Nhóm cán bộ ngân hàng “liên thủ” chiếm đoạt 12 tỉ đồng
Trịnh Thị Phương Thanh (36 tuổi, cựu Phó trưởng phòng dịch vụ khách hàng SeaBank Long Biên) chỉ đạo cấp dưới giả chữ ký khách hàng, tất toán sổ tiết kiệm để chiếm đoạt tiền của SeaBank.
Sau một ngày xét xử, TAND Hà Nội vừa đưa ra phán quyết, tuyên phạt Trịnh Thị Phương Thanh 17 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Nguyễn Thị Hương Lan (27 tuổi, cựu giao dịch viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SeaBank Long Biên) 11 năm tù.
Ở tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến vụ án lập khống giao dịch để chiếm đoạt tiền gửi tiết kiệm của khách hàng xảy ra tại SeaBank, toà sơ thẩm tuyên phạt Nguyễn Thị Giang (26 tuổi, cựu giao dịch viên), Lê Thị Hải Linh (33 tuổi, cựu Trưởng quỹ chính), Nguyễn Thị Mai Trang (28 tuổi, cựu giao dịch viên) mức phạt từ 1 – 3 năm tù treo.
Theo bản án sơ thẩm, các bị cáo đã giả mạo chữ ký của khách hàng có tiền gửi tiết kiệm để lập và duyệt khống các giao dịch tất toán hoặc rút một phần từ các sổ tiết kiệm của khách hàng để chiếm đoạt tiền của SeaBank.
Video đang HOT
Theo đó, ngày 5.4.2017, khách hàng tên Đỗ Thị Minh N. mở sổ tiết kiệm tại SeaBank Long Biên với số tiền 2 tỉ đồng. 5 ngày sau, bà N. không tới ngân hàng đề nghị tất toán sổ tiết kiệm.
Tuy nhiên, Thanh đã yêu cầu Lan là giao dịch viên tự ý hạch toán trên hệ thống, in phiếu chi số tiền hơn 2 tỉ đồng để tất toán sổ tiết kiệm của bà N.
Sau đó, Thanh duyệt trên hệ thống và ký duyệt chứng từ chi tiền. Lan đã chuyển chứng từ chi tiền cho Linh. Sau đó, Linh đã giao số tiền trên cho Phương cùng Thanh đi giao tiền. Tuy nhiên bà N. không nhận được số tiền trên.
Ngoài ra, Thanh và đồng phạm đã tự ý tất toán thêm nhiều sổ tiết kiệm khác của bà N. mở tại SeaBank Long Biên.
Theo cáo buộc, ngoài bà N., nhiều khách hàng khác sau khi mở sổ tiết kiệm tại SeaBank Long Biên cũng bị Thanh và đồng bọn thực hiện giao dịch khống trong việc thanh toán tiền gửi tiết kiệm, dù khách hàng không đến yêu cầu tất toán.
Từ tháng 4 – 8.2017, Thanh và đồng phạm thực hiện khống 33 giao dịch trong việc thanh toán tiền gửi tiết kiệm của 13 khách hàng gửi tiết kiệm tại SeaBank Long Biên để chiếm đoạt và gây thất thoát tổng số hơn 12 tỉ đồng.
SeABank chốt thời gian phát hành cổ phiếu, tăng vốn lên trên 12.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng phát hành cổ phiếu để chào bán và trả cổ tức năm 2019 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ lần lượt là 15% và 14%, qua đó tăng vốn điều lệ lên trên 12.000 tỷ đồng.
SeABank chuẩn bị tăng vốn lên trên 12.000 tỷ đồng.
Theo đó, SeABank sẽ phát hành hơn 131 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019, đống thời chào bán hơn 140 triệu cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu phát hành thêm là 21/9/2020.
Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu là 14%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 14 cổ phiếu mới.
Tỷ lệ chào bán cổ phiếu mới là 15,0212%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách được hưởng 1 quyền mua; cổ đông sở hữu 100 quyền mua được mua thêm 15,0212 cổ phần mới phát hành.
SeaBank cho biết số cổ phiếu lẻ phát sinh trong quá trình phát hành sẽ được giao cho công đoàn hội sở quản lý, làm nguồn cổ phiếu cho các chương trình thưởng cho cán bộ nhân viên của ngân hàng này.
Những cổ phiếu không chào bán hết cho cổ đông hiện hữu sẽ được HĐQT của SeABank chào bán cho cổ đông hiện hữu khác và bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.
Sau khi chia cổ tức và chào bán cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu, vốn điều lệ của SeABank dự kiến sẽ tăng từ 9.369 tỷ đồng lên 12.088 tỷ đồng.
Được biết, quy mô vốn điều lệ của SeABank trong suốt 3 năm qua đã tăng nhanh từ mức 5.466 tỷ đồng ở năm 2017 lên 7.688 tỷ đồng vào năm 2018 và tăng lên 9.369 vào năm 2019.
Phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn điều lệ đã được ban lãnh đạo SeABank thông qua ở ĐHCĐ tổ chức vào tháng 4/2020. Sau đó vào cuối tháng 6, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 4348/NHNN-TTGSNH, chấp thuận việc SeABank tăng vốn điều lệ.
Phía SeABank cho biết mục đích cho đợt huy động vốn này là để bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh, nâng cao các chỉ số an toàn, nâng cao hạn mức cấp tín dụng đối với khách hàng, nâng cao khả năng thanh khoản, tăng cường dự phòng rủi ro và nâng tỷ trọng đầu tư trung dài hạn.
Về việc niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, ban lãnh đạo SeABank đã thông qua việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của ngân hàng này trên hệ thống UPCoM trong thời gian chưa niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).
SeABank sắp phát hành cổ phiếu tăng vốn lên hơn 12.000 tỷ đồng HĐQT Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa thông qua thời gian thực hiện phương án tăng vốn điều lệ từ 9,369 tỷ đồng lên 12.088 tỷ đồng. Theo đó, thời điểm chốt danh sách cổ đông hiện hữu hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu và quyền mua cổ phiếu phát hành thêm là ngày 21/9, thời gian phát hành...