Nhóm các nước Liên minh chống khủng bố IS nhóm họp tại Paris
Hôm nay, tại Paris (Pháp) diễn ra cuộc họp của BTQP các nước gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Italia, Australia và Hà Lan về cuộc chiến chống khủng bố.
Hôm nay, tại thủ đô Paris (Pháp) diễn ra cuộc họp của Bộ trưởng quốc phòng các nước gồm Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Italia, Australia và Hà Lan nhằm xem xét cách thức hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng tại Syria và Iraq. Các quốc gia Hồi giáo Arabia đồng minh không tham gia cuộc họp lần này.
Phát biểu với báo giới trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng quốc phòng Anh Micheal Fallon cho biết mục đích cuộc họp là xác nhận lại tính đúng đắn của chiến dịch chống IS tại Syria và Iraq. Lợi dụng sự thất bại liên tiếp gần đây của IS, liên quân sắp tới sẽ chuyển chiến lược sang “siết chặt thòng lọng ở cổ IS”.
Tổng thống Pháp Francois Holland quyết định mở rộng không kích sang Syria sau khi IS nhận trách nhiệm tiến hành hàng loạt vụ khủng bố ở Paris ngày 13/11/2015. (Ảnh: Theapollonianre).
Theo Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Atston Carter, cuộc họp lần này sẽ tập trung vào việc đẩy nhanh chiến dịch chống khủng bố. Điều này có thể bao gồm sự gia tăng số lượng huấn luyện viên quân đội và binh sĩ nhằm hỗ trợ lực lượng an ninh Iraq và nhóm đồng minh ở Syria giành lại các phần lãnh thổ từ tay IS, cũng như khuyến khích sự tham gia chống IS nhiều hơn của lực lượng Hồi giáo Shiite ở Iraq.
Video đang HOT
Pháp là quốc gia đầu tiên tham gia chiến dịch không kích do Mỹ đứng đầu tại Iraq. Sau khi IS nhận trách nhiệm tiến hành hàng loạt vụ khủng bố ở thủ đô Paris ngày 13/11 năm ngoái, Tổng thống Pháp Francois Holland quyết định mở rộng không kích sang Syria. Hiện Paris đóng góp khoảng 20% trong tổng số các cuộc không kích của Liên minh quốc tế tại Syria và Iraq./.
Mai Liên
Theo_VOV
Bức tranh đa sắc Trung Đông, châu Phi
Khu vực Trung Đông, châu Phi trải qua một năm đầy biến động với hàng loạt điểm nóng: cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở I-rắc và Xy-ri, xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, chiến dịch không kích của liên minh A-rập ở Y-ê-men... Bạo lực, xung đột vẫn bao trùm khu vực. Tuy nhiên, thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa I-ran với các cường quốc nhóm P5 1 trở thành một điểm sáng trong bức tranh Trung Đông ảm đạm thời hậu "Mùa xuân A-rập".
Lực lượng chống khủng bố I-rắc được triển khai ở ngoại ô thành phố Ra-ma-đi.
Mặt trận chống khủng bố khốc liệt
Cuộc nội chiến Xy-ri kéo dài hơn bốn năm qua chưa thể chấm dứt thì một mặt trận mới chống IS được hình thành tại quốc gia Trung Đông này. Liên minh do Mỹ đứng đầu hậu thuẫn lực lượng nổi dậy ở Xy-ri chống IS đã tiến hành ròng rã các chiến dịch không kích ở cả I-rắc và Xy-ri, song chưa đạt bước tiến nào đáng kể. Sức mạnh của IS ngày càng lan rộng khiến lần lượt nhiều vùng đất chiến lược ở I-rắc và Xy-ri rơi vào tay tổ chức khủng bố này. Mặc dù được liên quân hậu thuẫn, quân đội I-rắc chưa thể giành lại thành phố Ra-ma-đi, thủ phủ tỉnh An-ba lớn nhất I-rắc. Trong khi đó, kể từ ngày 30-9, Nga mở màn chiến dịch không kích hậu thuẫn chính quyền của Tổng thống B.Át-xát chống IS ở Xy-ri. Chiến dịch của Nga đã gây thiệt hại đáng kể cho IS và giúp chính quyền Đa-mát giành lại nhiều vùng đất chiến lược từ phiến quân.
Tuy nhiên, những diễn biến trên mặt trận chống khủng bố ngày càng khó lường. IS gia tăng hoạt động và thâm nhập ngày càng sâu vào các nước, tới tận trung tâm châu Âu và Mỹ. Loạt vụ tiến công khủng bố đẫm máu do IS trực tiếp chỉ đạo tiến hành ngày 13-11 ở thủ đô Pa-ri (Pháp) làm 130 người chết và nhiều vụ tiến công lấy cảm hứng từ IS ở Mỹ và nhiều nước khác buộc phương Tây phải mở rộng mặt trận chống khủng bố. Pháp và Anh, hai nước từng từ chối tham gia các chiến dịch không kích ở Xy-ri, đã trở thành những đồng minh chủ chốt cùng Mỹ mở rộng việc đưa máy bay tham chiến chống IS từ I-rắc sang Xy-ri. Thổ Nhĩ Kỳ dù lúc đầu không ủng hộ các cuộc không kích của Mỹ ở Xy-ri, song trước diễn biến phức tạp của cuộc chiến chống IS,
An-ca-ra buộc phải tham gia các chiến dịch không kích, mở các căn cứ cho máy bay Mỹ và liên quân xuất kích. Các nước phương Tây can dự ngày càng sâu vào cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông. Điều đáng chú ý, đây là lần đầu cả Nga và phương Tây cùng tham gia cuộc chiến chống kẻ thù chung IS, song không cùng mặt trận. Nga ủng hộ và hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Xy-ri B.Át-xát chống IS, trong khi liên quân do Mỹ đứng đầu lại hậu thuẫn lực lượng đối lập ở Xy-ri. Mặc dù hậu thuẫn hai phía đối địch, song trước diễn biến phức tạp của mặt trận này, một số nước như Anh, Pháp đã "bắt tay" Nga, trong khi Mỹ cũng để ngỏ khả năng tăng cường hợp tác với Mát-xcơ-va trong cuộc chiến chống khủng bố. Hé mở cánh cửa hợp tác
Hồ sơ hạt nhân của I-ran, cuộc đàm phán kéo dài hơn một thập kỷ đã được khép lại sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa I-ran với các cường quốc nhóm P5 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) ký ngày 14-7-2015. Thỏa thuận hạt nhân này đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa I-ran với Mỹ và các đồng minh phương Tây, mở cánh cửa hợp tác giữa hai bên từng trải qua thời gian dài đối đầu. Các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với I-ran sẽ dần được dỡ bỏ theo lộ trình các bên thống nhất. Đây là cơ hội lớn cho nền kinh tế I-ran vốn bị o ép bởi các lệnh trừng phạt. Là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đứng đầu thế giới về trữ lượng khí đốt thiên nhiên, I-ran có nhiều tiềm năng phát triển và trở thành thị trường hấp dẫn cho các cường quốc. I-ran đã lên kế hoạch nhằm khôi phục sản lượng dầu mỏ thêm hơn một triệu thùng/ngày với mục tiêu đạt bốn đến năm triệu thùng/ngày, bảo đảm vị thế xứng đáng của một cường quốc vàng đen. Ngay sau khi thỏa thuận hạt nhân I-ran được ký kết, nhiều nhà lãnh đạo các nước châu Âu đã tới thăm quốc gia Hồi giáo nhằm đón đầu làn gió đầu tư mới. Chuyển biến trong quan hệ I-ran - phương Tây đem đến nhiều cơ hội cho cả hai phía. Tuy nhiên vẫn còn không ít thách thức trong quá trình thực thi thỏa thuận khi quá khứ đối đầu thật sự chưa thể khép lại đối với hai bên.
Bài toán an ninh vẫn là thách thức lớn
Đã hơn bốn năm kể từ ngày khởi đầu "Mùa xuân A-rập", song các nước Trung Đông và Bắc Phi vẫn chật vật giải bài toán an ninh khi bạo lực, xung đột vẫn bùng phát ở khắp nơi, từ Xy-ri, I-rắc, I-xra-en, Pa-le-xtin đến Li-bi, Ai Cập, Tuy-ni-di. Mặc dù Mỹ và châu Âu nỗ lực làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, song bạo lực liên tục xảy ra ở vùng đất Trung Đông khói lửa này. Cuộc xung đột kéo dài nhất trong lịch sử thế giới hiện đại giữa I-xra-en và Pa-le-xtin chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Các vụ đụng độ giữa cảnh sát I-xra-en và người Pa-le-xtin xảy ra ở các vùng đất I-xra-en chiếm đóng gây nhiều thương vong cho cả hai phía, trong đó phần lớn là dân thường Pa-le-xtin. "Con tàu hòa bình Trung Đông" vì thế dậm chân tại chỗ và giải pháp hai nhà nước vẫn xa vời. Trong khi đó, các nước như Ai Cập, Tuy-ni-di vừa phải tiếp tục hoàn tất tiến trình chuyển tiếp chính trị, phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, vừa phải đối phó mối đe dọa khủng bố đang lan rộng. Nhiều vụ tiến công đẫm máu đã xảy ra ở Ai Cập, Tuy-ni-di, Li-bi, gây thiệt hại nặng nề cho các nền kinh tế bên bờ Địa Trung Hải vốn có thu nhập cao từ du lịch. Riêng tại Tuy-ni-di, xảy ra hai vụ đánh bom đẫm máu làm hàng chục người chết, trong đó có nhiều công dân các nước phương Tây, khiến nước này phải áp dụng các biện pháp an ninh nghiêm ngặt. Ai Cập tiến hành các đợt truy quét các phần tử liên quan IS ở Bán đảo Xi-nai, tiêu diệt nhiều tay súng, song cũng có nhiều nhân viên an ninh thiệt mạng. Li-bi gần như bị tan rã bởi một đất nước có hai Quốc hội, hai Chính phủ. Những nỗ lực trung gian hòa giải của cộng đồng quốc tế, trong đó đại diện là LHQ, vẫn chưa đạt kết quả. Sự hỗn loạn biến Li-bi trở thành mảnh đất màu mỡ cho IS hoạt động và có nguy cơ thành căn cứ mới của IS sau khi tổ chức cực đoan này bị truy đuổi ráo riết ở I-rắc và Xy-ri.
Đối với các quốc gia Tây Phi và miền nam châu lục, an ninh, khủng bố cũng là vấn đề nổi cộm. Nhóm Hồi giáo cực đoan Bô-cô Ha-ram ở Ni-giê-ri-a trở thành mối đe dọa lớn, liên tiếp tiến hành các vụ tiến công đẫm máu làm hàng nghìn người chết trong năm qua. Các nước trong khu vực buộc phải thành lập một liên minh chống Bô-cô Ha-ram. Trước mối đe dọa từ nhóm khủng bố có tư tưởng chống phương Tây này, Mỹ và Pháp, dù bận rộn với mặt trận chống IS ở Xy-ri và I-rắc, vẫn phải đưa lính đặc nhiệm tới châu Phi và đổ không ít tiền của giúp các binh sĩ lục địa đen chống khủng bố. Trong số hơn 33 tỷ USD mà Mỹ cam kết sẽ đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau của các nước châu Phi, một số tiền không nhỏ sẽ dành cho các nỗ lực chống khủng bố và duy trì hòa bình, an ninh ở lục địa đen.
Bức tranh Trung Đông-châu Phi năm 2015 có nhiều mảng màu sáng tối. Bên cạnh những mảng sáng của cơ hội hợp tác mới, những thách thức an ninh và mối đe dọa khủng bố vẫn là góc tối mà khu vực tiếp tục phải đối mặt. Tuy nhiên, với vị trí trung tâm trên "bản đồ lợi ích" của các cường quốc, vấn đề chống khủng bố và bạo lực không chỉ là thách thức của riêng Trung Đông, châu Phi mà còn là nỗi lo chung của các cường quốc vốn luôn muốn duy trì và tăng cường ảnh hưởng ở khu vực có vị trí địa-chính trị chiến lược này.
Thái An
Theo_Báo Nhân Dân
Bộ trưởng Tài chính Eurozone nhóm họp Ngày 7/12, Bộ trưởng Tài chính các nước Eurozone đã nhóm họp tại thủ đô Bruxelles (Bỉ) để thảo luận về một số vấn đề liên quan đến tài chính châu Âu. Ông Pierre Moscovici, Ủy viên phụ trách kinh tế của EU. (Ảnh: defrancisation.com) Các Bộ trưởng Tài chính Eurozone cho biết đã đạt được tiến triển về một thỏa thuận liên...