Nhóm chính sách lưỡng Đảng kêu gọi Barack Obama tấn công Iran
Bipartisan Policy Center đã trình lên chính phủ Mỹ tài liệu đề xuất các phương thức giải quyết căng thẳng đối với Iran
Bipartisan Policy Center, một tổ chức chính sách lưỡng Đảng có ảnh hưởng lớn ở Mỹ với thành phần là các tướng về hưu, các sĩ quan tình báo và chính trị gia của hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, đã trình lên chính phủ Mỹ một gói tài liệu gồm các đề xuất về những phương thức giải quyết căng thẳng đối với Iran.
Tàu sân bay Mỹ. Ảnh AP
Theo tờ Haaretz, gói tài liệu trên đã chính thức được công bố trong ngày 1/2, trong đó nhóm lưỡng Đảng nói rằng nhiện vụ đối ngoại quan trọng nhất của Mỹ chính là ngăn chặn sự chế tạo đầu đạn hạt nhân của Tehran.
Để đạt được mục tiêu đó, Bipartisan Policy Center đề nghị chính quyền Tổng thống Obama thực hiện những bước đi cụ thể gồm: tăng cường đối thoại với Iran, tiến hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn, bắt đầu chuẩn bị và lên kế hoạch cho một hoạt động quân sự nhằm phá hủy ngành công nghiệp hạt nhân của Iran.
Đặc biệt, bản báo cáo của Bipartisan Policy Center còn đưa ra cho chính quyền Tổng thống Obama một số lời khuyên đáng lưu ý như sau:
Đẩy mạnh hoạt động tình báo trong lãnh thổ Iran để phá hoạt chương trình hạt nhân của quốc gia này; tăng cường sự hiện diện của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ tại vùng Vịnh và vịnh Oman bằng cách triển khai thêm tàu sân bay và các tàu quét mìn; tiến hành tập trận quy mô lớn với các nước đồng minh trong khu vực;
chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho tình huống xảy ra chiến tranh với Iran; giúp Ả Rập Saudi trở thành nguồn cung cấp dầu trung thành cho thế giới thay thế Iran; tăng cường sức mạnh quân sự cho các liên minh Ả Rập Saudi, Kuwait, Oman và UAE.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nhóm lưỡng Đảng của Mỹ cũng đưa ra một thông điệp cứng rắn cho rằng: “Mỹ cần phải đưa ra cho Iran một chọn lựa rõ ràng: hoặc tự chấm dứt chương trình hạt nhân của mình thông qua thương lượng, hoặc sẽ bị phá hủy bằng các phương tiện quân sự của Mỹ và/hoặc Israel”.
Tuy nhiên, bản báo cáo cũng lưu ý rằng trước khi tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp vào Iran, Mỹ cũng nên xem xét trước khả năng phát động lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu đã tinh chế đối với Iran.
Được biết, mặc dù Iran là quốc gia xuất khẩu dầu thô hàng đầu ở Trung Đông nhưng nước này vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu đã tinh chế từ nước ngoài.
Bản báo cáo của nhóm Bipartisan Policy Center cũng nhấn mạnh rằng, một cuộc chiến tranh quy mô lớn chống lại Iran là điều không mong muốn, vì vậy, theo họ, các nhà tham mưu cho Tổng thống nên dành một vài tuần tiến hành các hoạt động trên không và sử dụng lực lượng đặc biệt xác định các mục tiêu quan trọng trước khi triển khai các hoạt động tấn công mặt đất.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln được triển khai tới Vịnh Ba Tư. Ảnh Haaretz
Bản báo cáo cũng thừa nhận rằng một cuộc tấn công quân sự sẽ mang lại nhiều rủi ro, bao gồm đẩy giá xăng dầu lên cao hay Iran có thể tiến hành các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ, hỗ trợ khủng bố chống lại Mỹ hoặc tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Iraq.
Được biết, Bipartisan Policy Center là một nhóm chính sách phi lợi nhuận được thành lập bởi Đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ nhằm hỗ trợ việc xây dựng chính sách của hai đảng chính trị lớn của Mỹ.
Bản báo cáo về kế hoạch đối phó với Iran của Bipartisan Policy Center được đưa ra trong bối cảnh vẫn còn xuất hiện nhiều tranh cãi và ngờ vực xung quanh việc liệu chính quyền Tổng thống Obama có nên tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm buộc Iran phải từ bỏ chương trình hạt nhân của mình hay không.
Theo nhiều bản báo cáo được giới truyền thông quốc tế đưa ra trước đó cho biết, có rất ít bằng chứng cho thấy Tổng thổng Obama đã nhìn thấy lợi ích đáng kể từ một cuộc tấn công quân sự chống lại Tehran.
Theo Giáo Dục VN
Israel mập mờ về quyết định tấn công Iran
Báo cáo tình báo được gửi đến Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ cuối tuần này, Israel tin rằng bản thân Iran còn chưa quyết định liệu có chế tạo bom nguyên tử hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak hôm thứ tư cho biết, Israel "còn lâu" mới quyết định tấn công Iran vì chương trình hạt nhân của nước này.
Barak đã phát biểu trên Đài phát thanh quân đội Israel trước chuyến thăm của tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ dự định vào cuối tuần này rằng, khả năng Washington sẽ thúc giục Israel trì hoãn mọi hành động nhằm vào chương trình hạt nhân của Iran.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Dempsey đến Israel sau khi nhậm chức tổng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ hồi tháng 9. Ông sẽ gặp mặt các quan chức cao cấp Bộ quốc phòng Israel, trong đó có Barak và Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel Benny Gantz.
Bản đánh giá của các quan chức tình báo Israel sẽ được trình bày vào cuối tuần này để chứng tỏ với ông Dempsey rằng Iran vẫn chưa quyết định có chế tạo bom nguyên tử hay không.
Quan điểm của Israel là, trong khi Iran tiếp tục cải thiện khả năng hạt nhân của mình, nước này vẫn chưa quyết định có thể biến các khả năng này thành vũ khí hạt nhân, hoặc cụ thể hơn là một đầu đạn hạt nhân.
Israel cũng tin rằng, chính quyền Iran hiện đang phải đối mặt với một mối đe dọa chưa từng có đối với sự ổn định của mình, khi mà lần đầu tiên có cả áp lực từ bên trong và bên ngoài, từ các biện pháp trừng phạt ngày càng khắc nghiệt, mối đe dọa từ hành động quân sự, vấn đề nhà ở, gánh nặng kinh tế và những lo ngại về kết quả bầu cử dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3 tới.
Tình báo Israel phát hiện dấu hiệu cho thấy, chính quyền Tehran hiện nay đang lo lắng về khả năng chiến thắng của phe đối lập vào tháng 3 này. Nếu như vậy, chính quyền sẽ phải lựa chọn giữa việc chấp nhận sự thất bại hoặc làm sai lệch kết quả bầu cử.
Hơn nữa, khó khăn về kinh tế của Iran khiến người dân nước này khốn đốn. Biện pháp trừng phạt nặng nề hơn đã làm cho đồng nội tệ của Iran mất giá hàng chục phần trăm; chính quyền cần càng nhiều ngoại tệ thì rắc rối lại càng nhiều. Và hiện nay, họ đang phải đối mặt với sự trừng phạt của những khách hàng tiềm năng như Mỹ và các nước châu Âu nhằm chống lại ngân hàng trung ương và ngành công nghiệp dầu mỏ nước này.
Chính quyền đang phải đứng trước thách thức lớn do sự khác biệt về tư tưởng. Một mặt, phe ủng hộ Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đang thách thức quyền hạn của các giáo sỹ cầm quyền, đặc biệt là lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Mặt khác, mô hình của một chế độ Hồi giáo hà khắc dưới sự điều hành của các giáo sỹ Iran đang được cho là một mô hình chính phủ Hồi giáo đang hoặc sẽ nhanh chóng đem lại dân chủ, hiện đại và no ấm hơn nữa tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, và thậm chí là cả Ai Cập
Cuối cùng, đồng minh chính của Tehran, Tổng thống Syria Bashar Assad cũng đang trong tình trạng có nguy cơ bị lật đổ.
Nhìn chung, "năm 2011 là một năm tồi tệ đối với chính quyền Tehran", một quan chức quốc phòng cao cấp bày tỏ. Các nhà phân tích Israel tin rằng, năm 2012 hứa hẹn sẽ tương tự: áp lực nhiều hơn, gồm cả con đường mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đang thực hiện, càng không chắc chắn và không ổn định cho cả hai khu nói chung và Iran nói riêng.
Tất cả những điều này khiến cho việc dự đoán Iran sẽ làm gì tiếp theo càng trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, gần đây Iran đe dọa sẽ đóng cửa eo biển Hormuz, cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ lớn của thế giới. Và trong một hoàn cảnh nào đó, Iran có thể quyết định tăng tốc phát triển vũ khí hạt nhân.
Vấn đề Iran sẽ là trọng tâm chính cần bàn luận của Dempsey tại chuyến thăm này. Cuối tuần trước, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, chính quyền Obama gần đây đã cảnh báo Israel không nên tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, và việc Dempsey đến thăm chính là để đảm bảo Israel không có kế hoạch như vậy.
Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao Mỹ công khai chí trích vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran hồi tuần trước, và khẳng định không hề liên quan đến vụ việc này. Iran đã cáo buộc Israel thực hiện vụ tấn công, mặc dù sau này Iran cũng cáo buộc Mỹ và Anh cùng tham gia.
Trong những ngày qua, các quan chức Israel đã đưa ra các báo cáo trái ngược nhau về hiệu quả và hình thức trừng phạt Iran. Thủ tướng Benjamin Netanyahu trong một bài phát biểu trả lời phỏng vấn báo chí Úc, đã ca ngợi hình thức trừng phạt này, nhưng sau đó lại nói với quan chức ngoại giao và Ủy ban quốc phòng rằng, chúng vẫn chưa đầy đủ.
Theo Infonet
Nga cảnh cáo phương Tây không được tấn công Iran Sau Trung Quôc, đên lươt Nga lên tiêng canh bao phương Tây không nên tân công Iran vi hanh đông nay sẽ lam anh hương đên ôn đinh hoa binh của khu vực và thê giơi. AP đưa tin, Thư trương Ngoai giao Nga, Sergey Ryabkov, hôm qua lên tiêng canh bao cac nươc phương Tây răng sư dung biên phap quân sư...