Nhóm 21 phượt thủ ‘đội nắng’ dọn rác trên đỉnh Núi Chứa Chan: Hành động đẹp cần được lan tỏa!
Chúc cho những ‘chiến binh xanh’ sẽ có thật nhiều sức khỏe, nhiệt huyết để tiếp tục lan tỏa những việc làm tích cực trong cuộc sống.
Mới đây, chiến dịch dọn rác trên đỉnh núi Chứa Chan (thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) của 21 phượt thủ đang nhận được sự ủng hộ, khích lệ và nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng mạng.
Một trong những thành viên của nhóm phượt thủ trên là anh Nguyễn Minh Tâm (sinh năm 1996, quê Trà Vinh). Nhóm của anh Tâm bao gồm 21 người, đều là những người bạn vô tình quen nhau trên các cung đường, rồi dần dần chơi chung và gắn bó với nhau.
Nhóm 21 phượt thủ thực hiện chiến dịch dọn sạch rác tại khu vực núi Chứa Chan, Đồng Nai
Chiến dịch dọn rác của nhóm phượt thủ trên bắt nguồn từ chuyến đi leo núi Chứa Chan ngày 28/2. Anh Tâm cho biết, leader của nhóm đã đưa ra chủ trương sau khi leo lên đến đỉnh núi, các thành viên sẽ cùng nhau dọn rác khi trên đường đi xuống. Ý kiến này nhận được sự đồng ý của mọi người và tất cả nhanh chóng bắt tay vào thực hiện.
Hành trình dọn rác của nhóm bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều. Anh Nguyễn Minh Tâm cho biết: ‘ Sau khi dọn rác, team mình sẽ phân loại rác, một phần đem đi tiêu hủy, còn những chai nhựa thì các thành viên cùng nhau vác xuống chân núi và tặng cho các chị mua bán ve chai. Vì chỉ có 21 người nên hôm đó bọn mình chỉ dọn được khoảng 1/3 số rác trên núi, tuy nhiên tất cả đều đã làm hết sức mình nên ai nấy đều cảm thấy rất vui. Chuyến kế tiếp chúng mình sẽ cố gắng để dọn được nhiều rác hơn nữa .
Với mục tiêu dọn rác là chính, lan tỏa bằng hành động là phụ. Chúng mình hi vọng truyền tải được thông điệp ‘Mang lên được, mang xuống được/Mang theo được, mang về được’ đến mọi người’.
Video đang HOT
Cả team cùng nhau dọn dẹp, phân loại rác
Dự kiến, ngày 21/3 tới, nhóm của anh sẽ tiếp tục hành trình dọn rác ở khu vực núi Chứa Chan và cố gắng dọn sạch trước ngày 30/4. Sau đó, cả team sẽ kiểm tra và duy trì việc dọn dẹp khu vực này cho đến cuối năm. Anh Tâm cũng mong sẽ nhận sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người để có một địa điểm dã ngoại xanh, sạch, đẹp, khiến những chuyến đi có thêm nhiều niềm vui.
Được biết, cá nhân anh Tâm đã đi phượt được khoảng 4 năm. Trước đó, anh cùng những người bạn của mình đã đặt chân đến nhiều nơi và ‘xắn tay áo’ để giúp cho nhiều vùng đất như Đà Lạt, Ninh Thuận, Bà Đen, Phan Thiết… trở nên trong lành hơn.
Sau đó, tất cả cùng nhau vác các loại rác thải nhựa xuống núi
Tuy vậy, đa phần các chuyến đi của anh Tâm và những người bạn đều là ngẫu hứng nên sẽ gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian của tất cả mọi người. Cùng với việc nhóm khá nhiều thành viên là nữ, đôi khi việc vác bao tải rác, nhựa hay vật liệu nặng xuống núi cũng phần nào làm khó dễ cả team.
Dù sao, cộng đồng mạng cũng đã dành nhiều lời khen ngợi và sự ủng hộ đến anh Tâm và đồng đội. Chúc cho những ‘chiến binh xanh’ sẽ có thật nhiều sức khỏe, nhiệt huyết để tiếp tục lan tỏa những việc làm tích cực trong cuộc sống.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên anh Tâm và những người bạn của mình thực hiện chiến dịch dọn rác
Sinh viên 'sống xanh'
Ký túc xá Cỏ May (KP.6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) thường xuyên có các hoạt động bảo vệ môi trường theo cách 'sống xanh' được nhiều sinh viên (SV) hưởng ứng.
"Thứ bảy tắt điện" sinh viên xuống sân đàn hát - ẢNH: AN CHIÊN
Tiết kiệm điện, phân loại rác, không sử dụng hộp xốp, trồng cây... là những việc "sống xanh" được gần 400 SV ở đây thực hiện mỗi ngày.
Hoạt động tắt đèn tiết kiệm điện 1 giờ vào ngày thứ bảy tuần đầu tiên của tháng được SV ở đây duy trì từ năm 2017 đến nay. Còn việc phân loại rác thải thực hiện từ năm 2018. SV từng phòng tự phân loại rác mỗi ngày. Để giảm thiểu rác thải và giữ gìn sức khỏe cho SV, ban quản lý hướng dẫn không sử dụng hộp xốp khi mua thức ăn về phòng, ăn tại chỗ nên sử dụng đũa, muỗng mình mang theo, nếu mua đồ ăn về thì nên sử dụng hộp sứ, inox.
Bà Nguyễn Thị Nhung, Trưởng ban Quản lý ký túc xá (KTX), chia sẻ: "Mỗi quý chúng tôi tổ chức hoạt động "Cỏ May xanh" huy động SV dọn dẹp vệ sinh, nhổ cỏ dại, trồng rau xanh vào những ô đất trống... Để môi trường luôn sạch, đẹp, hằng ngày ngoài vệ sinh trong phòng ở, SV còn chia nhau làm vệ sinh, chăm sóc cây ở khu vực chung".
Nguyễn Thị Hợp, SV Trường ĐH Khoa học xã hội - Nhân văn TP.HCM, bộc bạch: "Mình rất ủng hộ những việc làm có ích cho môi trường. Ví dụ như việc không sử dụng hộp xốp không chỉ tạo thói quen mang hộp cơm cá nhân mà còn đảm bảo sức khỏe. Hồi trước, có lần mua đồ ăn bỏ trong hộp xốp mang về, mở ra thấy hộp queo lại vì trứng chiên quá nóng, nhựa dính cả vào cơm, không đảm bảo an toàn".
Hợp cũng rất quan tâm tới vấn đề tái chế rác, cô thường xuyên nhắc nhở bản thân đồng thời muốn gửi gắm đến các bạn khác thông điệp: "Thay vì sử dụng các biện pháp tái chế rác thì tốt hơn hết là chúng ta nên hạn chế tạo thành rác".
Còn Lê Minh Hồ, SV Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, chia sẻ: "Mình luôn theo dõi về vấn đề môi trường và hiểu hiện trạng môi trường đang ở mức báo động. Mình rất ủng hộ những việc làm của SV KTX để bảo vệ môi trường và mình luôn tích cực thực hiện. Hành động tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Việc làm ấy giúp chúng ta có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, góp phần cho cuộc sống xanh - sạch - đẹp".
Minh Hồ cho rằng bạn trẻ hiện nay nên rèn luyện cho mình những thói quen bảo vệ môi trường bằng lối "sống xanh": "Bảo vệ môi trường không nhất thiết là làm những việc quá to tát, mà có thể chỉ là những việc nhỏ như bỏ rác đúng nơi quy định, không dùng hộp nhựa... Ngoài ra, chúng ta nên tuyên truyền phổ biến cho mọi người cùng thực hiện".
Cách Hàn Quốc và Nhật Bản phân loại rác Quy định phân loại rác từ hộ gia đình tại Nhật Bản và Hàn Quốc rất nghiêm ngặt, người vi phạm thậm chí có thể bị phạt tiền. Ở Nhật Bản, nơi nổi tiếng với các tiêu chuẩn phân loại rác nghiêm ngặt nhất thế giới, hoạt động phân loại và tái chế rác đã được thực hiện suốt nhiều năm, trở thành...