Nhói lòng những đứa trẻ cõng em mưu sinh ở Sa Pa
Những đứa trẻ cõng em chỉ vài tháng tuổi mưu sinh trên khu du lịch Sa Pa khiến nhói lòng du khách.
Từ mờ sương, đứa trẻ còn chưa cai sữa đã theo chân bố mẹ đi chợ bán hàng
Nhìn khuôn mặt ngơ ngác, lấm lem, dáng người loắt choắt của những đứa trẻ mới ở độ tuổi 7 – 10 đã cõng thêm đứa em vài tháng tuổi đứng vạ vật các góc phố, con đường để bán hàng lưu niệm ở trung tâm thị trấn Sa Pa không phải là những hình ảnh hiếm gặp.
Có em nhà xa phải đi nửa ngày đường mới đến trung tâm Sa Pa, khi màn sương buông phủ, nhiều em ngủ lại ven đường, gốc cây… Nhìn những ánh mắt ngây thơ của các em khiến du khách không khỏi chạnh lòng…
Cõng em mưu sinh.
Đã hơn 23 giờ đêm, cậu bé này vẫn lang thang cùng em trai ở thị trấn Sa Pa.
Video đang HOT
Mời chào để bán hàng cho du khách
Phút chia sẻ yêu thương của một du khách người nước ngoài.
Sân gạch làm giường, nilon làm chăn em bé này vẫn có thể ngủ một giấc ngon lành giữa ồn ào náo nhiệt.
Bà mẹ trẻ tay bế, lưng địu, vạt áo dắt con mưu sinh trong đêm chợ tình ồn ào lạnh lẽo.
Cháu gái người dân tộc thiểu số tặng du khách con ngựa làm bằng cây cỏ do chính tay mình làm.
Không có khách mua hàng, các em lại mở sách bút ra học bài.
Theo Tạ Tôn (Báo Giao thông)
Tuổi già với niềm vui lao động
Không khó bắt gặp ở thành phố Vinh (Nghệ An) hình ảnh những người già tóc bạc, da mồi vẫn miệt mài lao động. Đằng sau mỗi công việc của họ là cả một triết lý sống sâu sắc, được đúc rút bằng hàng chục năm gắn bó với nghề.
Cụ ông Nguyễn Xuân Thu (87 tuổi, phường Hưng Bình, TP Vinh) gắn bó với nghề bơm vá từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ông kiệm lời chia sẻ về gia đình nhưng khá cởi mở về công việc mà như ông nói "Khi nào nằm xuống hay chết đi thì mới nghỉ".
36 năm trong nghề, không qua đào tạo bài bản mà chỉ học lỏm từ người khác, ông Thu chỉ có thể sửa chữa được những hỏng hóc đơn giản. Trong khi người ta đã chuyển sang dùng bơm điện cho khỏe thì ông vẫn dùng bơm tay bởi lẽ, theo ông, vừa đỡ khoản tiền điện phải trả, vừa coi như tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.
Mắt mờ, tay run nên các thao tác của ông không còn chuẩn xác. Nhiều khi chính khách hàng phải làm thay ông công việc như xác định lỗ săm thủng, dán miếng vá mới cho thật chính xác. Ông bảo, gần 40 năm làm nghề bơm vá nhưng hầu như ông chỉ nuôi được bản thân mình, mấy đứa con khôn lớn đều nhờ vào công việc buôn bán của vợ ông. Bởi vậy, đang còn sức khỏe thì ông sẽ cố gắng để không phải nhờ đến vợ con.
Ông Nguyễn Bá Tịnh (78 tuổi, quê Thanh Chương) xuống TP Vinh sinh sống và lập nghiệp hàng chục năm nay. Ông Tịnh vốn là cán bộ địa chất nghỉ hưu sớm. Cách đây gần 20 năm, hai vợ chồng ông mở quán bán nước chè ngay đầu ngõ, bám mặt đường quốc lộ 1A, đoạn qua TP Vinh. Mỗi ngày ông bán tầm 5 phích nước chè, từ hồi mỗi cốc nước chè 200 đồng, giờ giá một cốc là 3.000 đồng. Bên cạnh nước chè, ông Tịnh bán thêm mấy món lặt vặt như nước ngọt, kẹo cao su... Ông bà tự hào khi có 3 đứa con học đến cao học, 2 người còn lại cũng có công việc ổn định.
"Ngày xưa thì bán kiếm thêm tiền nuôi con ăn học. Giờ già rồi, con cái cũng trưởng thành, hai ông bà cũng có lương hưu, không nhiều nhưng cũng đủ sống. Con cái cũng bắt nghỉ ngơi nhưng ông không bỏ quán nước chè này được. Nhì nhằng mỗi ngày kiếm được vài chục bạc, chỉ đủ cho bà đi mua rau thôi, nhưng không làm thì buồn, với lại, quán nước cũng là nơi gặp gỡ bạn già, trò chuyện thế sự với nhau", ông Tịnh tâm sự.
Bà Phan Thị An (88 tuổi), quê Can Lộc, Hà Tĩnh. Bà ra TP Vinh sống cùng vợ chồng người con trai, giúp con trông cháu. Hôm nào cô con dâu bận công việc đột xuất, bà An ra chợ Vinh, trông dùm con sạp hàng bán giò chả. Bà bảo, già rồi, chỉ muốn về quê nhưng thương con, thương cháu nên cứ nấn ná ở lại, phụ giúp con được gì thì làm.
Ông Nguyễn Văn Dần (78 tuổi, quê Diễn Châu, Nghệ An) sống với vợ là bà Nguyễn Thị Lan (68 tuổi) trong một căn lều nhỏ ở gần sông Vinh (phường Cửa Nam, TP Vinh). Ông Dần trước đây làm nghề đi biển, nay già cả, sức yếu, không muốn phụ thuộc con cháu nên cùng vợ vào TP Vinh kiếm sống đủ thứ nghề. Hiện giờ, hai ông bà đi nhặt phế liệu để bán. Ngoài việc trang trải chi phí sinh hoạt tối thiếu cho hai vợ chồng, ông cố gắng tích góp gửi về quê để phụ con cái nuôi các cháu ăn học.
Sau một đêm đánh cá trên sông Vinh, ông Nguyễn Văn Nghinh (67 tuổi) trở về căn nhà nhỏ của mình, ngả lưng xuống sàn tìm giấc ngủ. Cuộc sống của 3 thế hệ trong gia đình ông Nghinh sống phụ thuộc vào những con cá đánh bắt trên sông Vinh nên luôn thiếu trước, hụt sau. Người đàn ông gần 70 tuổi này vẫn chưa thể có một giấc ngủ an nhàn...
Hoàng Lam
Theo Dantri
"Nô nức" lao ra giữa dòng lũ vớt củi Bất chấp nguy hiểm, đám trẻ vẫn liều mình lao xuống vớt những khúc củi đang trôi theo dòng nước lũ đục ngầu, chảy cuồn cuộn... Đứa trẻ vui mừng khi vớt được "chiến lợi phẩm" là khúc củi to, dài Đến hẹn lại lên, mùa này nước trên sông Tiền vùng đầu nguồn (tỉnh An Giang) đang dâng cao, lũ đổ về...