Nhóm chuyên gia trường Bách khoa chế đồng hồ đo nước thông minh
Đồng hồ nước thông minh được cải tiến từ đồng hồ truyền thống giữ nhiệm vụ đo lường mức tiêu thụ nước của các khách hàng.
Sản phẩm đồng hồ nước thông minh được hoàn thiện với “trung tâm” là bộ phận chuyển đổi dữ liệu sang dạng số tích hợp trên bo mạch.
Thiết bị đo lường nước thông minh trên nền tảng đồng hồ cơ truyền thống, tích hợp quản lý tập trung IoT là giải pháp do nhóm chuyên gia Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM) thực hiện.
Số hóa đồng hồ cơ
TPHCM hiện có khoảng 1,4 – 1,5 triệu đơn vị đồng hồ nước được Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) quản lý, nhưng việc thống kê lượng nước tiêu thụ hằng tháng vẫn được thực hiện trực tiếp tại địa điểm gắn đồng hồ đo dẫn đến tình trạng số liệu chưa thực sự chính xác bởi lý do khách quan lẫn chủ quan.
Mỗi đồng hồ nước thông minh (nhập ngoại) có giá tham khảo từ 3 – 4 triệu đồng, trong khi đồng hồ nước dạng cơ truyền thống chỉ ở mức 700.000 – 850.000 đồng.
Theo ước tính, để thay mới toàn bộ bằng đồng hồ nước phiên bản điện tử, cần khoản đầu tư lên đến 250 – 300 triệu USD chưa kể chi phí lắp đặt. Vì thế, bài toán cấp bách đặt ra là cần một giải pháp công nghệ cải tiến đồng hồ nước dạng cơ truyền thống thành đồng hồ nước thông minh để giảm chi phí và phù hợp với điều kiện của TPHCM.
Các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM) đã đi tìm lời giải.
PGS.TS Lê Minh Phương, chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học – công nghệ “Nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo Hệ thống đo lường nước thông minh”, cho biết, ngoài tính năng cơ bản là đo đếm thì mỗi đồng hồ (công tơ) nước dạng điện tử phải được tích hợp khả năng truyền dữ liệu không dây, giám sát áp lực và lưu lượng nước, đồng thời cung cấp cho khách hàng công cụ để cùng công ty cấp nước thuận tiện giám sát chất lượng điểm đo nhằm minh bạch hóa công tác đo đếm.
Đồng thời tích hợp các chức năng như cảnh báo cho đơn vị quản lý hệ thống khi có những hành động như tác động lên thiết bị đo lường bằng nam châm, tháo lắp, trộm nước.
Video đang HOT
Đội ngũ kỹ sư – chuyên gia tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu điện tử công suất thuộc Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG TPHCM) đã phát triển loạt chức năng thông minh của đồng hồ nước ngay trên các đồng hồ cơ truyền thống, bằng cách bổ sung các mô-đun điện tử sử dụng công nghệ truyền dữ liệu hiện đại có khả năng đọc dữ liệu từ bộ phát xung được kết nối với đồng hồ cơ và truyền qua giao thức vô tuyến không dây Lorawan.
Sau khi phân tích các công nghệ trên thế giới và hiện trạng của hệ thống cung cấp nước trên địa bàn TPHCM, PGS.TS Lê Minh Phương và nhóm cộng sự đã đề xuất giải pháp công nghệ với đầy đủ các tính năng của một hệ thống đo lường hiện đại AMI trên nền tảng IoT bằng cách cải tiến công nghệ cho các đồng hồ cơ đo nước hiện hữu để có thể tương tác, giao tiếp với hệ thống IoT và cơ sở hạ tầng truyền dữ liệu hiện đại, cũng như cho phép giao tiếp hai chiều giữa khách hàng và đơn vị quản lý thông qua Apps “Smart Water Meter”.
Nhóm nghiên cứu cho biết, đồng hồ nước thông minh không chỉ có khả năng thu thập (đọc) dữ liệu từ xa, mà cũng cho phép người dùng nhận thông báo liên quan đến pin cũng như các sự cố tác động đến đồng hồ, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường Việt Nam.
Phát hiện rò rỉ và cảnh báo tự động
Công nghệ ứng dụng với đồng hồ đo nước mới này có thể giảm được giá thành của đồng hồ nước điện tử hiện ở mức từ 3 – 4 triệu đồng, xuống chỉ còn vào khoảng 700.000 đến 1 triệu đồng, và điều này giúp chúng ta có thể triển khai hệ thống một cách hoàn hảo và hiệu quả về kinh phí đầu tư.
Đồng hồ nước thông minh được cải tiến từ đồng hồ truyền thống giữ nhiệm vụ đo lường mức tiêu thụ nước của các khách hàng. Trong đó, đồng hồ nước cơ truyền thống được trang bị bộ dụng cụ đọc quang – mạch điện tử tích hợp mô-đun truyền dữ liệu.
Đồng hồ nước thông minh sau đó truyền mức tiêu thụ tích lũy (m3) được ghi lại trong một thời gian nhất định bằng giao thức không dây Lorawan về các Gateway của hệ thống.
Để “tận dụng” đồng hồ cơ truyền thống, hiện chủ yếu là hai mẫu KENT và Itron-Actaris, PGS.TS Lê Minh Phương và cộng sự chọn giải pháp thiết kế riêng bộ đầu đọc quang dựa trên công nghệ từ trường để gắn lên đồng hồ cơ, đi kèm với đó là cụm phát dữ liệu.
Tùy thiết kế của mẫu đồng hồ cơ mà cụm đầu đọc cho từng phiên bản có chút khác nhau, nhưng về cơ bản cả hai được phát triển trên cùng mẫu bo mạch, kiến trúc và giải thuật.
Hay nói cụ thể hơn, đồng hồ nước thông minh cải tiến là một mạch điện tử chứa bộ vi điều khiển sử dụng pin có chức năng đọc từ đồng hồ cơ và mô-đun phát sóng Lora để truyền không dây. Đồng hồ nước thông minh không chỉ đo lưu lượng nước, mà còn cho phép giám sát vị trí từ xa, bảo trì cơ sở hạ tầng thông qua phát hiện rò rỉ và cảnh báo tự động.
Các mẫu đồng hồ nước thông minh cải tiến từ đồng hồ nước truyền thống cũng đã được triển khai lắp đặt tại khắp khuôn viên Trường Đại học Bách khoa (17 cái với Lora Gateway đặt ở sân thượng tòa nhà B4), khu ký túc xá Đại học Bách khoa (60 cái, với Lora Gateway đặt ở sân thượng tầng 11) và một khu dân cư ở khu vực nông thôn (50 cái, với Lora Gateway đặt ở một trạm phát cao 10m).
Các thử nghiệm về độ ổn định của thu phát dữ liệu từ đồng hồ về các Lora Gateway ghi nhận sự ổn định, khoảng cách; và toàn bộ đồng hồ nước đều có tín hiệu kết nối tốt ngay cả ở các góc khuất, tầng xa nhất (đối với khuôn viên Đại học Bách khoa và khu ký túc xá), hay đồng hồ lắp xa nhất 800m trong khu dân cư nông thôn vẫn có tín hiệu tốt mặc dù xung quanh khu vực có rất nhiều tán cây che khuất.
Theo lời PGS.TS Lê Minh Phương, giải pháp là sản phẩm của nhiệm vụ khoa học – công nghệ đã dựa trên ý tưởng sử dụng công nghệ thông minh để truyền dữ liệu giữa các đồng hồ cơ thế hệ cũ. “Đây là sản phẩm có tính ứng dụng cao, và có thể cải tiến hệ thống truyền thống “không thông minh” thành hệ thống thông minh với giá thành thấp”, PGS.TS Lê Minh Phương nhấn mạnh.
Nhật Phong
Sinh viên chế bao bì có thể... ăn được
GD&TĐ -Từ thạch dừa, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) đã cho lên men để biến thành bao bì thay thế túi nilon.
Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ đưa bao bì sinh học từ thạch dừa ứng dụng rộng rãi vào thực tế.
Xuất phát từ đam mê nghiên cứu, sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật hoá học, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) đã nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thạch dừa lên men để tạo ra bao bì nhựa sinh học sử dụng một lần có thể tự phân hủy trong vòng 30 ngày.
Ngọc Lam, sinh viên ngành Kỹ thuật hóa học, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, sau khi thạch dừa được lên men từ nước dừa, nhóm tiến hành thu men thạch phía trên để xay nhỏ. Sau đó nhóm tạo thành một hỗn hợp đồng nhất với nước cất và đưa thêm một số phụ gia vào, trộn đều, đun nóng, tráng khay rồi sấy khô trong vòng 2 tiếng là thu được sản phẩm.
Công nghệ mà nhóm sử dụng là lên men thạch dừa bằng công nghệ cenlulose vi khuẩn. Cenlulose vi khuẩn là loại cenlulo được tổng hợp bởi vi sinh vật có những tính chất cơ lý đặc trưng, có khả năng tạo màng mỏng, độ kết tinh cao, hấp thụ và giữ nước tốt, cường độ kéo cao, tính tương thích sinh học tốt.
Do đặc tính và cấu trúc độc đáo của nó, cenlulose vi khuẩn có nhiều ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, y học. Độ bền cơ học của màng mỏng cenlulose vi khuẩn là một trong những chỉ tiêu chất lượng quan trọng để sử dụng và chế tạo sản phẩm.
Với công nghệ lên men cenlulo vi khuẩn này, nhóm còn có thể áp dụng vào các loại sinh khối thải bỏ khác như bùn giấy, rơm rạ, vỏ trái cây lên men... Có thể sử dụng công nghệ tương tự để sản xuất ra nhựa sinh học.
Sinh viên Hoàng An, thành viên của nhóm cho biết, nhóm cam kết không sử dụng vi nhựa chính là một bước tiến trong sản xuất bao bì hiện nay. Trên thị trường, các bao bì phân hủy sinh học vẫn có chứa vi nhựa nên tác động không tốt đến môi trường.
Sản phẩm của nhóm ngoài phân hủy hoàn toàn, không để lại phụ phẩm thì có thể ứng dụng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Đây cũng là nền tảng để phát triển thêm tạo ra sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Thành quả là một loại bao bì bền theo chiều ngang, dễ xé theo tất cả các hướng, phù hợp để làm bao bì cho các sản phẩm sử dụng một lần như đồ dùng tiện ích trong khách sạn như bao bì cho kem đánh răng, bàn chải, lược, dao cạo râu...
Phân hủy thành dinh dưỡng cho đất
Nhóm nghiên cứu cho biết, một trong những khác biệt của sản phẩm so với các loại bao bì sinh học hiện nay là thành phần hoàn toàn tự nhiên, 100% làm từ thạch dừa. Khi phân hủy, sản phẩm sẽ không gây hại cho môi trường và vi sinh vật.
Ngoài sản phẩm bao bì thông thường, nhóm đang nghiên cứu cho ra đời loại bao bì biến tính, có thể chống nước lâu hơn bao bì bằng thạch dừa thông thường. Nhóm cũng đang nghiên cứu cải thiện tính kháng khuẩn của sản phẩm để áp dụng vào những sản phẩm là bao bì thức ăn để có thể bảo quản lâu hơn mà không làm ảnh hưởng đến đồ ăn.
"Nhóm còn đang đề xuất áp dụng loại vật liệu này vào vật liệu bao bì nhiều lớp, ví dụ như các vật liệu làm hộp sữa. Thay vì thay thế hẳn một sản phẩm thì chỉ thay thế lớp nhựa trong sản phẩm đó để giảm thiểu lượng nhựa sử dụng", Ngọc Lam cho hay.
Sản phẩm có thể phân hủy trong vòng 30 ngày, trong các điều kiện như môi trường đất ẩm, đất có nhiều vi sinh vật thì thời gian phân hủy nhanh hơn, rã thành mảnh vụn và phân hủy hoàn toàn. Bao bì sau khi phân hủy trở thành dinh dưỡng cho đất và được vi sinh vật hấp thụ. Bao bì nhựa sinh học vừa được nhận giải 3 cuộc thi Bách khoa Inovation.
Theo TS Phan Mỹ Hạnh, Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM cho biết, nhờ khả năng hấp thụ, giữ nước cao (trên 80%), độ bền kéo đứt lớn, độ co giãn, đàn hồi tốt, là một polymer hoàn toàn không độc hại, trơ với các quá trình trao đổi chất của con người, đẹp về mặt thẩm mỹ. Người ta còn nghiên cứu để làm màng trị bỏng từ cellulose sinh học.
Treo đồng hồ chuẩn phong thủy, tài lộc ngút trời Có những lưu ý khi treo đồng hồ trong không gian sinh sống không phải ai cũng biết, nếu treo đúng vị trí tài lộc ngút trời. Số lượng, kích thước đồng hồ treo tường trong nhà Theo phong thủy học hiện đại, việc treo quá nhiều đồng hồ trong nhà hoặc đồng hồ có kích thước quá lớn sẽ tạo cảm giác...