Nhóm đòi nợ thuê bắt người sang Campuchia lãnh án
Để đòi nợ, các bị cáo bắt người sang Campuchia rồi ép gọi điện cho người thân mang tiền đến chuộc mới thả về.
Ngày 1-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên phạt ba anh em Mai Ngọc Thanh 20 năm tù, Mai Ngọc Lâm và Mai Ngọc Tùng (cùng trú Quảng Ngãi) mỗi người 16 năm tù về hai tội bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản.
Ba đồng phạm còn lại bị tuyên phạt từ 10 năm sáu tháng tù đến 12 năm chín tháng tù.
Đây là vụ đòi nợ thuê bằng cách bắt người sang Campuchia gây tranh cãi về tội danh. Quá trình thụ lý và giải quyết, tòa cũng từng trả hồ sơ cho VKS cùng cấp để làm rõ các vấn đề về tố tụng lẫn tội danh truy tố.
Các bị cáo tại phiên xử. Ảnh: H.Y
Tại toà, các luật sư không thống nhất về tội danh và điều khoản mà VKS truy tố các bị cáo, bào chữa cho bị cáo theo hướng chỉ phạm tội cưỡng đoạt hoặc bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
HĐXX nhận định các bị cáo cùng nhau bắt, trấn áp, dùng vũ lực tấn công để ép buộc bị hại đưa tài sản. Hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội bắt giữ người trái pháp luật và cướp tài sản.
Từ đó, tòa đề nghị bác quan điểm của luật sư. Tuy nhiên, toà xem xét các tình tiết giảm nhẹ phần nào cho các bị cáo.
Theo hồ sơ, Thanh là đối tượng có nhân thân xấu, thường thỏa thuận đòi nợ thuê cho các chủ nợ khi có yêu cầu.
Để thực hiện các hợp đồng đòi nợ, Thanh lên kế hoạch bàn bạc cụ thể. Nhóm này chuẩn bị hung khí, theo dõi nơi cư trú của bị hại, sau bắt giữ rồi dùng vũ lực tấn công nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khi không lấy được tài sản, tiền, Thanh tổ chức đưa bị hại sang Campuchia đe dọa, ép liên lạc với người thân buộc giao tiền thì mới thả về.
Cụ thể, vụ thứ nhất, bị hại là ông Đào Xuân Trung. Năm 2013, ông Nguyễn Xuân Thường đưa cho ông Trung gần 1,2 tỉ đồng hùn vốn làm ăn.
Việc không thành, ông Thường đòi lại tiền nhưng ông Trung chưa trả. Ông Thường nhờ Trung đòi nợ, hứa chia đôi số tiền thu được.
Ngày 8-11-2017, thấy ông Trung đang di chuyển trên đường, Thanh ra lệnh bắt, bịt mắt, ép ông Trung lên ô tô đưa đến huyện Củ Chi.
Video đang HOT
Tại đây, Thanh nói ông Trung nợ ông Thường 3,3 tỉ đồng, tính cả lãi 10%/năm từ năm 2013 đến nay chưa tính tiền phạt, yêu cầu trả trước 1 tỉ đồng. Ông Trung không chịu nên Thanh đưa ông sang Campuchia qua cửa khẩu Thomo (Long An) và nhốt trong một nhà nghỉ.
Hôm sau, Thanh đánh, đe dọa, bắt ông Trung gọi điện thoại cho bạn gái chuẩn bị 1 tỉ đồng tiền chuộc, nếu không sẽ bị lấy gan, thận.
Bạn gái ông Trung giao cho Thanh 870 triệu đồng. Thanh ép ông Trung viết giấy vay nợ nội dung ‘Theo ông Thường sang Campuchia đánh bạc, bị thua nên mượn ông 2,3 tỉ đồng’.
Thanh giữ giấy, đưa ông Trung 1 triệu đồng và cho về. Xong việc Thanh nói với ông Thường chỉ thu nợ được 500 triệu đồng. Trừ chi phí, Thanh đưa lại ông 210 triệu đồng.
Tương tự, ngày 3-12-2017, nhóm này chặn xe, đánh, bịt mặt, khiêng bà Lưu Thị Mỹ Trang lên ô tô, đưa đến quán câu cá ở huyện Củ Chi.
Sau đó, nhóm gọi điện bảo chồng bà mang tiền đến chuộc, nếu không sẽ bán bà sang Campuchia làm gái mại dâm. Chồng bà Trang nói đã báo công an.
Thấy vậy, nhóm đưa bà Trang qua biên giới nhưng thấy lính biên phòng nên quay về, thả bà tại Củ Chi. Bà Trang đến công an khai bị nhóm của Thanh chiếm đoạt 80 triệu đồng, bốn nhẫn, một dây chuyền, một đôi bông tai, một xe máy AirBlade.
Hãi hùng câu chuyện đòi nợ thuê
Đòi nợ thuê có hai loại. Loại thứ nhất là do các băng nhóm giang hồ thực hiện. Loại còn lại là công ty thu hồi nợ có tư cách pháp nhân hẳn hoi.
Tuy nhiên, để đòi nợ thành công, thời gian qua, tại TP Hồ Chí Minh và một số địa phương, nhiều đối tượng đã phải sử dụng giang hồ mặt mày bặm trợn, xăm trổ đầy mình. Con nợ nào yếu... bóng vía, sẽ bị hù dọa, tạt nước sơn, mắm tôm cho sợ; còn "nặng" thì phải nói chuyện bằng nắm đấm, "quậy" tưng bừng nơi ở hoặc trụ sở công ty của "con nợ"...
Không trả sẽ... giết !
Chiêu trò đòi nợ thuê nở rộ ở TP Hồ Chí Minh khoảng 10 năm trở lại đây. Còn "chiêu độc" tạt nước sơn trộn mắm tôm vào nhà "con nợ" xuất hiện nhiều trong vài ba năm gần đây. Hàng năm, ở TP Hồ Chí Minh ghi nhận có khoảng trên dưới 500 vụ quăng chất bẩn (phần nhiều là nước sơn và mắm tôm) vào nhà người khác, tuy nhiên số vụ việc xác định được thủ phạm không nhiều.
Theo giới giang hồ, gần như 100% số vụ tạt nắm tôm, nước sơn là liên quan đến chuyện nợ nần. Vụ quán phở Hòa (quận 1) với 8 lần bị tạt nước sơn và vụ gia đình cụ Hồ Tăng Quang (quận Tân Bình) với hàng chục lần bị nhiều nhóm côn đồ khủng bố tinh thần, tạt nước sơn, đập phá nhà cửa... đều liên quan đến đòi nợ thuê.
Sau khi sử dụng "chiêu độc" nói trên mà vẫn chưa hiệu quả, những kẻ đòi nợ buộc lòng phải sử dụng chiêu cuối cùng, đó là bắt cóc "con nợ" và đe dọa giết, khiến cho gia đình nạn nhân hoảng loạn, buộc phải chạy vạy khắp nơi để chuộc người thân về. Hai vụ bắt cóc ông Tr., (ngụ Gò Vấp) và ông A., (ngụ quận 7) cho thấy rõ sự manh động của các băng nhóm đòi nợ thuê.
Mai Xuân Thanh nhận đòi nợ thuê cho ông Nguyễn Xuân Thường với số tiền 1,65 tỷ đồng mà ông Tr., thiếu. Nếu thu hồi được nợ, Thanh sẽ hưởng 50%. Ký xong hợp đồng, Thanh chỉ đạo đàn em Mai Ngọc Lâm, Mai Ngọc Tùng, Nguyễn Lê Anh Tuấn và Nguyễn Quang Trưởng theo dõi để bắt cóc ông Tr.
Trong một lần điều khiển xe gắn máy từ nhà đến công ty đồ gỗ An Cường nằm trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10), nhóm đối tượng trên bám theo chặn xe ông Tr., dùng gậy 3 khúc đập vào đầu ông Tr., rồi khống chế đưa lên xe máy chở đi.
Khi đến ngã tư An Sương, chúng bịt mắt rồi đưa ông Trung lên xe ôtô 4 chỗ hiệu Chevrolet BKS 51A-45914 chở thẳng đến quán câu cá giải trí Bàu Năng Láng Trà (ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi). Thanh đưa ra tờ giấy rồi buộc ông Tr., ghi xác nhận nợ ông Thường tổng cộng là 3,3 tỷ đồng, bao gồm cả gốc và lãi.
Tiếp theo, đồng bọn của Thanh móc bóp ông Tr., lấy hơn 14 triệu đồng, 1 chỉ vàng SJC và 1 thẻ ATM. Chúng buộc ông Tr., trả trước 1 tỷ đồng sẽ thả người, nếu không sẽ đưa sang Campuchia "làm thịt". Khi ông Tr., nói "không có tiền", các đối tượng đã đánh đập dã man ông Tr., đến ngất xỉu. Hai giờ sau chúng tạt nước cho ông Tr., tỉnh lại rồi đưa sang Campuchia.
Tại đây chúng tiếp tục đánh đập ông Tr., và buộc điện cho người thân báo đã bị bắt sang Campuchia, bị đánh gãy xương, chuẩn bị 1 tỷ đồng tiền chuộc, nếu không sẽ lấy gan, thận của ông Tr., đem bán. Người thân, bạn bè ông Tr., hoảng sợ nên gom góp được số tiền 870 triệu đồng để đưa cho Thanh.
Chúng hẹn người nhà ông Tr., ở nhiều địa điểm khác nhau và cuối cùng chốt điểm giao tiền ở gần bệnh viện Xuyên Á (Củ Chi) và đã chiếm số tiền nói trên. Sau khi "từ địa ngục trở về" ông đã trình báo cơ quan Công an. Thanh cùng đồng bọn "sa lưới" sau đó.
Băng nhóm Nguyễn Văn Ngọc (ngụ quận Tân Bình) nhận hợp đồng đòi nợ ông A., ngụ quận 7. Sau nhiều ngày theo dõi, Ngọc cùng 7 đàn em đi trên một ôtô đỗ trước hẻm nhà ông A., để chờ thời cơ hành động. Khi ông A., từ nhà đi bộ ra đầu hẻm để mua đồ ăn thì 3 đàn em của Ngọc lập tức khống chế bắt ông A., lên xe.
Xe chạy được vài trăm mét thì bọn chúng đánh đập rồi bịt mắt ông lại bảo sẽ chở sang Campuchia. Sau gần 2 giờ đồng hồ xe lăn bánh, tài xế nói đã qua cửa khẩu Mộc Bài và sau đó đưa ông A., xuống xe. Khi được mở bị mắt ra, nhìn xung quanh là 4 bức tường, ông A., òa khóc.
Một tên trong nhóm gằn giọng: "Ở đây là đất Campuchia chúng tao muốn giết mày lúc nào là giết. Nhưng trước khi giết chúng tao sẽ lấy hai quả thận của mày đem bán để trừ nợ. Còn khôn hồn thì điện thoại về cho vợ chuẩn bị đủ 468 triệu đồng để chuộc thì chúng tao sẽ thả mày ra. Nên nhớ, nếu đi báo Công an mà người của chúng tao bị bắt thì mày sẽ bị cắt cổ ngay".
Để khủng bố tinh thần của ông A. chúng thay phiên đánh đập, chích điện khiến ông A. vô cùng hoảng loạn. Liền sau đó chúng điện thoại cho bà N.B., vợ ông A. và cho hay đang giam giữ ông A. ở Campuchia. Chúng yêu cầu bà N.B. phải đưa ngay 468 triệu đồng cho người của bọn chúng để chuộc chồng, nếu chậm trễ, ông A. sẽ bị giết chết. Để làm tin chúng chuyển máy để ông A., nói chuyện với vợ.
Trong cơn lo sợ tột độ, ông A. cầu cứu vợ đi hỏi người thân, bạn bè để vay mượn tiền chuộc ông về chứ không chúng sẽ giết ông thật. Ông còn dặn tới dặn lui là không được đi báo Công an vì mạng sống của ông như "cá nằm trên thớt".
Thương chồng, bà N.B. chạy vạy khắp nơi nhưng bà con, dòng họ, bạn bè ai cũng nghèo, làm thuê kiếm sống qua ngày nên chẳng thể nào kiếm ra một số tiền lớn như vậy. Bà B. trình báo cơ quan Công an và không bao lâu sau ông A. được giải cứu...
Một băng nhóm đòi nợ thuê và hiện trường vụ tạt sơn vào nhà con nợ ở quận 3.
99% công ty hoạt động không đúng pháp luật
Tuy cũng sử dụng giang hồ để đòi nợ nhưng các công ty thu hồi nợ thì lại có "nghiệp vụ" hơn chứ không đến mức phải manh động như các băng nhóm giang hồ. Chiêu thông thường của "nhân viên đòi nợ" là tụ tập, căng băng rôn trước nhà, công ty, nơi làm việc của con nợ nhằm hạ thấp uy tín, cản trở kinh doanh để con nợ sợ mà trả tiền.
Tháng 3-2019, hơn mười giang hồ mặt mày bặm trợn, xăm hình vằn vện đi cùng một số nhân viên mặc đồng phục công ty thu hồi nợ tập trung trước cổng một công ty trên đường Nguyễn Trãi, quận 1 (TP Hồ Chí Minh). Họ lớn tiếng chửi bới để đòi khoản nợ hơn 3 tỷ đồng cho đối tác. Công an quận 1 có mặt can thiệp thì những đối tượng này bảo chỉ đến đây uống cà phê chứ không gây rối trật tự công cộng rồi lẳng lặng rút lui.
Một trường hợp khác (cũng ở quận 1) là gia đình bà L. (phường Phạm Ngũ Lão) bị hai nhân viên của công ty đòi nợ ở quận Tân Bình đến nhà để đòi nợ con trai bà. Khi bà L. từ chối trả nợ thì ít ngày sau nhà bà L. liên tục bị tạt sơn, lòng heo thối... Cơ quan Công an tiến hành làm việc với công ty thu hồi nợ trên nhưng họ cho rằng mình không liên quan gì đến các vụ quẳng chất bẩn vào nhà bà L.
Do không đủ cơ sở chứng minh sự câu kết này nên cơ quan Công an chỉ buộc công ty thu hồi nợ cam kết đòi nợ theo đúng quy định và cũng từ đó nhà bà L. không còn bị tạt chất bẩn...
Trong vai một người cần đòi nợ thuê, PV Báo CAND tiếp cận với giám đốc một công ty đòi nợ khá có tiếng ở quận 10. Trong lúc ngẫu hứng, tay giám đốc tên C. khẳng định, nói sử dụng "nghiệp vụ" cho oách chứ đi đòi nợ mà không dùng giang hồ thì chẳng bao giờ thành công.
Thấy tôi tỏ vẻ ái ngại, C. liền đưa Nghị định 104/2007/N-CP (Nghị định "về kinh doanh dịch vụ đòi nợ" 14-6-2007) chỉ vào khoản 9, điều 8 rồi nói: "Nghị định đã nói rõ "người thuê đòi nợ không chịu trách nhiệm liên đới đối với hành vi mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ vi phạm pháp luật" thì em còn sợ cái gì?".
Thấy tôi gật gù, C. nói tiếp: "Em an tâm tụi anh có nghiệp vụ mà. Hồ sơ cứ để đây anh xem, nếu "OK" sẽ ký hợp đồng với em. Bên anh làm ăn uy tính lắm". Nói rồi C. đưa cho tôi xem bảng giá phí dịch vụ có mức từ 15-48% tùy theo số tiền cần đòi. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết đây cũng là mức giá chung cho các công ty đòi nợ khác. Với mức phí này cũng tương đương với thuê giang hồ đòi nợ.
ể tìm hiểu cái gọi là "nghiệp vụ" như C. nói, tôi liên hệ với H., từng là "trưởng phòng nhân sự" cho một công ty thu hồi nợ nay đã giải nghệ. H. cười lớn tiếng bảo có nghiệp vụ gì đâu, như anh biết rồi đó, thì cũng tụ tập lớn tiếng, giả đò theo dõi người nhà con nợ và... tạt nước sơn, mắm tôm.
Cũng theo lời H. công ty đòi nợ nào cũng có "cơ sở" là hàng chục, hàng trăm giang hồ, con nghiện ở khắp các địa bàn. Sau khi trực tiếp gây sức ép mà không có hiệu quả thì giám đốc công ty chỉ đạo đám giang hồ tạt nước sơn, mắm tôm cho đến khi nào trả thì thôi.
"Chiêu này lợi hại lắm anh. Nhiều gia đình ban đầu cương quyết lắm nhưng sau vài lần bị tạt thì xấu hổ với bà con, hàng xóm, bạn bè nên chấp nhận trả nợ thay mà không trình báo với cơ quan Công an". ể đòi nợ hiệu quả, sau khi tiếp nhận hồ cơ của người thuê đòi, công ty sẽ cho nhân viên tiến hành "trinh sát". Nếu thấy thân nhân con nợ khá giả, có khả năng trả nợ thay thì mới nhận đòi. Còn thấy quá khó khăn thì công ty sẽ từ chối nhưng lại chỉ điểm cho các nhóm giang hồ đòi nợ thuê tham gia.
"Nói một cách dễ hiểu thì công ty đòi nợ thuê là trung gian giữa giang hồ đòi nợ thuê và người thuê đòi nợ. Do sợ dính dáng đến pháp luật khi trực tiếp thuê giang hồ nên việc thông qua công ty đòi nợ là an toàn nhất", H. quả quyết. Tất nhiên là sự liên kết này đã gây nhiều hệ lụy cho xã hội, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu "xã hội đen".
Từ thực tế đó mà Thượng tá Nguyễn Đăng Nam, Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh khẳng định, 99% công ty thu hồi nợ hoạt động không đúng quy định của pháp luật; có biểu hiện câu kết với các băng nhóm ở bên ngoài sử dụng nhiều chiêu trò gây rối, khủng bố tinh thần, ném mắm tôm, nước sơn... vào nhà người nợ tiền.
Khi đến thông báo với chính quyền địa phương về việc đòi nợ, các nhân viên công ty thu hồi nợ ăn vận khá lịch sự, áo sơ mi dài tay bỏ vào quần, nói năn nhỏ nhẹ, chừng mực. Nhưng khi đến nhà đòi nợ thì toàn là những người xăm trổ, đầu trọc, nói năng văng tục, trấn áp tinh thần "con nợ". Điều đáng nói hơn, người phải gánh chịu là thân nhân của "con nợ" vì thường "con nợ" đã lánh mặt khỏi địa phương...
Theo thống kê, hiện toàn thành phố có 67 công ty thu hồi nợ với hơn 700 lao động. Ngoài ra còn có một số công ty hoạt động "chui", núp bóng dưới danh nghĩa công ty bảo vệ, công ty tài chính... đã và đang gây ra nhiều bất ổn về ANTT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
"Một xã hội văn minh không thể chấp nhận kiểu đòi nợ theo kiểu cưỡng bức con nợ mà phải theo đúng các quy tắc quy phạm pháp luật. Do vậy việc cấm hành nghề đòi nợ thuê là cần thiết", ông Nguyễn Văn Thành, một cán bộ hưu trí ở quận Thủ Đức nêu quan điểm.
Mã Hải
Theo cand.com.vn/
Vĩnh Phúc: Bắt giữ đối tượng cướp tài sản, giữ người trái pháp luật Các đối tượng đã có hành vi hành hung, bắt giữ người trái pháp luật để yêu cầu trả nợ số tiền đã vay trước đó. Báo Gia đình & Xã hội đưa tin, ngày 27/5, lãnh đạo công an thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) cho biết, đơn vị đã thực hiện lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với...