Nhóm “dùng thuốc mê cướp tài sản” sa lưới
Chiều 8/3, Phòng 5, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm đã bàn giao hồ sơ ban đầu cùng đối tượng cho CQĐT Công an TP Hà Nội.
Hàng loạt vụ án dùng thuốc mê cướp tài sản gây hoang mang dư luận (Ảnh minh họa)
Những tình tiết còn bí ẩn trong hàng loạt vụ chuốc thuốc mê để cướp tài sản của những người hành nghề xe ôm được chôn vùi trong hơn 20 năm đã được sáng tỏ dần qua lời khai ban đầu của đối tượng truy nã Nguyễn Ngọc Thành.
Những chiêu thức chuốc thuốc mê để cướp tài sản
“Sinh năm 1968, bằng tuổi này, bạn bè em đã có vợ, con đàng hoàng, còn em thì vẫn chưa lấy được vợ. Đó chính là hậu quả của tuổi trẻ bồng bột, bởi khi gây án em chỉ vì lòng tham, đi theo các anh, chị mà không lường trước được hậu quả. Giờ bố mẹ em cũng đã mất lâu rồi, nếu sau này em có chấp hành án tốt, ra tù, lấy vợ, sinh con thì bố mẹ em cũng chẳng nhìn được mặt cháu nữa…” - đối tượng truy nã Nguyễn Ngọc Thành (45 tuổi, trú tại phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội) bộc bạch nỗi u uất chất chứa trong lòng với cán bộ lấy lời khai.
Video đang HOT
Những ngày trốn chạy chui lủi hơn 20 năm, kể từ khi gây án để nay vẫn còn in hằn trên khuôn mặt hốc hác, trên bàn tay chai sạn vì lao động nặng tại các công trường của Thành. Thành kể lại quá trình trượt dốc của mình khi hắn bước chân vào làm thuê tại quán cà phê ở Kim Liên, Hà Nội do Nguyễn Quốc Trung, 60 tuổi, trú tại phường Kim Mã, Hà Nội và Lê Thị Hương Quỳnh, 53 tuổi trú tại Khương Trung và Doãn Văn Nghĩa, trú tại phố Phan Phù Tiên, Hà Nội.
Thời điểm năm 1992, chiếc xe máy là tài sản lớn – Thành nói, vậy nên nhóm đối tượng này đã cướp tài sản tập trung vào đối tượng làm người hành nghề xem ôm. Chúng bày ra màn kịch vờ làm thương nhân buôn bán, đi tìm thuê nhà làm kho để chở hàng về. Sau khi đã chiếm được lòng tin của chủ nhà cho thuê, kịch bản tiếp theo là đi thuê người lái xe ôm đến kho để chở hàng đi tiêu thụ. Tại địa điểm được thuê làm kho, lấy lý do chờ hàng về, các đối tượng đã dùng thuốc ngủ Valium và thuốc an thần G10, pha vào cốc cakao, sau đó mời người lái xe ôm uống. Khi người lái xe ôm đã ngủ say, các đối tượng liền cướp xe rồi “cao chạy, xa bay” .
Theo tài liệu của CQĐT Công an TP Hà Nội, các đối tượng đã gây ra 7 vụ cướp tài sản với thủ đoạn chuốc thuốc mê pha vào nước uống như trên. Chủ mưu trong vụ án này chính là đối tượng Trung. Trung là người trực tiếp mua thuốc ngủ ở các hiệu thuốc về, pha chế, cho vào lọ mang theo. CQĐT cũng đã chứng minh được đối tượng Thành tham gia 2 vụ trong số 7 vụ án cướp tài sản nêu trên.
Giả làm thương nhân để cướp tài sản
Mặc dù gây án đã hơn 20 năm nhưng có lẽ tội lỗi ám ảnh mỗi ngày nên Thành không thể quê được những hành động hắn và đồng bọn đã gây ra. Theo lời khai ban đầu, sau khi trốn truy nã và theo tài liệu thu thập được của CQĐT trước đây cho thấy, tháng 11 năm 1992, Thành cùng đồng bọn giả làm lái buôn gỗ đến thuê nhà anh Giá ở huyện Đan Phượng, Hà Nội làm nơi tập kết gỗ. Có địa điểm thuê nhà, Thành và Nghĩa đã ra đường Giảng Võ, Đê La Thành để thuê 2 lái xe ôm là anh Bê và anh An đi đến Đan Phượng. Tại nhà thuê, các đối tượng gọi nhau bằng tên khác, vờ bày ra màn kịch đợi gỗ về nên đi nấu cơm mời 2 anh xe ôm cùng ăn. Sau khi ăn cơm xong, với miệng lưỡi xảo hoạt, Quỳnh đã pha ca cao có thuốc mê mời anh An và anh Bê uống. Khi 2 con mồi đã mê man, các đối tượng đã cướp xe, mang đến địa bàn tỉnh Bắc Giang tiêu thụ.
Đối tượng truy nã Nguyễn Ngọc Thành tường trình lại, gây án trót lọt, cướp 2 xe máy mang đi tiêu thụ được gần 20 triệu đồng, thấy ngon ăn, các đối tượng lại tiếp tục gây án. Lần này, chúng đổi địa bàn sang thuê nhà ở huyện Thường Tín, Hà Nội. Khi đến thuê nhà anh Nguyễn Văn Dụ, chúng lại đóng vai thương nhân buôn bán hàng điện tử. Hai nạn nhân là lái xe ôm tiếp tục bị sập bẫy lần này là anh Trần Cao Khải, Nguyễn Hoàng Tâm, cùng trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Với kịch bản chờ hàng về, mời ăn cơm và cũng vẫn là Quỳnh thực hiện công đoạn pha ca cao có thuốc mê mời khách, chúng đã cướp được xe máy, mang sang Bắc Giang bán được hơn 15 triệu đồng. Thành bảo, gây án xong, Thành được Trung chuyển nhượng cho sở hữu quán cà phê ở Kim Liên. Sau đó một thời gian, quán bị giải tỏa, Thành được Trung chia cho 2 chỉ vàng. Tiêu tiền nhanh hết, kiếm lại không ra nên Thành đã dạt vào TP Hồ Chí Minh làm ăn. Thành nhớ lại quãng thời gian đầu năm 2011, hắn rụng rời tay chân khi vô tình đọc trên một tờ báo Công an về vụ án có mình tham gia và biết rằng đồng bọn đã bị bắt giữ, phải trả giá về tội lỗi gây ra.
Biết không thể trốn tránh mãi, ngày 10/1/2011, Thành đã đến Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP Hà Nội đầu thú. Sau đó, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử, tuyên án Thành 6 năm tù, đang trong thời gian chờ thi hành án thì y bỏ trốn. Ở nhà một thời gian lại lêu lổng, không có việc làm, Thành đã trốn khỏi nơi cư trú, lang thang đi nhiều tỉnh, thành phố làm ăn, có lúc hắn lên tận Hà Giang, khi lại vào miền Trung…
Đầu năm 2013, qua rà soát đối tượng truy nã, Phòng 5 Cục C52 đã phối hợp trao đổi thông tin với CQĐT Công an TP Hà Nội và đã có những manh mối đầu tiên về đối tượng. Ngày 7/3, phát hiện Thành xuất hiện tại địa bàn TP Hà Nội, các trinh sát bí mật bám sát. Sáng ngày 8/3, khi Thành đang ngủ tại nhà ở phường Cống Vị, quận Ba Đình thì bị lực lượng Công an bắt giữ.
Theo xahoi
Nhà khoa học nói về vụ thôi miên cướp 1,5 tỷ đồng giữa Hà Nội
Tiến sỹ Vũ Thế Khanh đã có những chia sẻ thú vị với Kiến thức về vụ cướp bị nghi là do bị thôi miên mới đây tại Hà Nội.
Tiến sỹ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA)
Ông Vũ Thế Khanh, tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho biết sự việc này có thể là một trò bịp, đổ "tiếng xấu" cho thôi miên; bởi chúng ta mới chỉ nghe lời khai của nạn nhân mà chưa kiểm chứng được độ chân thực của lời khai đó, hoặc giả như lời khai đó là thật thì có thể đây là một trường hợp sử dụng thuốc gây mê để tiến hành vụ trộm.
Theo tiến sỹ Vũ Thế Khanh, gây mê là hiện tượng người này sử dụng năng lực thần kinh của mình để chế áp năng lực thần kinh của người khác bằng cách trực diện (nhìn vào mắt người đối diện để thôi miên).
Bàn về khả năng sử dụng phương pháp thôi miên để cướp như báo chí mới đưa ra, ông Khanh cho biết, về lý thuyết thì điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, những người có khả năng thôi miên chân chính sẽ không bao giờ thực hiện những hành vi phạm tội như vậy.
Thôi miên chỉ có thể thực hiện được trong những điều kiện nhất định: đó là trạng thái tâm lý của người bị thôi miên có phù hợp hay không; phải nằm trong phạm vi ảnh hưởng của người thực hiện hành vi thôi miên (người thôi miên phải nhìn trực diện vào mắt người bị thôi miên). Thời gian bị thôi miên thường không kéo dài. Quá trình này kết thúc khi trường ảnh hưởng không còn.
Thôi miên không có được do thiên bẩm. Phải trải qua quá trình rèn luyện một cách có phương pháp thì mới đạt được khả năng này.
Không phải ai cũng có thể bị thôi miên. Chỉ những người dễ bị tác động bởi xung lực bên ngoài (những người có thần kinh yếu, bị tác động bởi ngoại cảnh) mới là những người dễ bị thôi miên. Vậy nên theo tiến sỹ Khanh, phương pháp tốt nhất để tránh bị thôi miên là phải giữ cho tinh thần vững vàng, nâng cao sự hiểu biết để tránh bị dụ dỗ, sai khiến, thôi miên.
Trái với nhận định của nhiều người, thôi miên không chủ đích được dùng để làm những việc xấu xa. Nó được dùng để chữa bệnh, là liệu pháp tâm lý giải tỏa stress. Với nhiều bệnh nhân, thôi miên còn được coi là một phương thuốc chữa bệnh khi thuốc thang đã trở nên vô dụng. Cảnh sát cũng sử dụng phương pháp thôi miên để giúp tìm ra đầu mối phá án.
Theo xahoi
Dùng thuốc mê để... cướp tóc Vừa qua, tại thôn Tam Nông, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, người thân của anh Đào Quang Huy bị một đối tượng đến nhà dùng thuốc mê "đánh gục" rồi cướp tài sản. Mái tóc dài đen mượt của chị Hà "đã không cánh mà bay" (Ảnh minh họa) Trước khi rút nhanh khỏi hiện trường, đối tượng lạ tự xưng là...