Nhóm nghiên cứu Trung Quốc thu thập mẫu lõi băng để nghiên cứu khí hậu
Mẫu lõi băng tại một dòng sông băng trên núi Karakorum hứa hẹn giúp họ làm sáng tỏ những biến đổi khí hậu và môi trường tại cao nguyên Tây Tạng và các vùng lân cận trong lịch sử.
Ảnh minh họa. (Nguồn: explorersweb.com)
Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã khoan và lấy được các mẫu lõi băng tại một dòng sông băng trên núi Karakorum bao trùm biên giới giữa Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ.
Mẫu này là lõi băng đầu tiên mà giới khoa học Trung Quốc thu thập được bên ngoài quốc gia này, hứa hẹn giúp họ làm sáng tỏ những biến đổi khí hậu và môi trường tại cao nguyên Tây Tạng và các vùng lân cận trong lịch sử.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu gồm 10 thành viên do Viện Nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng dẫn đầu với sự bảo trợ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Được Ủy ban nghiên cứu Không gian và thượng tầng khí quyển Pakistan giúp đỡ, nhóm nhà khoa học này đã hoàn thành cuộc thám hiểm kéo dài 108 ngày tại dãy núi Karakorum ở khu vực Gilgit-Baltistan (Pakistan) từ tháng 10/2019-1/2020.
Nhiều sông băng trên thế giới đang thu hẹp diện tích do nhiệt độ toàn cầu ấm lên. Tuy nhiên, các sông băng tại vùng núi này duy trì tình trạng ổn định kể từ những năm 1990, thậm chí một số sông băng tại đây còn mở rộng diện tích. Điều này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Nhờ sử dụng các hệ thống khoan tự chế, các nhà nghiên cứu đã thu thập được các mẫu lõi băng với tổng chiều dài hơn 110m tại sông băng Biafo và ở độ cao 5.600m so với mực nước biển. Họ cũng lấy được bốn mẫu lõi trầm tích từ đáy của hai hồ nước Sheo Sar và Saiful Malook gần đó.
Theo Trưởng nhóm nghiên cứu Xu Baiqing, những mẫu lõi băng lấy từ các dòng sông băng trên núi cao có thể lưu trữ thông tin về khí hậu và môi trường của Trái Đất, đồng thời giúp các nhà khoa học nghiên cứu về những thay đổi của sông băng. Các mẫu lõi băng và trầm tích trên sẽ được chuyển đến một số phòng thí nghiệm.
Tại đây, các nhà khoa học sẽ áp dụng những thiết bị và kỹ thuật đặc biệt để phân tích các chỉ số môi trường như phân tử, chất đồng vị oxy, kim loại nặng… Từ đó, các chuyên gia sẽ sử dụng dữ liệu này để nghiên cứu về những thay đổi môi trường và khí hậu tại khu vực trên trong 1.000 năm qua.
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về sự thay đổi của các dòng sông băng trong lịch sử sẽ giúp các nhà khoa học dự báo được tương lai của các dòng sông băng và tìm ra mô hình phát triển bền vững trong khu vực. Điều đó rất có ý nghĩa bởi vùng núi này cung cấp nguồn nước quan trọng cho người dân địa phương.
Nhóm nghiên cứu dự kiến tiếp tục tiến hành công tác khoan mẫu tại những nước lân cận như Tajikistan và Kyrgyzstan trong năm nay nhưng kế hoạch buộc phải hoãn lại do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19./.
Băng tan tại Greenland diễn ra nhanh hơn dự báo
Tình trạng tan chảy những khối băng khổng lồ tại Greenland, hòn đảo của Đan Mạch nằm ở Bắc Đại Tây dương, đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự báo và có thể đẩy thêm hàng triệu người đối mặt với hiểm họa thiên tai vào cuối thế kỷ. Đây là lời cảnh báo của các nhà khoa học đưa ra trên tạp chí "Nature".
Một tảng băng lớn ở Greenland. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nghiên cứu, kể từ năm 1992, những khối băng có độ dày lên đến 3 km tại một số điểm ở Greenland đã tan chảy lượng đá tương đương 3,8 nghìn tỷ tấn, đủ để làm tăng thêm 1,06 cm mực nước biển. Điều này cho thấy tỷ lệ băng tan đã tăng từ mức trung bình 33 tỷ tấn/năm trong những năm 1990 lên 254 tỷ tấn/năm trong 3 thập kỷ qua. Các nhà khoa học lo ngại rằng việc nóng lên toàn cầu do khí thải gây hiệu ứng nhà kính tạo ra đã đẩy các khối băng đến "ngưỡng không thể quay trở lại", thậm chí có thể gây hậu quả thảm khốc cho nhân loại.
Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2013 đã đưa ra dự báo rằng nếu nhiệt độ toàn cầu tiếp tục gia tăng, mực nước biển sẽ tăng 60 cm vào năm 2100, và có thể khiến 360 triệu người đối mặt với tình trạng lũ lụt hằng năm ở các vùng duyên hải do nước biển dâng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới nhất, tình trạng băng tan nhanh hơn dự kiến tại đảo Greenland phù hợp với kịch bản Trái Đất nóng lên IPCC đưa ra, sẽ làm tăng thêm 7 cm so với con số 60 cm trên.
Đồng tác giả nghiên cứu trên, Giáo sư Andrew Shepherd của Đại học Leeds ở Anh cho rằng: "Theo quy luật tự nhiên, cứ mỗi cm mực nước biển toàn cầu tăng, có thêm 6 triệu người phải đối mặt với lũ lụt ven biển. Theo xu hướng hiện nay, băng tan tại riêng đảo Greenland có thể khiến 100 triệu người dân phải sống trong cảnh ngập lụt mỗi năm vào cuối thế kỷ. Vì vậy sẽ có tổng cộng 400 triệu người phải đối mặt với tình trạng lũ lụt do nước biển dâng trên toàn cầu". Theo ông Shepherd, đây là những hiện tượng hoàn toàn có thể xảy ra với những tác động không hề nhỏ, thậm chí có thể tàn phá nhiều cộng đồng dân cư sống ở ven biển.
Tiến sĩ Louise Sime, nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu của của Anh, cho biết nếu tỷ lệ băng tan tiếp tục gia tăng, rất có thể những đầu cực sẽ bị tan nhanh hơn chúng ta nghĩ. Theo nghiên cứu, một nửa khối lượng băng tan là do sự tan chảy trên bề mặt, nửa còn lại do dòng chảy sông băng gia tăng do nhiệt độ các đại dương ấm lên.
Phương Hoa
Theo baotintuc.vn
Nhiệt độ cao không thể khiến Covid-19 ngừng lây lan Một số nghiên cứu thống kê được thực hiện trong vài tháng gần đây cho thấy có sự tương quan giữa khí hậu và virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19. Cụ thể, nếu khí hậu trở nên nóng ẩm hơn thì khả năng lây lan của loại virus này dường như có giảm, tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc...