Nhóm lợi ích trăm tỷ được Chủ tịch NXB Giáo dục xây dựng như thế nào?
Theo kết luận điều tra, từ khi ông Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, NXB Giáo dục đã thay đổi phương thức mua sắm giấy in sách, hình thành nhóm lợi ích.
Trong vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận điều tra, Công ty TNHH MTV NXB Giáo dục Việt Nam được thành lập năm 1957 và trở thành công ty với 100% vốn Nhà nước từ tháng 7/2010. Trong đó, ông Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng thành viên ngày 29/3/2017.
Trước thời điểm đó, NXB Giáo dục áp dụng hình thức “chào giá” trong việc mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục, từ đó đơn vị được lựa chọn ký hợp đồng cung cấp giấy với đơn vị báo giá thấp nhất.
Ông Nguyễn Đức Thái (Ảnh: Bộ Công an).
Tuy nhiên, sau khi ông Thái làm Chủ tịch, NXB Giáo dục thực hiện lựa chọn mua sắm giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn, trái quy định Luật Đấu thầu, làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.
Video đang HOT
Cơ quan tố tụng cáo buộc, chỉ đạo trên là của ông Thái, khi bị can này làm theo đề nghị của Tô Mỹ Ngọc (Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng) và Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát).
Từ đây, nhóm lợi ích được thể hiện ở việc ông Thái chỉ đạo tiết lộ thông tin trước khi phát hành hồ sơ yêu cầu, thông đồng và hợp thức hóa thủ tục đấu thầu để tạo điều kiện cho 2 doanh nghiệp trên được cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục.
Cụ thể, tháng 8/2017, ông Thái chỉ đạo Trưởng ban Nguyễn Thị Thanh Thủy và Phó ban Kế hoạch Marketing Đinh Quốc Khánh tổ chức mua sắm theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để mua sắm giấy in sách phục vụ năm học 2018-2019.
Sau đó, ông Thái phê duyệt kế hoạch mua sắm giấy in ruột, bìa in sách… và tờ trình về kế hoạch chào hàng gồm 7 gói thầu.
Ngày 15/8/2017, ông Thái thành lập Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn triển khai lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư năm 2018, tổ chức họp và thống nhất về kế hoạch mua sắm theo đề xuất của Ban kế hoạch Marketing.
Cuối cùng, vị Chủ tịch ký bản yêu cầu báo giá kèm theo hồ sơ yêu cầu của 6 gói thầu cung cấp giấy in báo, giấy in, giấy viết xuất xứ Việt Nam hoặc nhập khẩu, tổng giá trị hơn 385 tỷ đồng.
Bị can Tô Mỹ Ngọc (Ảnh: Bộ Công an).
Theo kết luận điều tra, năm 2017, khi NXB Giáo dục lựa chọn việc mua sắm theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn tổ chức lựa chọn nhà thầu, tổng giá trị trúng đấu giá là hơn 420 tỷ đồng; các gói thầu trúng đấu giá đều có giá trị lớn hơn 1 tỷ đồng, trái quy định của Luật Đấu thầu.
Quá trình thực hiện mua sắm giấy in sách, ông Thái đã phê duyệt danh sách ngắn 5 nhà thầu để gửi yêu cầu báo giá, hồ sơ yêu cầu, trong đó có Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát.
Khoảng giữa tháng 8/2017, trước khi ký yêu cầu báo giá và phát hành hồ sơ yêu cầu, ông Thái chỉ đạo cấp dưới cung cấp thông tin các gói thầu cho Tô Mỹ Ngọc để bị can này chuẩn bị hàng hóa, giá dự thầu của các gói mà Phùng Vĩnh Hưng tham gia.
Cơ quan tố tụng xác định hành vi trên là trái quy định Luật Đấu thầu.
Ngoài ra, trước khi ký thông báo mời thầu, ông Thái gọi điện cho Ngọc, hỏi trước về giá dự kiến công ty của Ngọc bỏ thầu, để đảm bảo chắc chắn doanh nghiệp của nữ bị can này sẽ trúng thầu.
Kết quả, Phùng Vĩnh Hưng trúng đấu giá các gói thầu số 1, 2 và 4, với giá trị lần lượt là hơn 80 tỷ đồng, hơn 63 tỷ đồng và hơn 162 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngày 12/9/2017, ông Thái phê duyệt việc mua sắm giấy in của 7 gói giấy in ruột, bìa (gói thầu số 7) và thực hiện theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.
Theo đề nghị của Nguyễn Trí Minh, ông Thái nhiều lần chỉ đạo Thủy để Công ty Minh Cường Phát được thực hiện gói thầu này.
Ngày 12/10/2017, Công ty Minh Cường Phát được phê duyệt trúng gói thầu số 7 với giá trị hợp đồng là hơn 34 tỷ đồng.
Kết thúc điều tra vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB
Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an thông báo kết thúc điều tra vụ án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.
Ngày 5/6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an là đơn vị thụ lý điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới" xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan theo Quyết định tách vụ án hình sự số 11/QĐ-CSKT-P2 ngày 12/11/2023 và Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 1114/QĐ-CSKT-P2 ngày 14/5/2024 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Bị cáo Trương Mỹ Lan trong phiên tòa xét xử.
Căn cứ Khoản 4 Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự, ngày 29/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Bản Kết luận điều tra vụ án hình sự số: 13/QĐ-CSKT-P2 và đề nghị truy tố đối với 34 bị can về 3 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới quy định tại Điều 174, Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cùng ngày 29/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Thông báo số 5714/TB-CSKT-P2 gửi Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan là bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết việc kết thúc điều tra vụ án hình sự.
Do vụ án có số lượng người bị hại lớn, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an thông báo đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết về việc kết thúc điều tra vụ án nêu trên.
Ai đã 'tiếp tay' cho Việt Á? Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 38 bị can trong vụ án sai phạm liên quan đến kit test Việt Á. Hàng triệu kit test bị nâng khống giá Theo kết luận điều tra, đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, Bộ KH-CN phê duyệt đề tài nghiên...