Nhóm công tác chung TP Hồ Chí Minh và WB là một mô hình hợp tác kiểu mẫu
Nhóm công tác chung giữa TP Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thế giới (WB) là một hình thức kiểu mẫu cho hình thức hợp tác hiệu quả giữa WB và một địa phương của Việt Nam.
Đó là ý kiến của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh tại Phiên tổng kết 9 tháng hoạt động của Nhóm công tác chung TP Hồ Chí Minh – Ngân hàng Thế giới (HWG), diễn ra chiều 18/11.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Mãi đánh giá cao WB đã không chỉ hỗ trợ về tài chính, nguồn nhân lực cho Việt Nam; trong đó có TP Hồ Chí Minh, mà còn hỗ trợ kỹ thuật hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực thực thi, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện, bền vững của TP Hồ Chí Minh cũng như của Việt Nam nói chung. Trong đó, có sáng kiến thành lập nhóm công tác chung và sau 9 tháng hoạt động đã đưa ra được những nhóm sản phẩm đầu tiên, tạo nền tảng cho quá trình hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và WB trong thời gian tới.
Ghi nhận và đánh giá cao kết quả làm việc sau 9 tháng của Nhóm công tác chung HWG, cũng như các ý kiến thảo luận tại Hội nghị, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, điều quan trọng trong thời gian tới là cần nghiên cứu phương thức, nguồn lực để triển khai các ý tưởng kết quả làm việc của HWG. 40 nội dung kết quả làm việc của HWG sẽ tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện, biểu hiện cụ thể vào thực tiễn và nguồn lực để thực hiện điều này sẽ từ nguồn tài chính hỗ trợ của WB, ngân sách Thành phố và nguồn xã hội hóa.
Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.
Video đang HOT
Ông Phan Văn Mãi cho biết, TP Hồ Chí Minh sẽ cập nhật 40 nội dung là kết quả làm việc của HWG vào quy hoạch chung và rà soát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu 2025-2030, cập nhật vào quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược của Thành phố, được đảm bảo không chỉ bằng nguồn vốn mà còn bằng cả sự thống nhất, điều hành chung của hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, TP Hồ Chí Minh đang hoàn thiện đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết đặc thù cho thành phố, nên các vấn đề nằm trong nội dung nghiên cứu của HWG mà chưa được luật quy định sẽ được đưa vào trong đề xuất để TP Hồ Chí Minh thí điểm thực hiện.
Lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ trong quá trình xây dựng và phát triển; duy trì hoạt động của nhóm công tác chung, trên cơ sở phát huy hiệu quả sự phối hợp đã đạt được trong thời gian qua. TP Hồ Chí Minh cam kết sẽ ưu tiên bố trí đủ nguồn tài chính phục vụ các dự án triển khai nội dung hợp tác với WB và nghiên cứu cơ chế huy động nguồn lực xã hội trên địa bàn thành phố. TP Hồ Chí Minh đề nghị, trong thời gian tới, WB phối hợp tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa Thành phố, WB với các bộ, ngành liên quan, các đối tác phát triển, nhà đầu tư để tìm kiếm nguồn vốn phục vụ phát triển cho Thành phố.
Phát biểu tại Hội nghị, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam nhấn mạnh, WB vui mừng là đối tác của Thành phố trong quá trình phát triển. Nhóm công tác chung được thành lập trên nền tảng mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa TP Hồ Chí Minh và WB, nhằm cùng nhau nghiên cứu dưới nhiều góc độ các vấn đề mà Thành phố đang phải đối mặt vốn rất phức tạp, không thể một cá nhân hay một ngành có thể tự giải quyết được mà đòi hỏi cần có sự phối hợp, hợp tác từ nhiều phía.
Nhân dịp này, bà Carolyn Turk cảm ơn, đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ, hiệu quả của các sở, ngành của TP Hồ Chí Minh đã cùng hơn 80 chuyên gia của WB tham gia Nhóm công tác chung HWG đã mang lại những kết quả tích cực ban đầu. Ngân hàng Thế giới đã huy động những chuyên gia từ nhiều nhóm ngành khác nhau với nguồn kiến thức tổng hợp được từ kinh nghiệm phát triển của những đô thị lớn trên thế giới, nhằm mong muốn hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phát triển theo kịp các thành phố cạnh tranh trong khu vực cũng như toàn cầu.
Ghi nhận ý kiến thảo luận của các đại biểu tại Hội nghị, bà Carolyn Turk khẳng định, WB sẵn sàng là đối tác trong cung cấp tài chính cho các dự án đầu tư phát triển của TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới. WB sẵn sàng hỗ trợ TP Hồ Chí Minh tìm nguồn vốn rẻ hơn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư của Thành phố, nhất là nguồn tài chính không hoàn lại. Bên cạnh đó, WB cũng sẵn sàng hợp tác cùng TP Hồ Chí Minh nghiên cứu giải pháp đảm bảo cho công tác quản lý đầu tư hiệu quả.
Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, Trưởng Nhóm công tác TP Hồ Chí Minh trong HWG, sau 9 tháng, Nhóm công tác chung HWG đã triển khai 42 nghiên cứu chuyên đề trong 8 lĩnh vực ưu tiên hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và WB gồm chuyển đổi số; quan hệ đối tác công tư; phát thải cacbon thấp; kinh tế tuần hoàn; phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước, tạo nguồn lực tài chính và quẩn lý tài sản công; quản lý ngập đô thị; quy hoạch và đầu tư phát triển thành phố Thủ Đức; giao thông đô thị.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Kết quả làm việc của HWG là đầu vào để xây dựng Chương trình hợp tác giữa TP Hồ Chí Minh và WB với 40 hoạt động hợp tác trong giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030. Bao gồm 26 hoạt động hỗ trợ kỹ thuật với kinh phí hỗ trợ kỹ thuật dự kiến từ WB và các đối tác phát triển từ 4,8-8,3 triệu USD; 5 hoạt động dịch vụ cố vấn trả phí với kinh phí dự kiến từ 2-4 triệu USD; 9 hoạt động đầu tư được cơ cấu thành 2 dự án và 2 chương trình đầu tư với kinh phí dự kiến khoảng 1, 8 tỷ USD vay từ WB.
Tại Hội nghị, các thành viên Nhóm công tác chung, đại diện các sở, ngành của TP Hồ Chí Minh và WB tại Việt Nam đã cùng trao đổi, thảo luận, xây dựng phương hướng, giải pháp tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của nhóm công tác chung trong nỗ lực đẩy nhanh quá trình phát triển đưa TP Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, bền vững, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đóng vai trò là một trung tâm kinh tế lớn của khu vực.
Giải quyết dứt điểm các tồn tại của 8 trạm thu phí, dự án BOT giao thông
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc cần thiết phải giải quyết các vấn đề tồn tại của các dự án BOT giao thông.
Trạm BOT Thái Nguyên - Chợ Mới. Ảnh tư liệu: Quang Toàn/TTXVN
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải có kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định giải pháp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí vốn ngân sách nhà nước khoảng 13.115 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án của 8 dự án.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, việc giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại trong nhiều năm qua của 8 trạm thu phí, dự án BOT giao thông do Bộ Giao thông Vận tải được giao làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cần thiết.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả 8 dự án đều được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) có hiệu lực thi hành. Do đó, từng dự án cần phải được xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở nội dung hợp đồng BOT đã ký. Bộ Giao thông Vận tải cũng cần phân loại cụ thể 8 dự án theo 2 trường hợp chấm dứt hợp đồng: do sự kiện bất khả kháng và do phía cơ quan ký kết hợp đồng vi phạm hợp đồng.
Với nguồn vốn để thanh toán chấm dứt hợp đồng 7 dự án từ nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2012 và từ các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn này để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp trong các vấn đề có liên quan.
Về nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước (khoảng 2.280 tỷ đồng) để thay thế cơ chế thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo quy định của pháp luật về đầu tư công, nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của cơ quan có thẩm quyền.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ động bố trí nguồn vốn này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ theo quy định nếu được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương.
Để đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để xử lý dứt điểm các vướng mắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng và các cơ quan có thẩm quyền về thông tin, số liệu, rà soát nội dung hợp đồng, cơ sở pháp lý của việc đề xuất chấm dứt hợp đồng và các vấn đề tồn tại của dự án dẫn đến phải chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn.
Các trạm thu phí/dự án BOT bất cập, gặp khó khăn tài chính; đó là: trạm thu phí La Sơn - Túy Loan, trạm thu phí Bỉm Sơn; trạm thu phí Quốc lộ 3 (hoàn vốn cho Dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới); trạm thu phí trên Quốc lộ 91 (hoàn vốn cho Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14 - Km50 889 đang tạm dừng thu phí); dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738 148 - Km1763 610; dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng; dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc; dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C.
Thúc đẩy ngành logistics tận dụng cơ hội từ EVFTA Bên cạnh các cơ hội và tiềm năng, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới do EVFTA mang lại, đòi hỏi các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần có những giải pháp nâng cao năng lực, đồng thời giữ được vị trí lợi thế sân nhà trong quá trinh thực thi EVFTA. Các khách mời...