Nhóm bảo kê chợ Long Biên hầu tòa
Chiến và đồng bọn ép các chủ hàng thuê chúng dỡ hàng dù họ không có nhu cầu. Ai không làm theo yêu cầu sẽ bị chúng làm dập nát hàng hóa khiến không bán được.
Nữ quái cầm đầu nhóm bảo kê chợ Long Biên
Ngày 26/2, TAND quận Ba Đình, Hà Nội mở phiên sơ thẩm xét xử nhóm cưỡng đoạt tiền xảy ra tại chợ Long Biên.
Đỗ Thu Hằng và một đàn em khi bị bắt giữ.
Theo cơ quan công tố, từ đầu tháng 8/2012, lợi dụng việc các xe chở hàng không được vào trong chợ, phải đỗ ở ngoài đường Hồng Hà, Đỗ Thu Hằng (33 tuổi) lập tổ bốc xếp trái phép để cưỡng đoạt tài sản do Trần Trung Chiến (26 tuổi) quản lý.
Dưới trướng của Chiến có 9 người, hàng ngày ra khu vực đỗ của các xe chở rau thu tiền từ 20h30 đến 1h hôm sau. Chiến và đồng bọn ép các chủ hàng thuê chúng dỡ hàng dù họ không có nhu cầu. Tuy nhiên, chúng chỉ đếm hoặc bốc dỡ một số ít rồi bỏ đi. Khi đã biết xe hàng nhiều hay ít, chúng sẽ đưa ra mức tiền từ 30.000 đến 500.000 đồng một lần.
Ai không làm theo yêu cầu sẽ bị chúng làm dập nát hàng hóa khiến không bán được. Nhiều chủ hàng không muốn gây mâu thuẫn với Hằng và Chiến, sợ bị cản trở việc buôn bán nên buộc phải nộp tiền ngoài ý muốn. Có chủ xe nộp theo mức 1,5-3 triệu đồng một tháng.
Khoảng 0h ngày 24/1/2013, một người trong nhóm đang cưỡng đoạt 50.000 đồng của chủ hàng thì bị Công an quận Ba Đình bắt quả tang. Hằng, Chiến và 5 người khác bị tạm giữ, cảnh sát cáo buộc nhóm này đã cưỡng đoạt tổng cộng gần 200 triệu đồng.
Video đang HOT
Hôm nay, sau nửa buổi xét hỏi, HĐXX đã trả hồ sơ để điều tra một số tình tiết, trong đó có việc chia tiền của các bị cáo. Theo lời khai, Chiến còn tự ý thành lập và chỉ đạo nhóm bốc xếp cưỡng đoạt tiền. Các thành viên trong nhóm đều do Chiến tuyển, thuê nhà ở, phân công trách nhiệm từng giai đoạn. Một phần tiền thu về được nộp cho Hằng.
Việt Dũng
Theo VNE
'Quan huyện' phủ nhận cáo buộc cầm tiền của nữ đại gia
Ngày 21/8, cựu chủ tịch huyện Hóc Môn (TP HCM) Nguyễn Văn Khỏe khai việc cầm nhiều khoản tiền có giá trị của vợ chồng nữ đại gia xây dựng là quan hệ vay mượn cá nhân thân tình, không phải tiền công do ký duyệt hồ sơ dự án "ma".
Ngày thứ hai của phiên xử, cựu chủ tịch huyện Hóc Môn Nguyễn Văn Khỏe phủ nhận cáo buộc đã cầm nhiều khoản tiền, quà tặng trị giá hàng trăm triệu đồng từ vợ chồng nữ đại gia Trần Thị Hà - Hà Văn Hòa (giám đốc và phó giám đốc công ty Thành Phát) để ký duyệt hồ sơ lập dự án khống tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn.
Ông Khỏe cũng chối bỏ lời khai của đệ tử thân tín là bị cáo Đặng Công Danh (giám đốc một công ty tư nhân) về việc 2 lần đưa 300 triệu đồng cho ông. Khoản này theo Danh là do bị cáo Hòa nhờ chuyển cho "quan huyện" để trả công ký duyệt hồ sơ dự án. Trong khi đó, ông Khỏe nói tiền nhận từ Danh để mua giúp cây kiểng cho anh này, không liên quan vợ chồng nữ đại gia.
Cựu chủ tịch huyện Hóc Môn điềm tĩnh như lần ra tòa cách đây 2 năm. Ảnh: Hải Duyên.
Trước những lời khai trên, HĐXX đưa bản kháng cáo xin giảm án do ông Khỏe viết sau phiên xử sơ thẩm lần đầu cách đây 2 năm và đề nghị ông đọc công khai trước tòa. Nội dung kháng cáo có đoạn ông Khỏe thừa nhận cầm 300 triệu đồng của vợ chồng Hà thông qua Danh. Sau khi trả lại HĐXX văn bản trên, cựu chủ tịch huyện vẫn giữ nguyên những gì vừa khai tại tòa.
Liên quan số tiền một tỷ đồng vợ chồng Hà "cảm ơn" ông Khỏe vì hồ sơ dự án xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn được phê duyệt, ông Khỏe khẳng định đây là tiền vay cá nhân để sửa nhà. HĐXX hỏi lại chi phí sửa chữa hết bao nhiêu mà phải vay số tiền lớn như vậy, ông Khỏe trả lời "khoảng 360-370 triệu đồng". Khoản còn lại ông mua cây kiểng vì lúc đó kinh doanh thêm mặt hàng này.
Tiếp đó, ông Khỏe cũng phủ nhận đã cầm 5.000 USD và 50 triệu đồng của Hà để nhờ tác động đến một số vị lãnh đạo trong Sở Kiến trúc xúc tiến phê duyệt dự án chi tiết cho nữ đại gia. "Không hề có khoản này", ông trả lời với thái độ cương quyết.
Chủ tọa tiếp tục công bố lại lời khai của ông Khỏe tại phiên phúc thẩm lần trước. Theo đó, ông không có ý kiến về việc bị cấp sơ thẩm khép tội cho hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với những người có chức vụ quyền hạn để trục lợi. Còn giờ, ông bảo "tôi nhớ là đều kháng cáo hết tất cả các tội danh bị cáo buộc".
HĐXX sau đó thẩm vấn thẩm vấn bị cáo Hòa về những khoản tiền được cho rằng đã đưa cho ông Khỏe. Về khoản 300 triệu đồng, bị cáo Hòa nói là tiền xăng xe đưa cho Danh để cùng lo công việc và thu gom cành cây trong công trình. Đại gia Hòa thừa nhận sau khi thân thiết đã trực tiếp đưa 700 triệu đồng cho ông Khỏe, nhưng cho rằng đây là giao dịch vay mượn cá nhân và đã được hoàn trả.
Bị cáo Hòa nói không nhớ bao nhiêu lần đã cùng nhóm của ông Khỏe đi Vũng Tàu chơi. Một vài lần Hòa có bỏ tiền thanh toán chi phí.
Trong mối quan hệ với bị cáo Tè (nguyên chủ tịch xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn), Hòa cho biết có biếu rượu, tivi (khoảng 30 triệu đồng) và cho con gái ông Tè một điện thoại. Hòa còn cho ông Tè vay 200 triệu đồng và đã được trả 90 triệu.
"Việc đưa những món quà có giá trị như vậy chắc chắn phải có mục đích?", chủ tọa hỏi. Bị cáo Hòa đáp "không vì mục đích gì". Khi đưa tiền vì tin tưởng nên Hòa không hỏi ông Tè dùng vào việc gì. Đây là tiền riêng của Hòa, vợ ông ta không biết gì.
Hòa cũng thừa nhận 3 lần đưa tiền (tổng cộng 90 triệu đồng) cho bị cáo Dương Minh Trung (nguyên trưởng phòng tài chính kế hoạch và đầu tư huyện Hóc Môn).
Khá nhiều bị cáo trong vụ án được tại ngoại trong lần ra tòa này. Ảnh: Hải Duyên.
Sau ông Hòa đến lượt bà Hà bị thẩm vấn. Nữ đại gia thừa nhận khi lập công ty Thành Phát trong tay chỉ có một tỷ đồng nhưng kê khống lên 5 tỷ vì chồng bảo làm thế. Nữ giám đốc của Thành Phát khai công ty không hoạt động kinh doanh, chỉ lập ra để làm dự án vay tiền ngân hàng. Khi bắt đầu làm hồ sư dự án khu dân cư, khu công nghiệp Đông Thạnh, vợ chồng Hà tiếp tục nâng khống vốn lên 50 tỷ đồng.
Bị cáo Hà khai một lần đi theo chồng đến nhà ông Khỏe để đưa giỏ quà trị giá khoảng 100 triệu đồng và 10.000 USD vào dịp tết. Ngoài ra, bà Hà còn 2 lần đưa ông Khỏe (5.000 USD và 50 triệu đồng) nhờ tác động đến Sở Kiến trúc trong việc duyệt hồ sơ dự án chi tiết.
Đặc biệt, bà Hà khai cho ông Khỏe vay một tỷ đồng vì "mang ơn" ông này. Chủ tọa hỏi cụ thể chuyện ơn nghĩa này, nữ đại gia không trả lời cụ thể, ấp úng đáp "trước đó ông Khỏe giúp bị cáo nên bị cáo giúp lại".
Về hành vi nâng khống số tiền đầu tư cho dự án dân cư, Hà thừa nhận lúc này không còn chung sống với bị cáo Hòa nữa nên tự mình đứng ra làm. Tổng cộng, bà vay của ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ Lớn 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng.
Cuối phiên xử, bị cáo Nguyễn Công Định (nguyên cán bộ tín dụng của Agribank Chợ Lớn) nhận có sai sót trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn của bị cáo Hà và nhận của nữ đại gia này 200 triệu đồng tiền "lót tay". Tiếp đó, tòa hỏi bị cáo Trần Văn Tuyến và Lưu Thị Minh Hiền (nguyên giám đốc và Phó giám đốc ngân hàng Agribank Chợ Lớn) về sai phạm cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Dự kiến phiên tòa làm việc đến ngày 28/8.
Theo Hải Duyên
Trấn lột xe đường dài trên đường HCM Lợi dụng tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn huyện Như Xuân (Thanh Hóa) vắng người qua lại, khi các xe đường dài dừng, Nguyễn Văn Thắng cùng đồng bọn mang dao, côn ra uy hiếp để thu "tiền bảo vệ" mỗi xe từ 1-3 triệu đồng. Nguyễn Văn Thắng tại cơ quan công an. Công an huyện Như Xuân (tỉnh...