Nhóm cầu thủ bán độ và những thay đổi sau 7 năm
Văn Quyến, Quốc Vượng, Bật Hiếu, Quốc Anh, Văn Trương… những cầu thủ từng nhúng chàm năm 2005, giờ mỗi người một hoàn cảnh.
Vụ án bán độ tại SEA Games 23 được phanh phui được xem là vết nhơ đen tối nhất với bóng đá Việt Nam. Văn Quyến, Quốc Vượng, Bật Hiếu, Quốc Anh,Văn Trương… hồi đó đều là những tài năng của bóng đá Việt Nam và ai cũng hy vọng, họ sẽ tạo nên một thế hệ vàng thứ hai, sau thời của những Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh.
Văn Quyến đang để tuột dần những hy vọng cuối cùng của SLNA và người hâm mộ. Ảnh: Mai Hương.
Những năm tháng tù tội, chịu bao ánh mắt chế giễu của người đời, những tưởng sự nghiệp của tất cả đã chấm hết. Thế nhưng, họ đã trở lại, từng bước tìm lại hình ảnh của mình để ngày hôm nay, ít người còn nhớ về những việc mà họ đã phỉ báng người hâm mộ 7 năm về trước. Nhưng không phải ai cũng làm được như thế, không ít số này đã không vượt qua được chính mình. Cùng xuất phát điểm như nhau, nhưng có người đã về đích trước, người thì vẫn trắng tay, đã tạo nên những bức tranh vui có, buồn có về nhóm cầu thủ bán độ.
Sau khi được xóa án treo giò, tất cả cầu thủ nhúng chàm đều muốn quay lại để chuộc lại lỗi lầm. Thực tế thì trước đó, đa số đều cố gắng duy trì tập luyện nhằm giữ phong độ. Bóng đá là môn thể thao có đặc thù riêng, đòi hỏi các cầu thủ phải chăm chỉ tập luyện hàng ngày nếu không sẽ mất cảm giác và thậm chí là lên cân.
Văn Quyến đã rơi vào tình cảnh đó và cho đến giờ, tức là sau 3 năm làm lại, Văn Quyến vẫn là “thằng béo” rất nặng nề. Trong những lần được ra sân ít ỏi mùa này, Quyến đều thi đấu vật vờ, có mặt cũng như không. Gần như những lần Quyến chạm bóng và xử lý khiến mọi người đều lắc đầu ngao ngán. Người ta không còn gọi anh cái tên “Cậu bé vàng”, mà thay bằng cái tên “Quyến béo”. Cứ mỗi khi có Quyến trong đội hình, SLNA chẳng khác gì chấp đối phương một người. Trong nhóm những cầu thủ bán độ, sự trở lại của Quyến là gặp khó khăn nhất và gần như, Quyến muốn cố nữa cũng chẳng được. Ở SLNA, người ta dần quen với việc đội bóng thi đấu mà không có chiếc áo số 10 ra sân. Trong thời gian tới, cơ hội với Quyến càng ít đi khi những tiền đạo ngoại và các cầu thủ trẻ tiến bộ không ngừng. Với những gì chứng kiến, có lẽ tất cả sự kỳ vọng vào Quyến bây giờ đã nguội và càng lạnh hơn nếu Văn Quyến không có sự nỗ lực vượt bậc hơn để tìm lại chính mình.
Một cầu thủ khác cũng đang mất hút là Quốc Vượng. Khác với Văn Quyến đang vật vờ ở SLNA, cầu thủ cầm đầu nhóm bán độ này lưu lạc ở rất nhiều đội bóng. Không chỉ có tiếng trong sân cỏ, ngoài đời Quốc Vượng cũng từng gây xôn xao bởi nghi án bị bạn gái đâm mấy năm trước. Sau khi được bầu Thụy “nhả”, Quốc Vượng tìm lại mình trong màu áo Thanh Hóa, nhưng thời gian nghỉ bóng đá lâu, cùng chấn thương và đặc biệt là niềm tin rạn nứt, thật khó tin Quốc Vượng sẽ lại với hình ảnh của một tiền vệ tài năng.
Quốc Anh là đại diện cho nhóm cầu thủ trở lại mạnh mẽ sau án phạt bán độ. Ảnh:Mai Hương.
Quốc Anh, Phước Vĩnh, Bật Hiếu, Hải Lâm là những cầu thủ đồng loạt được FIFA xóa án treo giò quốc tế năm 2009. Sau khi được trở lại sân cỏ, những cầu thủ trên đều đã có những thành công nhất định trong màu áo CLB. Mùa giải 2009, Quốc Anh, Phước Vĩnh, Hải Lâm đều thi đấu với phong độ cao, đóng góp vào thành tích cú đúp vô địch của Đà Nẵng. Đến giờ, Quốc Anh, Hải Lâm vẫn là những trụ cột không thể thiếu của đội bóng sông Hàn. Chính Quốc Anh là người mở tỷ số cho Đà Nẵng ở vòng 7 vừa rồi, trong chuyến làm khách trên sân Hàng Đẫy.
Video đang HOT
Một cầu thủ khác trong nhóm bán độ là Văn Trương cũng đang thi đấu xuất sắc trong màu áo của HAGL. Văn Trương từng được bầu làm đội trường của đội bóng phố Núi và hiện đang là một nhân tố rất quan trọng. Cũng như Quốc Anh, Văn Trương vừa có bàn thắng rất ý nghĩa cho HAGL ở vòng 6. Nhân vật cuối cùng là Bật Hiếu dù có nhiều cơ hội để chuộc lỗi lầm nhưng dường như vẫn chứng nào tật ấy. Vừa nhận án kỷ luật hai trận tại Cup quốc gia vì lăng mạ người khác, đội trưởng của Thanh Hóa lại nhận tiếp thẻ đỏ ở vòng 7 trong trận đấu với Navibank Sài Gòn. Trong cuộc sống, cầu thủ này cũng để lại nhiều tai tiếng.
Cùng bị kết án và làm lại cuộc đời nhưng giờ đây, mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau. Tất cả cũng bởi họ đã chọn cho mình những lối đi riêng hoặc không chiến thắng được chính bản thân mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi lòng người cha bị các con đã từ mặt gọi côn đồ đến chém
"Nghe tin dữ, tôi phóng xe vội trở về thì thấy cảnh tượng kinh hoàng. Mẹ tôi năm nay đã 86 tuổi nằm ngất trên đất, bên cạnh là người vợ đang mang thai 6 tháng cũng trong tình trạng hôn mê, đứa em trai ruột thì mặt be bét máu.", ông Thắng bàng hoàng kể lại.
Cả làng bức xúc
Sau khi đã tìm đến bệnh viện nơi có bà cụ Bùi Thị Sen, chị Phạm Thị Xoan và anh Phạm Văn Dương đang nằm điều trị vì bị nhóm côn đồ hành hung, chúng tôi tiếp tục tìm đến tận nơi xảy ra vụ việc nhằm thu thập tin tức từ phía người dân cũng như từ chính quyền địa phương.
Sự việc nhóm côn đồ chém người đã khiến những người dân ở xóm đạo Thọ Giáo ai nấy đều kinh hoàng. Lúc xảy ra vụ việc, từ già đến trẻ đều đổ ra xem. Thế nhưng, dù muốn vào can ngăn cũng không dám bởi lũ côn đồ bặm trợn tên nào cũng lăm lăm dao, kiếm.
Bà cụ Bùi Thị Sen nằm trong bệnh viện
Bà con ở đây bức xúc giãi bày với chúng tôi: "Sự việc hôm 11/2 chỉ là hệ quả của một chuỗi những hành động hỗn láo, không coi ai ra gì từ trước đó của 4 người con ông Thắng". Khi chúng tôi có mặt tại căn nhà tồi tàn của ông Thắng rất nhiều người dân nơi đây đã ùa ra và không ngại ngần sử dụng những ngôn từ hết sức nặng nề với những đứa con phụ tình phụ tử.
Một người hàng xóm tên H.bất bình kể lại sự việc mà chính bà được tận mắt chứng kiến: "Chúng nó đến đông nhưng chỉ có thằng Nhớ, thằng Anh cùng thằng Phấn, cậu vợ thằng Nhớ, xông vào nhà. Cả bọn côn đồ tỏa thành vòng tròn lăm lăm dao kiếm bao vây khu đất và chỉ đạo thợ xây một bức tường chia đôi khu đất của nhà ông Thắng. Khi bà cụ Sen đi ra phản đối liền bị lũ côn đồ đẩy ngã xuống đất rồi đấm đá rất thương tâm khiến bà cụ bất tỉnh.
Người dân làng Thọ Giáo ùa ra để bày tỏ sự bức xúc trước hành vi ngang ngược của nhóm côn đồ
Chẳng những thế, chúng còn xưng "mày" "tao" với bà cụ và dùng đủ các ngôn từ tục tĩu với bà nội mình. Thấy mẹ bị đánh dã man con dâu bà Sen là chị Xoan lao tới cũng bị đánh túi bụi đến ngất xỉu. Chúng vừa đánh vừa chửi rủa 2 người vốn là họ hàng thân thích. Thậm chí lúc này có thêm cô con gái của ông Thắng là Phạm Thị Ly (SN 1983) cũng lấy đất cát ném vào mặt bà nội và vừa ném cũng vừa chửi bới".
Rồi người hàng xóm cũng cho biết thêm, trước khi sự việc xảy ra, không ít lần 4 đứa con của ông Thắng (2 trai, 2 gái) đến nhà bố đẻ để dọa nạt hòng đòi chia nửa mảnh đất ông này đang sở hữu. Mỗi lần đến là bọn chúng lại chửi bới, đánh đập ông Thắng thậm tệ nhưng ông Thắng vẫn cam chịu khiến người dân nơi đây vô cùng bất bình.
Đau lòng vì các con
Lúc chúng tôi gặp ông Thắng, người bố bị chính những đứa con do mình đẻ ra đánh đập, hành hạ, gây ra bao nỗi đau đớn khốn cùng, gương mặt ông vốn đã sạm đen, tím ngắt vì mưa gió của một lão nông quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho giời" giờ lại phủ thêm một nỗi lo lắng, đau thương cùng quẫn.
Đau xót trước hành động của những đứa con đã từ mặt mình ông Thắng cho biết rằng năm 1982, ông kết hôn với một người phụ nữ cùng thôn, nhà cách nhà ông có vài trăm mét là bà Nguyễn Thị Hoa. Sau khi lấy nhau về, hai vợ chống đẻ liền tù tì được 4 mụn con. Tuy nhiên, cuộc sống của hai vợ chồng chẳng được "cơm dẻo, canh ngọt" cho lắm, phần vì ông Thắng cũng hay rượu chè, phần vì cuộc sống khó khăn, nuôi 4 đứa con quả là một gánh nặng đè lên vai hai vợ chồng quanh năm chỉ trông vào vài sào ruộng và đôi ba mảnh ruộng nhỏ.
Ông Thắng đang chăm sóc cho người em trai ruột bị côn đồ chém trọng thương
Đến năm tháng 6/ 2001, cảm thấy không thể chung sống cùng một gia đình được nữa, hai vợ chồng ông Thắng và bà Hoa quyết định làm đơn ra tòa để chính thức ly dị, đường ai nấy đi. Bà Hoa nhận nuôi cả 4 đứa con, bởi vậy, ông Thắng đã giao lại toàn bộ phần đất nông nghiệp cho bà Hoa để mấy mẹ con còn có cái làm mà ăn. Phần mình ông Thắng chán nản, đã bỏ ra ngoài Hà Nội đi làm bảo vệ. Đến tháng 8/2011, 4 người con của ông Thắng làm đơn lên chính quyền địa phương để từ mặt bố, không chấp nhận ông Thắng làm bố đẻ của mình nữa. Đau đớn trước hành động của con, ông Thắng từ đó cũng đi biền biệt thỉnh thoảng mới về lại quê nhà vào ngày giỗ hay lễ tết.
Đến năm 2007, ông Thắng quyết định đi bước nữa với Phạm Thị Xoan (SN 1975, ở Chương Mĩ, Hà Nội). Cũng từ đây, những đứa con đã từ mặt bố đột nhiên tìm đến và đe dọa ông Thắng rằng: "Ông không lấy vợ thì thôi, chứ giờ lấy vợ mới thì chúng tôi đòi lại hết đất". Tuy nhiên, sau đó không thấy mấy đứa con có động tĩnh gì, sự việc bẵng đi một vài năm đến tháng 11/2011 vừa qua, đứa con trai lớn của ông Thắng là Phạm Văn Nhớ (SN 1986) tìm đến nhà và hỏi xin ông Thắng một nửa phần đất từ ông cha để lại. Ông Thắng có nói với Nhớ là nên hỏi ý kiến của bà nội, bà đồng ý thì ông cho.
"Nghĩ bụng nó sẽ đi tìm mẹ tôi để hỏi xin, nhưng nào ngờ nó trở mặt, vào ngày 12/12/2011, khi tôi đang dắt xe chuẩn bị đưa vợ đi chợ thì hai thằng Nhớ dẫn em trai là Phạm Thế Anh (SN 1990) vác dao và búa đến đập phá nhà cửa. Tôi mới bảo cái nhà chẳng có tội gì, có đánh thì đánh tao đây này, vừa ngắt lời 2 thằng con hỗn láo lao tới đạp tôi ngã ra đất, xông vào đấm đá túi bụi và chửi bới tục tĩu", ông Thắng kể lại.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quang Sáng (trưởng công an xã Tân Minh) xác nhận sự việc trên là có thực. Mâu thuẫn xuất phát từ việc tranh chấp đất cát. Và người gây thương tích cho người nhà ông Thắng chính là Phạm Văn Nhớ và Phạm Thế Anh. Còn đối tượng Lê Văn Phấn có tham gia hành hung hay không thì công an chưa kịp xác minh vì đối tượng này ngay sau đó đã rời khỏi địa phương.
Cũng may lúc đó có hàng xóm ra can ngăn, ông Thắng mới thôi bị hành hung bởi chính 2 đứa con đẻ. Chưa dừng lại ở đó, 2 tháng sau, vào ngày 4/12, Phạm Văn Nhớ cùng người cậu đằng nhà vợ là Lê Văn Phấn vốn là một kẻ nghiện ngập đã cùng tới gặp ông Thắng để "kiếm chuyện".
Thế rồi, vào ngày 11/2/2012 khi ông Thắng đang trên đường chở rau ra chợ để bán thì nhận được điện thoại của người hàng xóm gọi giục về ngay vì mấy đứa con của ông cùng thằng Phấn dẫn theo côn đồ cầm đao, kiếm đang đánh bà và vợ của ông ở nhà.
Còn nguyên nỗi bàng hoàng, ông Thắng kể lại sự việc lúc đó: "Nghe tin dữ, tôi phóng xe vội trở về, vừa đến ngõ đã thấy bà con kéo đến đông nghịt, vứt bỏ chiếc xe, tôi hét to kêu mọi người tránh ra để vào thì thấy cảnh tượng kinh hoàng. Mẹ tôi năm nay đã 86 tuổi nằm ngất trên đất, bên cạnh là người vợ đang mang thai 6 tháng cũng trong tình trạng hôn mê, đứa em trai ruột thì mặt be bét máu do bị chém, bàn tay bị cũng bị chém rách toạc hết da thịt. Tuy nhiên, lúc này lũ con bất nhân và đám côn đồ đã bỏ chạy".
"Sinh con ra không dạy bảo là lỗi của tôi, nhưng quả thực tôi không thể ngờ chúng nó lại dã man đến vậy, lòng tham đã làm chúng nó mờ mắt trở thành những tên cầm thú. Chắc chắn đám côn đồ là do thằng Phấn dẫn tới, mấy người hàng xóm cũng nói cho tôi biết từ đánh mẹ, đánh vợ cho đến chém em ruột tôi đều do thằng Phấn hô hào côn đồ ra tay", ông Thắng đau đớn tâm sự.
Đơn đề nghị của ông Thắng
Kinh Vân
Theo Infonet
Cháu đánh bà, chém chú do mâu thuẫn đất Do mâu thuẫn trong việc phân chia đất đai, ngày 12/2, Phạm Văn Nhớ và Phạm Thế Anh cùng với Lê Văn Phấn đánh bà nội, vợ hai của bố rồi dùng kiếm chém chú ruột phải nhập viện. Đơn của ông Phạm Văn Thắng (52 tuổi, trú tại thôn Thọ Giáo xã Tân Minh, huyện Thường Tín, Hà Nội) phản ánh, vào...