây. Thời gian từ khi mắc bệnh đến chẩn đoán PCR âm tính lâu hơn, khoảng là 21 ngày.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng kết luận nhóm bị nhiễm có nồng độ kháng thể trung hòa thấp sau khi tiêm chủng và khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể trung hoà cao hay thấp không liên quan với tải lượng virus trong mũi họng.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học xác định sự lây nhiễm lan rộng do 3 yếu tố. Thứ nhất là tải lượng virus khi nhiễm biến thể Delta cao vượt trội.

Thứ hai là các văn phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thường được trang bị máy điều hòa không khí không có hệ thống thông gió cơ khí, có thể tạo điều kiện cho việc truyền virus. Thứ ba là việc đeo khẩu trang trong văn phòng làm việc tại thời điểm này không bắt buộc.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là đơn vị tuyến cuối điều trị các bệnh nhiễm trùng khu vực phía Nam, có quy mô 550 giường, khoảng 900 nhân viên y tế và 34 phòng ban.

Cách phân biệt cảm cúm và Covid-19. Dù các triệu chứng khá giống nhau, người dân có thể phân biệt cảm cúm và Covid-19 dựa trên dấu hiệu đau họng ban đầu và mất mùi vị sau khoảng một tuần.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm
13:46:38 17/11/2024
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe
07:10:42 17/11/2024
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
07:15:30 17/11/2024
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường
13:50:17 17/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc
05:58:43 18/11/2024
Chồng mất tròn năm, hôm ấy nghe lời đề nghị của anh chồng, tôi giật mình không tưởng
05:55:29 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024

Tin mới nhất

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu

11:07:15 18/11/2024
MRI cho thấy đĩa đệm L5/S1 của anh T. bị thoát vị, gây hẹp ống sống, đồng thời cơ hình lê phải dày đến 19mm (so với 12mm ở bên trái). Tình trạng này đã dẫn đến hiện tượng phì đại cơ, chèn ép vào dây thần kinh tọa, gây đau nhức.

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc

05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'

18:58:14 15/11/2024
Trứng chứa nhiều protein nhưng ít calorie và carbohydrate. Dùng trứng cho bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân. Một quả trứng lớn chỉ chứa khoảng 78 calorie.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Cách mặc áo sơ mi thắt nơ đẹp xao xuyến

Thời trang

11:45:20 18/11/2024
Khác biệt lớn nhất của áo sơ mi thắt nơ chính là dải vải lụa dài may liền trên phần cổ áo. Chi tiết này cho phép người mặc lựa chọn thắt nơ để tạo điểm nhấn tinh tế cho outfit hoặc buông nhẹ cá tính tùy theo sở thích.

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!

Vì sao nên uống chanh mật ong vào buổi sáng?

Làm đẹp

11:34:48 18/11/2024
Ngoài ra, mật ong hoạt động như một chất prebiotic, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột có lợi. Sự kết hợp này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và táo bón, tạo tiền đề cho một ngày thoải mái hơn.

Shipper giao hàng nhưng chủ không có nhà, hành động của chú chó gây choáng: "Sao khôn dữ vậy"

Netizen

11:25:09 18/11/2024
Ở giữa thời đại mua hàng online, nhiềutình huống dở khóc dở cười xoay quanh niềm đam mê này luôn lôi cuốn cư dân mạng.

Pep thay đổi bộ mặt Ngoại hạng Anh thế nào

Sao thể thao

11:01:56 18/11/2024
Từ khi Pep Guardiola đặt chân tới Ngoại hạng Anh vào năm 2016, một làn sóng thay đổi lớn đã cuốn qua giải đấu hàng đầu xứ sở sương mù.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

Tin nổi bật

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

9 "tuyệt chiêu" lưu trữ giúp mẹ tôi không tốn đồng nào mà nhà vẫn luôn gọn gàng một cách không ngờ

Sáng tạo

10:48:04 18/11/2024
Sau khi đến tuổi trung niên, họ thường điềm tĩnh, nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn, nói năng dịu dàng, làm việc có nề nếp và quan trọng là luôn giữ được nhà cửa gọn gàng mà không hề tốn công sức hay tiền bạc.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

Thế giới

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Tình trạng của Hòa Minzy giữa nghi vấn mang thai lần 2

Sao việt

10:27:08 18/11/2024
Hậu chia tay bạn trai thiếu gia vào giữa năm 2022, Hòa Minzy vẫn sống một mình. Cô tập trung vào công việc và chăm lo cho bé Bo - cậu con trai 5 tuổi của cô.

Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?

Sao châu á

10:24:29 18/11/2024
Châu Nhuận Phát mang tiếng ngược đãi người thân khi chị gái ăn mặc lôi thôi, ngủ trên ghế đá công viên. Tuy nhiên bả Châu Thông Linh đã đứng ra giải thích thay cho em trai

Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng

Trắc nghiệm

10:11:19 18/11/2024
Xem ngày 19/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 19/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kết hôn, khai trương, mở cửa hàng, mai táng, cải mộ, ký hợp đồng.