Nhóm khủng bố mang nợ máu với Taliban

Theo dõi VGT trên

IS-K là nhóm cực đoan tách ra từ Taliban và nhanh chóng trở thành kẻ thù không đội trời chung, ngay cả khi Taliban đã kiểm soát được Afghanistan.

Taliban ngày 27/6 xác nhận ít nhất 28 thành viên nhóm này thiệt mạng trong hai vụ đánh bom liều chết bên ngoài sân bay Kabul. Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh cực kỳ bạo lực thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, tuyên bố nhận trách nhiệm với vụ tấn công đẫm máu này.

Giới quan sát cho rằng vụ đánh bom sân bay Kabul sẽ khiến nợ máu giữa Taliban và IS-K thêm chồng chất. Vụ đánh bom như lời nhắc nhở rằng cuộc chiến giữa Taliban và IS-K, nhóm khủng bố được coi như “đứa con hoang” của Taliban, chưa đi đến hồi kết.

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 13/8 tại nhà tù Kabul, Abu Omar Khorasani, cựu thủ lĩnh IS-K, cho rằng đà tiến quân của Taliban trên khắp Afghanistan là dấu hiệu của sự thay đổi. Cả Taliban lẫn IS-K từng có chung một mục tiêu là đánh đuổi những “kẻ ngoại đạo” ra khỏi quốc gia Trung Á này.

“Họ sẽ thả tôi nếu họ là những tín đồ Hồi giáo tốt”, Khorasani nói.

Nhóm khủng bố mang nợ máu với Taliban - Hình 1

Cựu thủ lĩnh Abu Omar Khorasani trong nhà tù ở Afghanistan hồi tháng 8. Ảnh: WSJ .

Hai ngày sau, các tay súng Taliban tiến vào Kabul, kiểm soát nhà tù và thả hàng trăm người, nhưng hành quyết Khorasani cùng 8 thành viên khác của IS-K.

6 năm trước, những thành viên người Pakistan bất mãn của Taliban đã tách ra và tự thành lập IS-K. Đây là một trong nhiều nhánh của IS ra đời sau khi nhóm phiến quân này trỗi dậy ở miền bắc Iraq hồi năm 2014, tạo ra sức ảnh hưởng rộng lớn.

Các thành viên nhóm này chủ yếu hoạt động ở miền đông Afghanistan, thuộc khu vực được biết tới như “tỉnh Khorasan”, với tham vọng hợp nhất các vùng lãnh thổ Afghanistan vào địa bàn do IS kiểm soát.

Hafiz Saeed Khan, thủ lĩnh sáng lập IS-K, bị lực lượng Mỹ tiêu diệt năm 2016 và nhanh chóng được thay thế bằng Shahab Muhajir, một công dân Iraq. Ngay từ đầu, Taliban và IS-K đã coi nhau là kẻ thù do khác biệt về hệ tư tưởng, cũng như sự cạnh tranh quyết liệt để giành địa bàn.

Taliban khi đó đối đầu với liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Afghanistan, song cũng tổ chức một cuộc chiến khác chống lại đối thủ “không đội trời chung” là IS-K.

Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Taliban đôi khi được một số quốc gia, trong đó có cả Mỹ, hỗ trợ để giành chiến thắng trong các cuộc đối đầu với IS-K. Các thành viên IS-K bị đánh bật khỏi Afghanistan hoặc phải phân tán để ẩn náu. Taliban vấp phải rất ít sự kháng cự từ IS-K trong lúc đánh chiếm lãnh thổ Afghanistan sau khi Mỹ và đồng minh rút quân.

Việc IS hiện diện liên tục ở Afghanistan là có thể là lý do khiến Taliban nhận được sự hỗ trợ quốc tế, trong đó có Mỹ, quốc gia coi IS là mối đe dọa nghiêm trọng. Nga, Trung Quốc và Iran coi Taliban là trụ cột cho ổn định tại Afghanistan, lý do khiến họ tiếp tục duy trì hoạt động của đại sứ quán ở thủ đô Kabul sau khi Mỹ rút quân.

Tại cuộc họp báo sau vụ đánh bom tự sát ở sân bay Kabul, đại tướng Frank McKenzie, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ, cho biết nước này đang dựa vào Taliban để sàng lọc những người Afghanistan xung quanh sân bay. “Chúng tôi tận dụng Taliban để bảo vệ mình nhiều nhất có thể”, tướng McKenzie nói.

Khi Mỹ mở chiến dịch quân sự nhằm vào Afghanistan sau vụ tấn công 11/9, Taliban có rất ít đồng minh. Lực lượng này bị phương Tây chỉ trích vì tiếp nhận thành viên al-Qaeda, vốn bị coi là khủng bố, đồng thời bị các cường quốc khu vực như Nga và Iran phản đối.

Quan hệ giữa Taliban và al-Qaeda khi đó cũng không mấy êm đẹp. Nhiều thành viên Taliban phẫn nộ khi Osama bin Laden, thủ lĩnh của al-Qaeda lúc này, sử dụng Afghanistan làm căn cứ từ cuối những năm 1990. Vụ tấn công 11/9 và chiến dịch quân sự của Mỹ khiến thủ lĩnh của Taliban và al-Qaeda phải ẩn náu.

Đồng sáng lập Taliban Mullah Omar dường như không biết trước về vụ tấn công 11/9 và quan hệ của ông với bin Laden sau đó rất lạnh nhạt, dù cả hai đều ẩn náu ở Pakistan, chuyên gia về chủ nghĩa Hồi giáo Anne Stenersen cho biết. Sau khi đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt bin Laden năm 2011, các tài liệu thu giữ cho thấy trùm al-Qaeda khi đó rất ít liên hệ với thủ lĩnh Taliban Omar.

Nhóm khủng bố mang nợ máu với Taliban - Hình 2

Người bị thương trong vụ đánh bom sân bay Kabul được chuyển lên xe cứu thương ngày 26/8. Ảnh: AFP .

Khi Mỹ chiếm đóng Afghanistan trong hai thập kỷ tiếp theo, Taliban và al-Qaeda có mối liên hệ chặt chẽ hơn và bắt đầu hợp nhất lực lượng từ năm 2009. Hai nhóm này mở chiến dịch tấn công quân đội chính phủ Afghanistan và lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu, với loạt vụ tập kích, đánh bom và ám sát có chủ đích.

Động lực thay đổi khi al-Qaeda tìm cách ẩn mình và IS nổi lên vào năm 2015. IS đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Syria và Iraq, đồng thời kêu gọi các tay súng tham gia để thiết lập một “nhà nước Hồi giáo” ở khu vực gồm lãnh thổ Afghanistan, Iraq cùng các quốc gia Trung Á từng thuộc Liên Xô.

IS tuyển mộ được nhiều tay súng bất mãn trong Taliban và những thành viên khác từ khu vực Trung Á và Nam Á, một số tham chiến ở Syria và Iraq. IS cũng kiểm soát hai khu vực tại Afghanistan, một ở tỉnh Nangarhar phía đông và một ở tính Jowzjan phía bắc. Taliban vốn coi IS là một trở ngại và không hoan nghênh diễn biến này.

Trong cuộc phỏng vấn hai ngày trước khi bị hành quyết, Khorasani nói IS có những mục tiêu toàn cầu tham vọng hơn, trong khi Taliban muốn giành lại quyền kiểm soát Afghanistan và không quan tâm đến việc giúp đỡ các nhóm vũ trang Hồi giáo nước ngoài.

“IS có kế hoạch toàn cầu. Khi mọi người hỏi ai thực sự có thể đại diện cho đạo Hồi và toàn bộ cộng đồng Hồi giáo, tất nhiên chúng tôi sẽ thu hút được sự chú ý hơn”, Khorasani nói.

Một số quốc gia bắt đầu coi Taliban là lực lượng tiềm năng chống lại tham vọng toàn cầu của IS. “Có nhiều sự quan tâm đến điều này và đột nhiên xuất hiện mong muốn tìm thấy điểm chung nào đó với Taliban”, Bruce Hoffman, chuyên gia an ninh tại Đại học Georgetown, nói. “Mọi người bắt đầu nói rằng Taliban có thể là nhóm chúng ta thuyết phục được”.

Nga vẫn coi Taliban là tổ chức khủng bố, song bắt đầu đàm phán với nhóm này từ 5 năm trước, chuyên gia Trung Á tại Đại học Quốc gia Moskva Ivan Safranchuk cho biết. “Sự trỗi dậy của IS ở Afghanistan là động lực thúc đẩy các cuộc tiếp xúc này”, Safranchuk nói.

Mỹ cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho Taliban, song nước này phủ nhận. Tình báo Mỹ cho rằng Iran cũng hỗ trợ vũ khí cho Taliban. Trong khi đó, Trung Quốc năm nay tổ chức cuộc gặp với một phái đoàn cấp cao của Taliban.

Nhóm khủng bố mang nợ máu với Taliban - Hình 3

Vị trí hai vụ đánh bom ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 26/8. Đồ họa: Business Insider .

Sau khi gia nhập IS-K, Khorasani trở thành thủ lĩnh khu vực, chức vụ cao cấp nhất của các thành viên IS, chịu trách nhiệm khu vực Nam Á và Viễn Đông.

Tương tự IS tại Syria và Iraq, IS-K khét tiếng với những video hành quyết rùng rợn, các vụ tấn công nhằm vào mục tiêu dân sự và dùng biện pháp bạo lực cực đoan nhằm vào bất cứ ai phản đối IS-K ở những nơi mà nhóm chiếm được.

Tại Nangarhar, IS-K hành quyết các già làng và dân địa phương bằng cách bịt mắt rồi bắt họ ngồi trên đống thuốc nổ trên sườn đồi, kích nổ và quay video. Khorasani nói IS-K coi những người bị hành quyết là tội phạm.

Khorasani cho hay các cuộc tấn công của IS-K thường mang lại lợi ích cho Taliban, bất chấp hai nhóm là kẻ thù của nhau. 4 phần tử đánh bom liều chết và 11 tay súng IS-K tổ chức vụ phá ngục ở Jalalabad năm ngoái, giải thoát hàng trăm tù nhân, trong đó có thành viên Taliban và IS.

Giao tranh giữa Taliban và IS-K bắt đầu nổ ra năm 2017 tại Jowzjan, sau khi một thủ lĩnh địa phương có quan hệ với Taliban cùng các tay súng dưới quyền thề trung thành với thủ lĩnh tối cao IS Abu Bakr al-Baghdadi.

Các tay súng IS gốc Afghanistan nói trên cùng một nhóm vũ trang người Uzbek mang tên Phong trào Hồi giáo Uzbekistan đánh chiếm hai thung lũng ở tỉnh Jowzjan và treo cờ IS, Khorasani nói.

Lời kể của Khorasani trùng với thông tin từ phía Mỹ về các cuộc giao tranh, trong đó liên quân do nước này dẫn đầu cùng quân chính phủ Afghanistan và cả Taliban giao tranh với IS-K trong nhiều tháng. Hàng trăm tay súng IS-K sau đó đầu hàng quân đội chính phủ Afghanistan.

IS-K tại Nangarhar cũng hứng các đòn tấn công của lực lượng Mỹ, quân chính phủ Afghanistan và Taliban. Không quân Mỹ thả GBU-43/B MOAB, được mệnh danh là mẹ của mọi loại bom và là vũ khí thông thường mạnh nhất của nước này, nhằm quét sạch khu phức hợp trong lòng núi đang bị các tay súng IS kiểm soát.

Mỹ tuyên bố hơn 90 thành viên IS-K bị tiêu diệt, gồm một số chỉ huy, trong vụ ném bom trên. Tuy nhiên, Khorasani bác bỏ và cho biết các tay súng IS-K đã rời khỏi khu phức hợp từ trước. “Các bên ủng hộ Taliban theo cách này hoặc cách khác khi họ chống lại chúng tôi”, Khorasani nói. “Chẳng có gì bí mật khi Taliban bắt đầu giành chiến thắng”.

Nhóm khủng bố mang nợ máu với Taliban - Hình 4

Các tay súng Taliban đi tuần trên đường phố Kabul, Afghanistan ngày 19/8. Ảnh: AP .

Việc IS trỗi dậy và trở thành kẻ thù của quốc tế thúc đẩy nỗ lực ngoại giao toàn cầu của Taliban, khi lực lượng này tìm cách xóa bỏ tai tiếng là một nhóm khủng bố, các cựu quan chức chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn cho biết.

Mỹ đưa ra đề nghị được công nhận trên trường quốc tế cho Taliban trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận hòa bình ở Doha, Qatar, sau đó trả tự do cho 5.000 thành viên Taliban trong các nhà tù tại Afghanistan.

Các cựu quan chức Afghanistan cho biết nhiều người trong số này đổ xô đến chiến trường và tăng cường lực lượng cho Taliban. Theo thỏa thuận đạt được ở Doha, Taliban hứa sẽ ngăn các nhóm vũ trang Hồi giáo tấn công phương Tây.

Khorasani cho biết rời Nangarhar vào năm ngoái khi tàn quân của IS-K phân tán lực lượng bên trong Afghanistan. Quân đội Mỹ và lực lượng chính phủ Afghanistan bắt Khorasani tại ngoại ô Kabul hồi tháng 5/2020.

Một thẩm phán Afghanistan đã kết án tử hình và 800 năm tù với Khorasani. Tuy nhiên, án tử hình này không phải do chính phủ Afghanistan thực thi, mà được các tay súng Taliban thực hiện, đánh dấu thêm một “món nợ” giữa lực lượng này với nhóm khủng bố cực đoan.

Nhiều người bốc cháy rừng rực trong vụ đánh bom sân bay Kabul Nhà Trắng treo cờ rủ sau vụ đánh bom sân bay Kabul 14 Mỹ cảnh báo nguy cơ đánh bom liều chết tiếp diễn ở Kabul Vụ đánh bom sân bay Kabul được Taliban cảnh báo trước IS nhận trách nhiệm đánh bom sân bay Kabul

Nhân chứng kể cảnh tượng "như ngày tận thế" vụ đánh bom liều chết ở Kabul

Ở nơi mà bạo lực chết người xảy ra không hiếm, cảnh tượng vụ đánh bom kép khiến hơn 100 người thiệt mạng hôm 26/8 ở khu vực sân bay Kabul, Afghanistan vẫn khiến nhiều người cảm giác như ngày tận thế.

Nhân chứng kể cảnh tượng như ngày tận thế vụ đánh bom liều chết ở Kabul - Hình 1

Vụ đánh bom liều chết ở khu vực sân bay Kabul ngày 26/8 khiến hơn 70 người chết, hơn 150 người bị thương (Ảnh: NYTimes).

Đó là cảm giác của một cựu nhân viên công ty chuyên về hỗ trợ xin thị thực Mỹ ở Kabul chia sẻ với Reuters sau khi may mắn sống sót trong vụ đánh bom liều chết ở khu vực sân bay Hamid Karzai ngày 26/8. Anh cho biết, thời điểm trước khi xảy ra vụ tấn công, anh cùng hàng nghìn người khác đang tập trung ở khu vực sân bay với hy vọng được qua cửa sân bay và lên một trong những chuyến bay di tản cuối cùng.

Lúc đó, anh đang xếp hàng gần cổng Abbey của sân bay suốt 10 giờ đồng hồ. Khoảng 17h, một tiếng nổ lớn bất ngờ vang lên. "Cảm giác như mặt đất sụt xuống dưới chân tôi, trong thoáng chốc tôi nghĩ mình bị thủng màng nhĩ và mất thính lực", anh nói.

Người đàn ông này kể lại: "Tôi thấy rất nhiều thi thể, những mảnh thi thể văng lên không trung giống như cơn lốc cuốn theo những chiếc túi nilon lên không trung. Tôi thấy thi thể, phần thi thể của người già, phụ nữ, trẻ em và cả những nam giới rải rác khắp hiện trường. Cả đời tôi nghĩ không bao giờ thấy ngày tận thế, nhưng hôm nay tôi đã thấy ngày tận thế, tận mắt chứng kiến nó".

Theo truyền thông quốc tế, hai vụ đánh bom liều chết đã liên tiếp xảy ra ở khu vực sân bay Kabul, trong đó có một vụ ở cổng Abbey, một vụ bên ngoài khách sạn gần sân bay, khiến ít nhất 103 người chết. Guardian dẫn thông tin từ Bộ Y tế Afghanistan cho biết, các vụ tấn công ít nhất 90 dân thường Afghanistan thiệt mạng, khoảng 150 người bị thương, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Quân đội Mỹ cũng xác nhận, ít nhất 13 quân nhân của họ thiệt mạng, 18 người bị thương trong vụ tấn công. ISIS-K, một nhánh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Afghanistan - đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Suốt 20 năm qua, Kabul vẫn xảy ra các vụ tấn công liều chết và người dân cũng quen thuộc với hình ảnh cảnh sát và nhân viên an ninh tới hiện trường để đưa các nạn nhân đi. Tuy vậy, hôm qua, cảnh tượng mà họ chứng kiến không còn như thế, nhiều người bị thương được người khác hỗ trợ ra khỏi hiện trường trên những chiếc xe rùa thô sơ.

"Hôm nay, không có ai giải quyết vấn đề này, không có ai vận chuyển thi thể hay đưa người bị thương đến bệnh viện. Người chết, người bị thương nằm la liệt trên đường, trên miệng cống thoát nước. Thể xác tôi vẫn ổn, nhưng tôi nghĩ rằng, tổn thương tinh thần và cú sốc này còn theo tôi suốt đời, tôi khó có thể sống một cuộc sống bình thường như trước kia", một nhân chứng chia sẻ.

Những ngày qua là nỗi ám ảnh với người Afghanistan khi hàng chục nghìn người đổ xô đến sân bay Kabul để sơ tán, kéo theo những cảnh tượng hỗn loạn và chết chóc. Vài giờ trước khi xảy ra các vụ đánh bom liều chết, giới chức liên quân do Mỹ đứng đầu đã cảnh báo công dân tránh xa khu vực sân bay do nguy cơ các vụ tấn công khủng bố tiềm tàng nhằm vào nơi này. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn đổ về đây với hy vọng được lên những chuyến bay cuối cùng rời khỏi Afghanistan.

Giới chức quốc tế lo ngại, sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan có thể sẽ trỗi dậy ở quốc gia này. Đó cũng chính là lo ngại khiến nhiều hàng chục nghìn người tìm cách di tản khỏi Afghanistan dù con đường đến sân bay đầy rẫy nguy hiểm.

Đánh bom liều chết ở khu vực sân bay Kabul, hơn 70 người chết

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghị sĩ Mỹ đề xuất chấm dứt quan hệ thương mại bình thường với Trung Quốc
13:55:44 15/11/2024
Ông Trump chọn người chống vaccine làm Bộ trưởng Y tế, cổ phiếu hãng vaccine rớt giá mạnh
13:18:15 15/11/2024
Châu Âu bị bủa vây bởi dịch bệnh sởi
17:19:54 15/11/2024
Công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vì mang hơn 300 con nhện độc quanh người
13:58:40 15/11/2024
Hy Lạp đàm phán với Israel phát triển hệ thống phòng không tương tự 'Vòm Sắt'
16:24:09 15/11/2024
Chân dung nhân vật gây tranh cãi được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp
10:00:10 15/11/2024
Canada: Nhân viên bưu chính bắt đầu đình công trên toàn quốc
19:42:06 15/11/2024
Tương lai các hãng xe điện sẽ ra sao sau quyết đinh bỏ trợ cấp của ông Trump?
15:52:13 15/11/2024

Tin đang nóng

Huỳnh Hiểu Minh cúi đầu xin lỗi
20:59:48 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Bố dượng bán nhà cửa, kỷ vật, trả nợ thay con gái riêng của vợ
20:52:29 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024

Tin mới nhất

Thả lưới bắt cá, ngư dân vô tình 'tóm' được tàu ngầm hạt nhân Mỹ

06:39:40 17/11/2024
Theo trang Business Insider ngày 15.11, nhân vật được nêu trên là ông Harald Engen, người đang giao cá đến ngôi làng Malangen ở phía tây Na Uy thì nhận được tin báo về mẻ lưới đặc biệt.

Tương lai ngành AI của Mỹ dưới thời ông Trump

06:36:02 17/11/2024
Dù đề cập hạn chế về vấn đề trí tuệ nhân tạo (AI) khi tranh cử, nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể chính sách đối với lĩnh vực này.

Chảo lửa Trung Đông thêm sục sôi

06:32:47 17/11/2024
Lực lượng Hezbollah trong một ngày được cho là đã gây tổn thất lớn cho quân đội Israel với các đợt giao tranh và phóng tên lửa.

Boeing sắp ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự

06:25:00 17/11/2024
Tập đoàn máy bay Boeing (Mỹ) ngày 13.11 cho biết họ sẽ ban hành thông báo sa thải 10% nhân sự - tương đương 17.000 lao động trong tuần này.

EU ra án phạt gần 800 triệu euro với Meta

06:21:15 17/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 14.11 đã phạt Công ty Meta (trụ sở tại Mỹ) gần 800 triệu euro với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền.

Máy bay của hãng hàng không Mỹ trúng đạn

06:17:46 17/11/2024
Người phát ngôn Southwest cho biết chuyến bay 2494 của Southwest Airlines chuẩn bị cất cánh bay tới sân bay quốc tế Indianapolis (bang Indiana) thì bị một viên đạn bắn trúng vào bên phải thân máy bay, ngay dưới buồng lái.

Philippines cảnh báo 'thảm họa' khi siêu bão Man-yi tiếp tục mạnh lên

06:00:13 17/11/2024
Đến thời điểm này, hơn 650.000 người đã được sơ tán khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lở đất, lũ lụt và sóng thần. Thứ trưởng Nội vụ Marlo Iringan cũng yêu cầu người dân nên sớm chủ động triển khai các hoạt động sơ tán trước khi bão...

Brazil triển khai quân đội, bố trí lính bắn tỉa bảo đảm an ninh cho Hội nghị Thượng đỉnh G20

05:58:25 17/11/2024
Chính phủ cũng thực hiện biện pháp Đảm bảo Luật pháp và Trật tự, theo đó cho phép triển khai tạm thời lực lượng quân đội trong thời gian diễn ra hội nghị và có quyền bắt giam bất kỳ nghi phạm nào.

Israel nguy cơ rơi vào cuộc chiến tiêu hao ở Liban

05:56:40 17/11/2024
Trong khi đó, Israel đã tăng cường các cuộc không kích ở miền Nam Liban và khu vực Dahiyeh của Beirut, nhắm vào các kho vũ khí của Hezbollah, bao gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa đất đối hải và bệ phóng tên lửa.

Indonesia - 'Quốc gia hào phóng nhất thế giới năm 2024'

05:53:14 17/11/2024
Điểm WGI của Indonesia tiếp tục tăng trong những năm gần đây. Năm 2018 và 2019, Indonesia đạt số điểm 59, sau đó tăng lên 69 vào năm 2020 và 2021.

Khám phá Bluesky - 'Bến đỗ' mới thu hút người dùng mạng xã hội

05:50:46 17/11/2024
Bluesky là mạng xã hội nơi mọi người có thể tương tác nhiều tương tự trên X. Người dùng có thể đăng bài, bình luận và nhắn tin. Bluesky có màu chủ đạo và logo nhiều tương đồng với X.

Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán

05:19:38 17/11/2024
Cũng tại cuộc phỏng vấn này, nhà lãnh đạo Ukraine chia sẻ rằng theo luật pháp Mỹ, ông không thể gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump trước lễ tuyên thệ vào tháng 1/2025.

Có thể bạn quan tâm

10 cách mặc chân váy đẹp đi dự đám cưới

Thời trang

06:34:01 17/11/2024
Ưu điểm của chân váy là sự nữ tính, chỉn chu, phù hợp với những dịp trang trọng. Ngoài ra, các set chân váy còn có độ trang nhã, không sợ lấn át cô dâu.

Cặp đôi ngôn tình gây sốt MXH vì ngọt từ phim đến đời, chemistry bùng nổ khiến khán giả mong yêu thật

Phim châu á

06:08:27 17/11/2024
Dù lần đầu tiên song kiếm hợp bích cùng nhau, nhưng Woo Do Hwan lẫn Lee Yoo Mi khiến khán giả mê mẩn bởi những phân cảnh tung hứng duyên dáng và phản ứng hoá học ngọt ngào, bùng nổ.

Trường Huy lấy nước mắt Phương Dung, Ngọc Sơn khi hát về mẹ

Tv show

06:06:40 17/11/2024
Thể hiện ca khúc dành tặng đấng sinh thành, thí sinh Trường Huy khiến các giám khảo như Ngọc Sơn, Phương Dung nghẹn ngào trên ghế nóng.

'Chiến tranh giữa các vì sao' bị hủy lịch chiếu năm 2026

Hậu trường phim

06:04:46 17/11/2024
Ông lớn Disney vừa thông báo hủy lịch chiếu của phần phim mới nhất thuộc thương hiệu Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) trong năm 2026.

Trổ tài làm cơm rang dứa giăm bông ngon 'bá cháy'

Ẩm thực

06:03:35 17/11/2024
Cơm rang dứa giăm bông không chỉ dễ làm, còn rất hấp dẫn, phù hợp cho bữa sáng, bữa trưa hay một bữa tối nhẹ nhàng.

Nghi vấn quân nhân Nga cải trang thành lính Ukraine khi đánh chiếm Kupiansk

05:15:37 17/11/2024
Nếu nỗ lực chiếm thành phố Kupiansk ở khu vực Đông Bắc Ukraine của Nga thành công, chiến thắng này sẽ cho phép Nga tiến xa hơn về phía Tây vào khu vực Kharkiv vốn đã bị tấn công - các nhà phân tích nói với The Telegraph.

Azerbaijan giúp Slovakia thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Uncat

04:50:37 17/11/2024
Trong bối cảnh rủi ro chính trị và khả năng chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine, Slovakia đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế và mở rộng dự trữ năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?

Sao việt

23:37:32 16/11/2024
Sau đêm thi bán kết không mấy thành công, Kỳ Duyên đang chuẩn bị bước vào đêm thi quan trọng nhất - chung kết Miss Universe 2024.

Sao nam bị vợ tố nghiện mua dâm lộ mức đền bù gây phẫn nộ

Sao châu á

22:18:28 16/11/2024
Yulhee tiết lộ Minhwan đã đề nghị đưa cho cô 50 triệu won (909 triệu đồng) bồi thường ly hôn và 2 triệu won (36 triệu đồng) tiền cấp dưỡng nuôi con.