Nhói lòng trước nguyên nhân của cậu bé chỉ mặc quần cộc giữa mùa đông lạnh
Bị ung thư xương, đau nhức nhưng vì sợ bố mẹ lo lắng, Việt cố chịu đựng cho đến lúc chân đau không thể mặc được quần dài. Giờ đây, em đã bị tháo mất một khớp chân. Khao khát duy nhất của Việt lúc này là có tiền lắp chân giả để tiếp tục đến trường.
Một ngày đầu thu, tiết trời vẫn còn oi bức, chúng tôi đến thăm em Nguyễn Xuân Việt (sinh năm 2001), trú thôn Đồng Vinh, xã Cẩm Bình ( Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), một cậu học trò nghèo mắc bệnh ung thư xương.
Căn nhà cấp 4 tồi tàn không có tài sản gì đáng giá ngoài chiếc xe đạp cũ kỹ, xung quanh rơm rạ phủ kín khiến cho không gian chật hẹp càng trở nên nóng nực. Lúc này chỉ có mẹ của Việt là chị Nguyễn Thị Bình (51 tuổi) ở nhà.
Việt đã bị cưa một chân nhưng tính mạng vẫn còn gặp nguy hiểm
Khẽ rót ly nước mời khách, chị Bình nghèn nghẹn khi kể về nỗi khổ hạnh của gia đình. Chị kết hôn với anh Nguyễn Xuân Hồng (sinh năm 1964), sinh được 4 người con. Em Nguyễn Xuân Việt là con út trong nhà.
Năm 1998, thấy cuộc sống ở quê khó khăn, vợ chồng chị Bình đưa các con vào miền Nam làm ăn. Trên mảnh đất Gia Lai, hằng ngày chị Bình đi rẫy cuốc cỏ thuê còn anh Hồng làm công nhân, chắt chiu tiền nuôi con. Cuộc sống ở rừng rú Gia Lai cũng không khấm khá hơn so với ở quê nhà nên hai đứa lớn buộc phải nghỉ học sớm.
Ngẫm thấy tủi thân khi các con dở dang, người mẹ nghèo quyết tâm cho Thảo (con gái thứ 3) và Việt theo học đến cùng. Lo sợ điều kiện khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số sẽ ảnh hưởng đến thành tích của con, chị Bình đưa hai đứa nhỏ về quê nhà học tập. Còn vợ chồng chị vẫn ở lại Gia Lai làm thuê gửi tiền về nuôi con.
Căn nhà cũ kỹ, trống huơ trống hoác là nơi ở của cả gia đình
Mười mấy năm xa bố mẹ, hai chị em Việt tự bảo ban nhau học tập, tự chăm sóc lẫn nhau. Thế nhưng nỗi đau ập đến gia đình chị Bình bắt đầu vào mùa đông năm 2017.
Trời đông rét mướt, lạnh thấu xương, trong khi bạn bè mặc đồ ấm đi học thì Việt chỉ mặc quần đùi đến trường. Mọi người hỏi lý do thì Việt chỉ cười và bảo không thấy lạnh.
Trong một lần về quê thăm con, anh Hồng thấy lạ liền gặng hỏi thì Việt khóc và trả lời: “Chân con có khối u to, đau nên con không mặc được quần dài. Nhưng con không dám nói vì nhà mình nghèo, con sợ không có tiền chữa bệnh”.
Nghe con nói vậy, anh Hồng hoảng hốt vay tiền đưa con đi Bệnh viện ở Hà Nội thăm khám. Tại đây bác sĩ kết luận Việt bị ung thư xương, buộc phải tháo một khớp chân.
“Con trai tôi cao lớn, thổi sáo hay. Ước mơ của con lớn lên vào ngành quân đội. Việt ít tuổi nhưng là đứa hiểu chuyện, đau nhưng không muốn bố mẹ buồn nên cố gắng chịu. Nó mà nói sớm nó đau thì có lẽ nó không bị mất chân như thế này”, chị Bình òa khóc.
Video đang HOT
Chị Bình đau lòng khi nghĩ đến tương lai của con
Để chuẩn bị cuộc phẫu thuật tháo khớp chân cho con, gia đình phải vay mượn 80 triệu đồng đưa Việt ra Hà Nội tháo khớp và xạ trị. Do không có khả năng chi trả viện phí nên sau khi tháo khớp, Việt được đưa về nhà chăm sóc.
Mới đây Việt lên cơn đau rồi ngất xỉu, cả nhà lại hoảng hốt đưa em ra Hà Nội nhập viện. Cứ mỗi lần tỉnh dậy, Việt lại khóc đòi bố mẹ trở về nhà đi học. Hiện em đang nằm tại Bệnh viện K để chuẩn bị cho đợt xạ trị.
“Mỗi lần con khóc đòi về đi học nhưng nhìn xuống chỉ còn một chân, cháu lại hỏi tôi chân con thế này thì làm sao đi học hả mẹ? Nghe con hỏi vậy tôi chỉ biết khóc. Cứ động viên nó ráng chữa bệnh, về nhà mẹ gắng đi làm kiếm tiền mua chân giả để con đến trường”. Chị nói đến đây thì dừng lại. Động viên con là thế, nhưng tiền kiếm ở đâu, chính chị cũng chưa biết.
Ngồi bệt ở góc bếp cũ kỹ, nhắc đến đứa cháu đáng thương, từ trong kẽ mắt kèm nhèm của bà nội Việt là bà Trần Thị Nhung (77 tuổi) rỉ xuống hai hàng nước mắt.
“Ông nội của nó là liệt sĩ Nguyễn Xuân Tri. Từ bé Việt đã khao khát lớn lên đi bộ đội như bố và ông nội. Cháu tôi rất ngoan và hiền, thổi sáo rất hay. Giờ nó bị cưa mất chân, thương lắm”, bà Nhung run run nói.
Bà nội thương cháu rơi nước mắt
Trong cơn tuyệt vọng, chị Bình trải lòng cho biết, hiện gia đình cần chi phí để con trai chị bước vào những đợt xạ trị.
“Dù mất một chân rồi, nhưng bác sĩ bảo nếu có tiền xạ trị cho con thì nó vẫn có thể lành để trở về đi học vì tế bào ung thư chưa di căn. Nhưng gia đình tôi không còn đồng nào để chữa bệnh cho con, con gái thứ 3 đang là sinh viên năm 3 nữa. Cầu mong quý ân nhân cứu lấy mạng sống của đứa con trai tội nghiệp này”, chị Bình cầu cứu.
Thiện Lương
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Em Nguyễn Xuân Việt, phòng số 4, tầng 3 Khoa nhi, Bệnh viện K3 cơ sở Tân Triều, Hà Đông, Hà Nội.
Hoặc anh Nguyễn Xuân Hồng/chị Nguyễn Thị Bìnhtrú thôn Đồng Vinh, xã Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). SĐT: 0974408567 (anh Hồng, bố của Việt).
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.231 (em Nguyễn Xuân Việt)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Theo VNN
Hà Tĩnh: Bức tranh thần kỳ trong nông nghiệp, cát mặn cũng nở hoa
Với khẩu hiệu "người cày có ruộng", sau khi giành được độc lập, những "tá điền" xưa đã trở thành những ông chủ ruộng đồng. Và, với nguồn tư liệu sản xuất dồi dào trong tay, họ đã "vẽ" nên bức tranh thần kỳ trong nền nông nghiệp Hà Tĩnh.
Trước đây, ít ai nghĩ rằng, có thể trồng cây trái trên vùng cát mặn. Nhưng giờ đây, dọc bên tuyến đường ven biển đi qua các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, ta bắt gặp những cánh đồng rau xanh miên man trên đồi cát trắng. Ngay cả mùa nắng hạn tháng 6, từng luống rau, củ vẫn mọc lên tươi tốt.
Cơ giới hóa sản xuất giúp người nông dân đẩy nhanh tiến độ, tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.
Chị Nguyễn Thị Anh Thơ, xã viên HTX Dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu (xã Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên) phấn khởi chia sẻ: "Chỉ cần có đất sản xuất là chúng tôi đủ sức làm nên của cải. Năm 2014, HTX được cấp 3 ha đất và thụ hưởng các chính sách hỗ trợ công nghệ. Từ đó đến nay, chúng tôi đầu tư hơn 700 triệu đồng để hình thành vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; lợi nhuận hàng năm đạt từ 500 - 700 triệu đồng".
Khi nông dân được làm chủ trên mảnh đất của mình, họ thỏa sức sáng tạo. Để sản phẩm có chất lượng hơn, nông dân Phạm Quang Hùng (xã Hương Thủy, Hương Khê) đã xay đậu nành, ngô bón cho cây cam. Ông Hùng cho hay, mỗi năm, gia đình chi cả trăm triệu đồng mua các loại hạt tinh bột xay, ủ men rồi dẫn vào hệ thống tưới nhỏ giọt bón cho cam. Các loại hạt, đặc biệt là đậu nành cung cấp lượng đạm lớn, giúp quả ngon, ngọt hơn.
"Hiện gia đình tôi có hơn 16 ha cam, bưởi với hơn 8.000 gốc và hơn 40 ha cây keo. Ngoài ra, còn có 50 con hươu và 100 con lợn rừng. Ước tính, mỗi năm, trang trại cho thu nhập trên 3 tỷ đồng" - ông Hùng chia sẻ.
Nông dân xã Xuân Hồng (Nghi Xuân) thu hàng trăm triệu đồng từ trồng khoai lang đỏ
Tại Cẩm Thành (Cẩm Xuyên), một trong những vựa lúa của tỉnh, bà con nông dân luôn phấn khởi sản xuất, không để lãng phí dù chỉ là một mét vuông đất.
Bà Võ Thị Hương - Trưởng thôn Tân Vĩnh Cần, cho biết: "Trên cánh đồng lúa giống, sang năm 2019, chúng tôi quyết tâm xóa bỏ bờ thửa, sản xuất tập trung cùng một giống, cùng công nghệ trên cùng một cánh đồng. Quyết tâm này của toàn dân trong thôn là do người dân biết liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi được cấp đất sản xuất, chúng tôi đã tìm cách liên kết với doanh nghiệp để tìm kiếm đầu ra. Từ đó, nông dân yên tâm tập trung sản xuất, chăm sóc cây lúa, lợi nhuận tăng lên từng năm, riêng năng suất vụ xuân 2018 đạt trên 4,3 tạ/sào".
Nói tới sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, đương nhiên, chủ thể phải là người nông dân và tài sản lớn nhất với nông dân từ cổ chí kim chính là ruộng đất. Khi được làm chủ ruộng đất, người nông dân Hà Tĩnh đã phát huy tính sáng tạo, tinh thần cần cù, chịu khó; tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng cây trồng, đẩy lùi nghèo đói, nông thôn từng bước phát triển.
HTX sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu (Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên) gần như quanh năm sản xuất và thu lợi từ củ cải trắng trên đất cát bạc màu
Theo số liệu từ Sở NN&PTNT, trong lĩnh vực trồng trọt, đến nay, Hà Tĩnh có 38.500 ha lúa hàng hóa, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt hơn 75 triệu đồng/ha. Sản xuất cây ăn quả có múi đạt gần 10.000 ha, liên tục được mùa, được giá, thị trường tiêu thụ tốt, đưa lại thu nhập khá cao cho người dân. Chuỗi liên kết trồng chè công nghiệp toàn tỉnh đạt trên 1.200 ha (trong đó có trên 600 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP).
Ngoài ra, địa phương đã hình thành 41 vùng rau truyền thống theo hướng VietGAP; phát triển chuỗi liên kết trồng ngô sinh khối với diện tích hàng nghìn ha... Những kết quả từ lĩnh vực trồng trọt đã góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, mang lại giá trị kinh tế cao.
Bà Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, khi được làm chủ ruộng đồng, người nông dân sẽ làm chủ kỹ thuật, công nghệ, từ đó chủ động đầu tư, tìm kiếm thị trường, giải quyết việc làm và tạo thu nhập. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động đẩy nhanh tiến độ cấp, cho thuê đất để nông dân yên tâm sản xuất, làm giàu chính đáng.
Theo Dương Chiến (Báo Hà Tĩnh)
Được mùa củ cải trên đất cằn, dân xứ này chỉ chờ ngày "hái ra tiền" Thời vụ trồng củ cải trắng chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 11 (âm lịch) nhưng tại HTX sản xuất và dịch vụ tổng hợp Hoàng Chu (Cẩm Hòa, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gần như quanh năm sản xuất và thu lợi từ loại cây trồng này... Những luống củ cải xanh mướt trên vùng đất cát bạc màu Cái nóng hầm...