Nhóm cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ đề xuất gói kích thích khổng lồ tiếp theo
Theo truyền thông Mỹ ngày 22/3, các cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chuẩn bị cho kế hoạch chi tiêu trị giá 3.000 tỷ USD, mở ra con đường đầy tham vọng về đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các chương trình chăm sóc trẻ em.
Quang cảnh tại quảng trường Herald ở New York, Mỹ ngày 8/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các phương tiện truyền thông cho biết các cố vấn kinh tế của Tổng thống Joe Biden dự kiến trình bày đề xuất trên trong tuần này, trong đó khuyến nghị dàn trải chương trình nghị sự kinh tế của tổng thống với nhiều dự luật thay vì một dự luật khổng lồ. Theo đó, kế hoạch trên sẽ bắt đầu với một dự luật cơ sở hạ tầng có thể được tài trợ thông qua việc tăng thuế đối với những người giàu có và các tập đoàn. Tuy nhiên, dự luật chi tiêu 3.000 tỷ USD này không bao gồm chi phí gia hạn các đợt cắt giảm thuế mới nhằm chống lại đói nghèo vốn có thể tốn hàng tỷ USD.
Mảng cơ sở hạ tầng được cho là sẽ tập trung vào đầu tư cho năng lượng sạch, mạng di động thế hệ thứ năm (5G) và băng thông rộng nông thôn, cùng với một số lĩnh vực khác, trong khi đó phần thứ hai của dự luật sẽ tập trung vào tài trợ cho các chương trình chăm sóc trẻ em và trẻ em trước mẫu giáo và hỗ trợ cho sinh viên cao đẳng cộng đồng.
Video đang HOT
Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận trước thông tin trên. Sau khi thông qua gói cứu trợ COVID-19 lớn nhất từ trước tới nay trị giá 1.900 tỷ USD, chính phủ của Tổng thống Joe Biden đã báo hiệu rằng sẽ đưa ra kế hoạch tiếp theo đối với cơ sở hạ tầng. Vấn đề này nhìn chung nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Hiện Tổng thống Biden được cho là đã tập hợp các nhóm lưỡng đảng tại Nhà Trắng để thảo luận về một dự luật mới.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất đồng giữa hai bên về cách thức có được tiền cho dự luật như vậy. Đảng Dân chủ có khả năng sẽ thúc đẩy việc tăng thuế đối với những người Mỹ giàu có hơn để tài trợ, một động thái mà đảng Cộng hòa sẽ phản đối.
Người Việt ở Mỹ nghĩ gì về bầu cử tổng thống?
Những ngày này, nhiều người Việt ở Mỹ tranh luận rất sôi nổi về bầu cử tổng thống Mỹ hôm 3/11.
Một tiệm nail của người Việt ở Mỹ. Ảnh: LA Times
Lựa chọn của họ dựa trên những ý kiến trái chiều, một bên sẵn sàng đóng thuế để chính phủ lo an ninh xã hội, còn bên kia mong muốn tổng thống đắc cử sẽ giảm thuế cho những người kinh doanh.
Kim Anh, 36 tuổi, chủ một tiệm làm móng (nail) ở Colorado, nói đã ở Mỹ 13 năm nhưng chưa có quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên, chị rất quan tâm đến cuộc bầu cử năm nay và muốn tổng thống Donald Trump tái đắc cử. "Mỗi người có quan điểm khác nhau nhưng tôi là người kinh doanh nên thích ông Trump vì ông ấy kinh doanh giỏi. Tôi thích cách ông ấy điều hành đất nước, hứa là làm", chị Kim Anh nhận xét với PV Tiền Phong. Chị nói rằng trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, nền kinh tế Mỹ rất khá và cuộc sống người dân cũng rất tốt. Chị tin rằng nếu tái đắc cử, ông Trump sẽ tiếp tục giảm thuế cho những người kinh doanh như chị.
Linh Baker, 36 tuổi, là trợ lý của hãng dịch vụ tài chính Credit Suisse, đang sống tại Raleigh, bang Bắc Carolina. Chị cho biết cả gia đình chồng ủng hộ đảng Cộng hoà nên đương nhiên sẽ bỏ phiếu cho ông Trump. Chị cho rằng ông Trump là người thẳng thắn nên dễ bị nhiều người ghét. Nhưng chị nói từ ngày ông Trump lên làm tổng thống, tỷ lệ thất nghiệp giảm rõ rệt, trước khi dịch COVID-19 xảy ra.
Chị Linh cho rằng tình hình COVID-19 ở Mỹ không thể đổ hết ông Trump vì phòng dịch phụ thuộc vào ý thức của con người. Chị Linh nói trong tuần này sẽ đi bỏ phiếu sớm để tránh phải xếp hàng trong ngày 3/11. Chị nói không muốn phải đóng thuế cao hơn nữa và cũng không ủng hộ các chương trình y tế giá rẻ vì không muốn đóng thuế cho những người đến Mỹ không đi làm cũng được hưởng.
Chủ đề về ông Trump và đối thủ Joe Biden luôn thu hút rất đông người Mỹ gốc Việt tham gia tranh luận. Có những ý kiến cho rằng chỉ ai thực sự trải qua mới hiểu chính sách của đảng Dân chủ. Tham gia một thảo luận trên Facebook, Vickie Nguyen, sống tại Livingston, bang New Jersey, chia sẻ câu chuyện em trai chị đã chuyển từ ủng hộ đảng Cộng hoà sang Dân chủ như thế nào.
Câu chuyện Obamacare
Gia đình em trai chị thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ, hai vợ chồng thu nhập trên 200.000 USD/năm, có số tiền tiết kiệm khá lớn. Năm 2008, em trai chị thất nghiệp do suy thoái kinh tế, hậu quả là mất hơn một nửa thu nhập, chi tiêu gia đình phụ thuộc phần lớn vào vào người vợ. Gia đình vẫn xoay sở được cho đến khi chị vợ phát hiện bị ung thư, không thể tiếp tục đi làm và cả nhà phải mua bảo hiểm sức khỏe với chi phí rất cao qua chương trình Cobra.
Gia đình 4 người mỗi tháng mất cả ngàn đô la, chưa kể tiền chi trả cho những lần vào viện của người vợ. Chỉ trong gần 2 năm, gia đình đã tiêu hết tiền tiết kiệm và vay thêm 400.000 USD để trả tiền nhà và các chi phí bảo hiểm y tế. Khi hết hạn bảo hiểm Cobra thì họ không mua được bảo hiểm nữa vì chị vợ bị ung thư.
Luật Obamacare ra đời sau đó giúp cả gia đình mua được bảo hiểm với giá rẻ và người vợ tiếp tục được chữa trị, hai con được mua bảo hiểm tới 26 tuổi. Vickie Nguyễn nói rằng cũng nhờ nhiều chính sách cứu nguy nền kinh tế của tổng thống Barack Obama, em trai chị có việc làm trở lại, nên sau đó cả nhà đã thay đổi quan điểm và chuyển sang ủng hộ đảng Dân chủ.
Phan Ngọc Quỳnh, ở Huntington, California, bảo rằng ông Biden đã nói một câu chị rất thích: "Khi tôi trở thành tổng thống Mỹ, tôi sẽ đại diện cho tất cả người dân cho dù bạn có hay không bầu cho tôi". Chị nói rằng đó là lý do chị chọn ông Biden vì muốn một nước Mỹ hoà hợp chứ không chia rẽ như trong 4 năm qua.
Thống kê chính thức của Mỹ cho thấy cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ có hơn 2,2 triệu người, đông thứ tư sau cộng đồng người Hoa, Ấn Độ và Philippines. Người Mỹ gốc Việt chủ yếu sống tại các bang California (40%), Texas (13%), Washington (4%), Florida (4%), Virginia (3%)... California là bang đông người gốc Việt nhất, với hơn 450.000 người, nhưng đây là bang ủng hộ đảng Dân chủ nên người Việt có bỏ phiếu cho ông Trump cũng không ích gì.
Cố vấn người Australia của bà Suu Kyi 'bị bắt' Sean Turnell, cố vấn kinh tế người Australia của bà Suu Kyi, hôm nay cho biết ông đang bị bắt, gần một tuần sau khi quân đội đảo chính. "Tôi đoán các bạn sẽ sớm nghe được chuyện này nhưng tôi đang bị bắt", ông chia sẻ trong một tin nhắn với Reuters gửi ngày 6/2. "Tôi bị buộc tội nào đó, nhưng...