Nhóm bắt cóc người ở sòng bạc bị khởi tố
Vinh nghe anh trai nhắn tin đánh bài thua nên rủ bạn cầm dao xông vào đe dọa, đánh đập yêu cầu nạn nhân phải đưa lại tiền.
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Nông vừa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Công Vinh, Trần Văn Tưởng, Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Văn Tình (cùng ngụ huyện Đắk Song) để điều tra về hành vi Cướp tài sản, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 9h ngày 22/7, Nguyễn Công Hòa cùng với Nguyễn Trọng Thanh, Tống Văn Tiến và Lưu Văn Tuyến tổ chức đánh bài ăn tiền tại nhà một người dân ở thị trấn Đức An, huyện Đắk Song.
Hòa nghi ngờ ba người chơi cùng đánh bài bịp để ăn tiền nên nhắn tin cho Vinh (em trai Hòa) đến giải quyết.
Sau đó, Vinh rủ thêm một số người đến địa điểm đánh bạc để đòi lại tiền cho anh trai. Tại đây, họ cầm dao xông vào đe dọa, đánh đập yêu cầu Thanh, Tuyến, Tiến đưa hết tiền cho Hòa.
Nhóm của Vinh bắt ba người trên, yêu cầu gia đình nạn nhân đưa thêm 50 triệu đồng. Do lo sợ, anh Thanh đi cầm chiếc xe máy lấy 20 triệu đồng để đưa cho Vinh. Gia đình anh Tuyến đưa cho nhóm trên 78 triệu đồng.
Sau khi đưa tiền, nhóm trên đã thả các nạn nhân về nhà. Cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng vụ án.
Thị trấn Đức An, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Google Maps.
Video đang HOT
Tây Nguyên
Theo Zing
Tranh cãi quy định nuôi voi có thể bị khởi tố
Nhiều ý kiến cho rằng nếu TAND Tối cao hướng dẫn máy móc thì những người nuôi voi, trưng bày ngà voi đều có thể bị xử lý hình sự.
Đây là nội dung quan trọng tại hội thảo tham vấn đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về các tội liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD), động vật nguy cấp, quý, hiếm. Hội thảo này do TAND Tối cao phối hợp cùng Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển (Change) và tổ chức Cứu trợ hoang dã (WildAid) vừa tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk.
Trưng ngà voi có thể bị khởi tố?
Cụ thể, Điều 3 dự thảo nghị quyết quy định: Kể từ 0 giờ ngày 1-1-2018, người có hành vi tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm (như ngà voi - PV) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 BLHS 2015.
Phó Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng Hoàng Thị Minh Hương cho biết ở địa phương này có nhiều rừng như rừng quốc gia Cát Tiên. Nhưng trong bốn năm trở lại đây, tòa tỉnh chỉ xử được hai vụ liên quan đến vụ nuôi sống nhốt và tàng trữ bộ phận cơ thể động vật.
Bà Hương dẫn chứng một người đồng bào đi vào rừng bắt được con khỉ, định đem về nấu cao. Trên đường đi, người nông dân khác thấy nó đẹp quá nên mới mua lại về nuôi cho bú sữa bình, mặc quần áo, hằng ngày đi đâu thì cho con khỉ này đi cùng. Một hôm có người trong gia đình anh này đi bệnh viện thì mới nhốt con khỉ ở nhà. Anh kiểm lâm đi ngang qua thấy vậy mới bắt mang về chi cục. Hay tin, anh nông dân đến đòi về thì bị khởi tố hình sự vì đây là con chà vá, nằm trong danh mục động vật quý hiếm chứ không phải là con khỉ.
Người nông dân bị tòa cấp sơ thẩm xử tù giam nên đã kháng cáo xin được hưởng án treo. TAND tỉnh Lâm Đồng sau đó đã sửa án sơ thẩm cho anh này được hưởng án treo vì cấp sơ thẩm xử tù giam là quá máy móc. Bởi nếu bị cáo không mua thì con khỉ này đã bị nấu cao, chứ họ đâu biết rằng đây là con chà vá thuộc động vật quý hiếm.
Phó Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng Hoàng Thị Minh Hương phát hiểu tại hội thảo. Ảnh: NGÂN NGA
Về trường hợp này, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk góp ý: "Cách xử lý tốt nhất là tuyên truyền, động viên hộ gia đình chuyển con chà vá qua Vườn quốc gia Cúc Phương là được".
Cũng theo bà Hương, hiện ở dinh Bảo Đại có cặp ngà voi từ thời vua Bảo Đại và tại UBND tỉnh Lâm Đồng cũng có cặp ngà voi từ chế độ cũ để lại. Ngoài ra, người dân tộc thiểu số cũng thuần bắt voi từ nhiều năm về trước. Do đó nếu máy móc quy định sau ngày 1-1-2018, nếu không giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền thì bị xử lý là không phù hợp.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk cũng cho rằng voi được xếp vào động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Trong khi tỉnh này có nhiều người đồng bào đang nuôi voi nhà (khoảng 40 con) nếu họ không giao nộp thì bảo họ tàng trữ rồi truy cứu trách nhiệm hình sự là không phù hợp với tình hình thực tế, bởi đây là tài sản hợp pháp của người dân.
Cạnh đó, có đại biểu cũng cho rằng cần phải bãi bỏ Điều 4 dự thảo nghị quyết: "Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm đoạt cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật nguy cấp, quý, hiếm". Lý do là BLHS không quy định hành vi chiếm đoạt thì nghị quyết không thể ban hành ra để hướng dẫn xử lý được.
Lúng túng xử lý vật chứng là động vật hoang dã
Tại Điều 7 của dự thảo nghị quyết đưa ra phương án quy định về việc xử lý vật chứng là ĐVHD nhưng các đại biểu phản đối vì chưa rõ ràng và không khả thi.
Dự thảo nêu: "Đối với vật chứng là ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật như để trả về tự nhiên, gửi vào các trung tâm cứu hộ, giao cho khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc cơ quan tổ chức khác theo quy định của pháp luật. Đối với vật chứng là cá thể động vật chết hoặc sản phẩm ĐVHD, động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại mau hỏng, khó bảo quản thì tiêu hủy".
Theo ông Đinh Văn Quế (nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao), nghị quyết cần quy định cụ thể đối với vật chứng nào nhất thiết phải chuyển cho tòa án, còn vật chứng nào thì cơ quan chức năng ban đầu được xử lý. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho rằng TAND Tối cao không nên tự quy định xử lý vật chứng là ĐVHD mà hãy để các cơ quan, ban, ngành liên quan như VKSND Tối cao, TAND Tối cao, Bộ NN&PTNT... cùng ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn.
TS Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp) phân tích trường hợp các cơ quan chức năng bắt được tang vật là ĐVHD còn sống thì cần hướng dẫn cho phép giám định sau đó chuyển cho cơ quan quản lý chuyên ngành để thả lại vào rừng hoặc giao cho các hoạt động cứu hộ sớm nhất. Nếu là sản phẩm, bộ phận của cơ thể ĐVHD thì sau khi giám định cho phép chuyển giao cho cơ quan khoa học, trường đại học làm mẫu nghiên cứu hoặc tiêu hủy sớm để tránh gây ô nhiễm môi trường.
TS Tỵ cũng nói thêm hiện có nhiều nơi bắt giữ được những sản phẩm là thịt của ĐVHD nhưng lúng túng không biết xử lý ra sao. Lý do là không có kinh phí để mua tủ lạnh về dự trữ, bảo quản làm tang vật vụ án. Còn đối với động vật còn sống thì có trung tâm cứu trợ chỉ nhận nuôi một số động vật nhất định.
Siêu lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã
Theo tài liệu của Change, trên toàn cầu, các hoạt động buôn bán trái phép ĐVHD, được coi là có lợi nhuận chỉ đứng sau buôn lậu ma túy, vũ khí và buôn người. Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều loài động vật quý hiếm đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, điển hình như tê giác, voi, tê tê.
Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiêu thụ ĐVHD hàng đầu mà còn là điểm trung chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép xuyên quốc gia. Nhằm tăng cường hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, ngăn chặn các hành vi buôn bán, tiêu thụ ĐVHD, Việt Nam đã và đang nỗ lực trong cả xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật, tổ chức thực thi pháp luật (như BLHS và BLTTHS 2015).
Để nâng cao nhận thức và giảm thiểu nhu cầu mua bán, sử dụng các sản phẩm từ các loài hoang dã nguy cấp như tê giác, tê tê và voi, từ năm 2013 đến nay Change và WildAid đã phát động chiến dịch đầu tiên mang tên "chấm dứt sử dụng sừng tê", "cứu tê tê" và "nói không với ngà voi".
NGÂN NGA
Theo PLO
Vụ bắt cóc, tống tiền ở Đắk Lắk: Khởi tố đối tượng thêm tội Giết người Công an huyện Krông Búk (Đắk Lắk) vừa khởi tố thêm tội Giết người đối với Bùi Công Tuấn Bằng, đối tượng bắt cóc trẻ em nhằm chiếm đoạt tài sản, còn đâm trọng thương 2 chiến sĩ công an. Ngày 4.4, Đại tá Đỗ Văn Xuyền, Trưởng Công an huyện Krông Búk cho biết, Công an huyện đã ra quyết định khởi...