Nhòm ngó giữa hai bờ eo biển
Bất chấp việc quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan liên tục được cải thiện trong những năm gần đây, hoạt động tình báo giữa hai bờ eo biển vẫn diễn ra căng thẳng.
Hệ thống radar trinh sát hiện đại của Đài Loan
Mới đây, trang tin tức chuyên về tình báo Intelligence Online dẫn nguồn tin độc quyền khẳng định Vương Thiện Hùng, một điệp viên của Trung Quốc hoạt động bí mật ở Hồng Kông trong vai nhà báo thực chất là điệp viên hai mang. Tháng 10-2014, ông Vương đã đào tẩu sang Đài Loan và hiện đang được các quan chức thuộc Cục Tình báo quân sự Đài Loan thẩm vấn. Báo chí Hồng Kông tiết lộ, ông Vương Thiện Hùng bị một nữ điệp viên Đài Loan tuyển mộ sau khi đến hòn đảo này nhiều lần trong thập niên 1980, dưới vỏ bọc nhà báo.
Đây được coi là một trong những vụ gián điệp hai mang lớn nhất giữa hai bờ eo biển Đài Loan trong vài thập niên qua và gây tổn thất nặng cho Trung Quốc. Thực tế những năm gần gây, hoạt động gián điệp từ cả hai phía nhiều lần đặt quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan nóng lên. Năm ngoái, Trung Quốc và Đài Loan khẩu chiến sau khi tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho biết các đặc vụ Đài Loan đã tìm cách tuyển dụng sinh viên Trung Quốc học tập ở hòn đảo này để do thám Trung Quốc sau khi về nước. Theo Thời báo Hoàn cầu, Trung Quốc đã khám phá được hơn 40 trường hợp kiểu trên tại 15 tỉnh.
Video đang HOT
Vụ việc điển hình nhất là trường hợp một nữ sinh viên Trung Quốc bị giới tình báo Đài Bắc “cưỡng ép” làm gián điệp sau khi tham gia khóa học giao lưu ở Đài Loan. Trong một thông báo có tính phản ứng, Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc tuyên bố: “Hành động xúi giục của các cơ quan tình báo và do thám Đài Loan đe dọa nghiêm trọng tới sự an toàn và phát triển lành mạnh của các sinh viên trẻ và can thiệp nghiêm trọng vào việc trao đổi hợp tác giáo dục qua eo biển”.
Trong khi đó, theo Cục An ninh Đài Loan, chỉ riêng năm ngoái đã có 15 vụ án gián điệp liên quan đến Trung Quốc bị phanh phui và 90% số đó có sự tham gia của các sĩ quan tại ngũ hoặc về hưu. Tai tiếng nhất là vụ Trấn Tiểu Giang, nhân vật làm việc cho cơ quan tình báo quân đội Trung Quốc, đã tuyển 5 sĩ quan Đài Loan làm gián điệp cho Bắc Kinh, trong đó có cả cựu thiếu tướng Hứa Nãi Quyền. Ông Hứa sau đó đã bị truy tố tội danh vi phạm luật an ninh quốc gia. 4 người còn lại gồm cựu Trung tá không quân Chou Tzu-li và 3 người có họ Sung, Yang và Lee. Cảnh sát Đài Loan bắt 6 người này hồi tháng 9-2014.
Tình trạng này căng thẳng đến nỗi ngay trong ngày nhậm chức, tân lãnh đạo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan Cao Quảng Kỳ đã phải kêu gọi các sĩ quan hãy cảnh giác trước hoạt động thu thập thông tin tình báo của Trung Quốc. Nhiều người Đài Loan cho rằng, các sĩ quan Đài Loan làm điệp viên cho Trung Quốc vì lương bổng hạ, kinh phí quân sự bị cắt giảm khi Đài Bắc lập quan hệ ấm nồng hơn với Bắc Kinh.
Trung Quốc và Đài Loan bị chia cắt từ năm 1949. Quan hệ giữa hai phía đã được cải thiện dưới thời nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu, người đã ký hàng loạt thỏa thuận kinh tế mang tính bước ngoặt với Trung Quốc kể từ khi ông nhậm chức năm 2008. Tuy nhiên, hoạt động do thám gia tăng giữa hai bờ eo biển Đài Loan cho thấy sự nghi kị về quân sự và chính trị vẫn còn tồn tại.
Theo Hoàng Sơn
An ninh Thủ đô
Myanmar bắt 155 người Trung Quốc vì buôn gỗ lậu
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/1 xác nhận, 155 công nhân của nước này đã bị chính quyền Myanmar bắt giữ vì buôn gỗ lậu, đồng thời phủ nhận thông tin các công nhân Trung Quốc đang bị mắc kẹt trong xung đột quân sự tại Myanmar.
Một cánh rừng bị chặt phá ở Bago, Myanmar. (Ảnh: AFP)
Hãng thông tấn AFP dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 21/1 xác nhận, chính phủ Myanmar đã bắt giữ 155 công nhân người Trung Quốc với tội danh buôn gỗ lậu và giam giữ những người này. Phát ngôn viên Hoa cho hay các công nhân "trong tình trạng thể chất và tinh thần tốt" . Tuy nhiên, bà không cung cấp thông tin chi tiết về thời gian hoặc hoàn cảnh những người này bị giam giữ.
Theo Tân Hoa Xã, các quan chức Lãnh sự quán Trung Quốc ở Myanmar hôm 19/1 đã gặp gỡ các công nhân bị tạm giam tại Myitkyina, thủ phủ bang Kachin, phía bắc Myanmar.
Phát ngôn viên của văn phòng Tổng thống Myanmar Zaw Htay cũng đã xác nhận các công dân Trung Quốc bị bắt giữ tại bang Kachin vì buôn gỗ lậu nhưng không cho biết số người bị bắt.
Đầu tuần này, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã đưa tin "khoảng 2.000 cư dân địa phương, trong đó có hàng trăm công dân Trung Quốc bị mắc kẹt" khi cuộc giao tranh giữa quân đội Myanmar và phiến quân Kachin xảy ra.
Phát ngôn viên Htay bác bỏ nội dung trên và cho rằng bài báo của Thời báo Hoàn cầu là vô căn cứ. Ông Htay cho biết không có người Trung Quốc bị mắc kẹt ở phía bắc Myanmar.
AFP cho biết đây là vết gợn mới nhất trong mối quan hệ 2 nước trong bối cảnh Bắc Kinh vẫn tiếp tục tăng cường sự hiện diện kinh tế tại Myanmar, dù một số dự án do người Trung Quốc điều hành đã bị chính quyền địa phương phản đối quyết liệt.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AFP
Tàu ngầm Trung Quốc bị rò nước ở Ấn Độ Dương Mạng tin "Thời báo Hoàn cầu" thuộc "Nhân dân nhật báo", cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin một tàu ngầm thông thường thuộc phiên chế của Hạm đội Nam Hải đã gặp phải sự cố rò nước ngập các khoang, gây chập điện trong lúc tuần tiễu tại Ấn Độ Dương. Sự việc trên xảy ra khoảng...