Nhóm G7 thống nhất lập trường về WHO và mở cửa trở lại nền kinh tế
Nhóm G7 đã nhất trí phối hợp để tái mở cửa nền kinh tế của các nước thành viên sau đại dịch và đảm bảo “các chuỗi cung ứng đáng tin cậy” trong tương lai.
Cuộc họp trực tuyến của nhóm G7. (Ảnh: AFP)
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 16/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức một hội nghị trực tuyến với các lãnh đạo khác của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang nỗ lực chấm dứt tình trạng tê liệt kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra
Tại hội nghị, Nhà Trắng cho biết lãnh đạo nhóm G7 đã nhất trí phối hợp để tái mở cửa nền kinh tế của các nước thành viên sau đại dịch và đảm bảo “các chuỗi cung ứng đáng tin cậy” trong tương lai.
Nhà Trắng khẳng định các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí duy trì cam kết triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo một sự phản ứng mạnh mẽ và có tính phối hợp trên toàn cầu đối với tình hình khủng hoảng y tế hiện nay cũng như thảm họa liên quan đến kinh tế và nhân đạo, nhằm mục tiêu phục hồi bền vững.
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Lãnh đạo các nước G7 đã lên tiếng yêu cầu “xem xét và cải tổ triệt để” cơ quan này.
Mặc dù vậy, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn lên tiếng ủng hộ và cam kết sẽ hỗ trợ WHO. Thủ tướng Merkel nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 chỉ có thể được khắc phục bằng một phản ứng quốc tế mạnh mẽ và sự phối hợp.
Chính vì vậy, bà Merkel khẳng định Đức sẽ hỗ trợ đầy đủ cho WHO cũng như đối tác khác như Liên minh vaccine CEPI (Liên minh Sáng kiến phòng chống dịch bệnh) và Liên minh vaccine toàn cầu GAVI.
Video đang HOT
Trước đó, WHO cũng đã nhận được sự ủng hộ từ 23 quốc gia tại một hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng Ngoại giao với chủ đề hợp tác quốc tế phòng chống dịch COVID-19 trong khuôn khổ Liên minh vì Chủ nghĩa đa phương, do Đức khởi xướng.
Tại hội nghị này, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng WHO vẫn là “xương sống của cuộc chiến đấu chống lại đại dịch toàn cầu”. Ông đã tái khẳng định sự hỗ trợ của mình đối với WHO.
Trước đó, Tổng thống Trump hôm 14/4 đã quyết định ngừng cấp ngân sách và yêu cầu làm rõ những sai sót của WHO trong việc đối phó với đại dịch COVID-19.
Động thái của Tổng thống Trump đã vấp phải sự phản đối từ LHQ, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Liên minh châu Phi (AU) và tỷ phú Bill Gates, nhà ủng hộ lớn cho WHO thông qua quỹ từ thiện của mình./.
Thủ tướng Angela Merkel lên tiếng ủng hộ WHO. (Ảnh: DPA)
Covid-19: Đến lượt Đức nới lỏng lệnh phong tỏa, mở lại cửa hàng vào tuần tới
Đức đã đạt được thành công bước đầu trong cuộc chiến chống Covid-19 và sẽ có bước đi đầu tiên trong việc dỡ bỏ các quy định giãn cách xã hội, Thủ tướng Angela Merkel nói hôm 15.4.
Theo SCMP, quy định cách ly xã hội vẫn sẽ có hiệu lực ở Đức cho đến ngày 3.5. Bà Merkel đã gặp thống đốc của 16 bang và thống nhất các biện pháp nới lỏng. Các lãnh đạo Đức sẽ họp lại vào ngày 30.4 để bàn về phương hướng sau ngày 3.5.
Theo quyết định ngày 15.4, các cửa hàng quy mô vừa và nhỏ ở Đức sẽ được mở cửa trở lại vào tuần tới. Các cửa hàng bán xe hơi, xe đạp, cửa hàng sách đều được mở cửa trở lại, nhưng phải tuân thủ quy định vệ sinh và giữ khoảng cách.
Trường học có thể mở cửa lại từ ngày 4.5, ưu tiên cho các học sinh năm cuối cấp. Tiệm làm tóc cũng có thể được mở cửa trở lại từ ngày đó.
Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Chính phủ Đức "khuyến cáo mạnh mẽ" người dân đeo khẩu trang khi đi mua sắm hoặc khi sử dụng phương tiện công cộng.
Các hoạt động tín ngưỡng vẫn bị cấm. Các nhà hàng, quán bar, quán cà phê chưa thể mở cửa lại ở Đức. Các sự kiện quy mô lớn bị cấm đến ngày 31.8.
"Chúng ta đang bước những bước nhỏ về phía trước", bà Merkel nói. "Đây chỉ mới là thành công bước đầu nên cần có những sự cẩn trọng".
Tính đến ngày 15.4, số ca nhiễm Covid-19 ở Đức đã tăng thêm 2.486, lên con số 127.584, theo thống kê của Viện Robert Koch (RKI). Số ca tử vong là 3.254.
Chính phủ vẫn thống nhất duy trì kiểm soát biên giới với Áo, Pháp, Thụy Sĩ, Luxembourg và Đan Mạch thêm 20 ngày, cho đến đầu tháng 5, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Đức cho biết.
Bà Merkel nói mức độ lây nhiễm Covid-19 ở Đức là 1,1, nghĩa là 1 người có thể truyền bệnh sang cho 1 người khác. Với mức độ này, hệ thống y tế Đức phải đến tháng 10 mới đạt giới hạn.
Các chính trị gia Đức bày tỏ lo ngại về hệ quả kinh tế vì đại dịch Covid-19, dù chính phủ đã công bố gói hỗ trợ trị giá 750 tỉ euro. Nền kinh tế Đức đã rơi vào suy thoái từ tháng 3 và được dự báo chưa thể hồi phục cho đến giữa năm nay.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Sự khác biệt trong cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của Đức và Anh Tính đến ngày 14/4, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã đạt mốc gần 2 triệu người, với trên 120.000 ca tử vong. Tại châu Âu, sự khác biệt rõ rệt trong cách ứng phó với đại dịch COVID-19 của 2 quốc gia Đức và Anh được coi là bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia. Thông điệp "Giữ...