Nhóm ‘Bộ Tứ’ bàn cách ứng phó Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật nhóm họp ở Tokyo để bàn sáng kiến “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở” nhằm đối phó Trung Quốc.
Cuộc họp diễn ra sáng nay tại Tokyo theo hình thức trực tiếp, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Ngoại trưởng Australia Marise Payne và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ngoại trưởng nhóm “Bộ Tứ” kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Mở đầu cuộc họp, Ngoại trưởng Nhật Motegi cho biết ông hy vọng “Nhật Bản và Mỹ sẽ dẫn dắt cộng đồng quốc tế đạt được thỏa thuận Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở (FOIP)” để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Motegi nói thêm liên minh Mỹ – Nhật tiếp tục là “nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực” dưới thời tân Thủ tướng Yoshihide Suga, người mới nhậm chức hôm 16/9.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Ngoại trưởng Australia Marise Payne tại Tokyo hôm 6/10. Ảnh: AP.
Trong cuộc hội đàm riêng với người đồng cấp Australia Payne, Ngoại trưởng Mỹ đã chia sẻ những lo ngại về “hoạt động của Trung Quốc trong khu vực”, đồng thời nhất trí về tầm quan trọng trong các cuộc thảo luận của “Bộ Tứ”, nhằm thúc đẩy “hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Pompeo cho biết 4 nước hy vọng sẽ đạt được “một số thành tựu quan trọng” trong cuộc họp, song không nói rõ chi tiết. Các quan chức Nhật Bản cho hay họ sẽ thảo luận về tác động Covid-19, cũng như sáng kiến FOIP, thêm rằng Nhật Bản và Mỹ đã và đang tập hợp các nước “cùng chí hướng” chia sẻ những mối quan ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán của “Bộ Tứ” diễn ra trong lúc quan hệ Mỹ – Trung đang căng thẳng vì Covid-19, chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản cũng suy giảm vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku, gần đây tiếp tục nghiêm trọng khi Tokyo coi hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối “đe dọa an ninh”.
Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc cũng căng thẳng vì tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya. Trong khi đó, Canberra và Bắc Kinh cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong những tháng gần đây.
Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 7 cũng từng kêu gọi các nước “cùng chí hướng” lập liên minh đối phó Trung Quốc sau bất đồng về Covid-19 và Hong Kong. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng ý tưởng về một liên minh chống Trung Quốc là “điều viển vông”, không bao giờ có thể xảy ra.
Australia cam kết đóng góp hơn 200 triệu USD cho quỹ vaccine toàn cầu
Australia cam kết đóng góp 300 triệu AUD (tương đương 207 triệu USD) cho chương trình cung cấp vaccine cho trẻ em ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về vaccine toàn cầu, Ngoại trưởng Australia Marise Payne cho biết, đại dịch Covid-19 đã để lại bài học cho toàn thế giới về sự chú trọng đầu tư tiếp cận vaccine, bảo đảm an toàn an ninh y tế khu vực.
Ngoại trưởng Australia Marise Payne. Ảnh: KT
Australia cũng cam kết sẽ gây quỹ cho Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI). Bà cũng khẳng định, cam kết tài trợ của Australia sẽ giúp Liên minh này duy trì mục tiêu cung cấp vaccine cho trẻ em ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Hội nghị Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng được tổ chức với mục đích quyên góp ít nhất 7,4 tỷ USD để tiêm chủng cho 300 triệu trẻ em ở các nước nghèo trên thế giới vào năm 2025. Trong đó, 800 triệu USD sẽ dành cho 140 triệu trẻ em ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương./.
Australia phản pháo khi Trung Quốc dọa tẩy chay vì ủng hộ điều tra Covid-19 Ngoại trưởng Australia Marise Payne đã lên tiếng sau khi một nhà ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Canberra có thể bị "tẩy chay" nếu ủng hộ cuộc điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19. Ngoại trưởng Australia Marise Payne (Ảnh: ABC News) Australia Financial Review (AFR) đưa tin, Ngoại trưởng Marise Payne đã lên tiếng về phát ngôn trước đó...