Nhói lòng người đàn bà… sợ Tết
Nhập viện trong tình trạng cấp cứu do suy thận độ 4, nhưng bệnh nhân lại không có bất cứ thông tin nào từ phía gia đình. “Tết này tôi sẽ ở đâu?”, cô nói với nỗi lo lắng phải ra ngủ đường, nằm chợ những ngày sắp tới.
Không được người nhà chăm sóc như các bệnh nhân khác, cô Nguyễn Kim Liên hết xoay người bên này rồi lại nhìn sang bên kia với ánh mắt buồn đến tội nghiệp. Vừa được phẫu thuật làm shunt động tĩnh mạch ở cổ tay trái nên còn đau nhiều khiến khuôn mặt cô lúc nào cũng nhăn lại, có lúc không chịu được cô ngồi khóc một mình y như một đứa trẻ. Cả phòng bệnh ai cũng thương cô thân một mình không có người thân thích nên thường xuyên qua lại, thăm hỏi nhưng chẳng ai trả lời được câu hỏi của cô: “Tết này tôi sẽ ở đâu?”.
Bị suy thận độ 4 khiến sức khỏe của cô Liên giảm sút đáng kể.
Trao đổi với bác sĩ Vũ Trung Trực – Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) được biết: “Bệnh nhân nhập viện từ ngày 4/12 do phát hiện bị xuất huyết tiêu hóa, loét hành tá tràng và suy thận độ 4. Bệnh nhân ban đầu được cấp cứu trong bệnh viện Bạch Mai rồi mới chuyển qua bệnh viện Thanh Nhàn để điều trị. Trong hồ sơ bệnh án ban đầu có ghi: bệnh nhân tên Nguyễn Kim Liên, 49 tuổi địa chỉ ở số 5 – Bùi Ngọc Dương, tuy nhiên phía bệnh viện đã liên lạc về phường để xác minh thì công an cho biết không có ai như cô Liên ở địa chỉ trên”.
Đã ở trong viện hơn 1 tháng, tuy nhiên không có bất cứ thông tin nào về gia đình cô Liên.
Tiếp xúc với bệnh nhân, cô vẫn nói mình tên Nguyễn Kim Liên, 49 tuổi, còn địa chỉ, quê quán thì lúc nhớ là số 5 – Bùi Ngọc Dương, lúc lại lắc đầu nói “không nhớ” nên tính đến nay đã hơn 1 tháng mà thông tin về gia đình hoàn toàn vẫn là con số 0. Căn bệnh suy thận đã bước vào giai đoạn cuối khiến sức khỏe của cô khá yếu cộng thêm sự thiếu thốn về tình cảm của người thân nên tình trạng càng bi đát.
Về phương pháp chữa trị cho cô Liên, bác sĩ Trực cho biết: “Hiện tại cô được lọc máu chu kì 3 lần/ tuần để cứu tính mạng. Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất khiến chúng tôi suy nghĩ đó là làm cách nào để tìm được gia đình cho cô. Ở bệnh viện các bác sĩ và y tá cũng đã cố gắng gần gũi và nói chuyện nhiều để cô đỡ tủi thân nhưng mỗi khi đi qua phòng, thấy cô cứ trân trân nhìn các bệnh nhân khác có người nhà chăm sóc rồi nước mắt chảy xuống khiến chúng tôi không cầm lòng được. Với một người bình thường, việc thất lạc gia đình đã khổ, với một người bệnh như cô lại càng thiệt thòi và khổ tâm hơn nhiều”.
Vừa trải qua ca phẫu thuật làm shunt động tĩnh mạch ở cổ tay trái nên cô còn đau nhiều.
Video đang HOT
Biết mọi người đang nói chuyện về mình nên cô Liên ngồi yên lặng, đôi mắt rơm rớm như dán chặt vào bác sĩ như muốn hỏi điều gì đó nhưng lại ngại ngùng nên thôi. Đôi bàn tay nhăn nheo, bên thì được băng bó vì vết mổ, bên lại được băng chặt để giữ kim truyền khiến gương mặt cô cứ nhăn lại vì đau. Cô bảo: “Đau lắm, tối không ngủ được” rồi lại ngậm ngùi cúi mặt xuống yên lặng không nói gì thêm nữa.
Một người nhà bệnh nhân nằm cạnh giường cô Liên cho hay: “Cô lành lắm, ai cho gì cũng cám ơn rồi ngồi ăn. Tuy nhiên cứ thỉnh thoảng đang nói chuyện với chúng tôi, cô lại quay ra hỏi “Sắp đến Tết chưa?” và “Tết này tôi ăn Tết ở đâu?” khiến chúng tôi cũng chẳng biết trả lời sao nữa. Không biết là gia đình cô ở đâu và những người thân của cô có đang đi tìm cô hay không nữa. Hi vọng là họ sớm tìm được nhau để đón cô về nhà chứ thân một mình ở bệnh viện trông tội lắm”.
Bác sĩ Vũ Trung Trực – Phó trưởng khoa Ngoại tổng hợp thăm bệnh và động viên cô.
Lo lắng không biết Tết này về đâu, cô Liên khao khát tìm được gia đình của mình.
Hàng ngày nằm trên giường bệnh, cô vẫn dõi ánh mắt nhìn sang mọi người với một câu hỏi mà không biết đến bao giờ mới có câu trả lời. Bệnh tật đã vào giai đoạn cuối, lại không người thân thích, có lẽ cô cũng khao khát lắm một mái ấm cho mình nhưng lại được dấu kín bởi vẻ bề ngoài ngờ nghệch, mơ hồ. Có cô y tá vào bón cơm cho cô và có lẽ như để động viên nên hỏi: “Tết này, mẹ về nhà con ăn Tết nhé”, ngay lập tức ánh mắt cô Liên sáng ngời cùng với đó là câu hỏi vội vã: “Thật không, cho tớ về cùng nhé” khiến ai chứng kiến cũng phải rơm rớm gạt nước mắt.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 1295: Bệnh nhân Nguyễn Kim Liên (Khoa Thận tiết niệu bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội ) Mọi thông tin về bệnh nhân xin liên hệ số ĐT: 04.38219.649 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thiên Ân
Theo Dantri
BV Thanh Nhàn: Thuốc dùng cả chục năm mới hết
Thuốc "tồn kho" dùng không hết, nên cuối năm "xả thuốc" ồ ạt khiến bệnh nhân "lãnh đủ". Đây là sai phạm của Bệnh viện Thanh Nhàn được ngành chức năng Hà Nội chỉ rõ.
Theo tố cáo của bà Bế Thí Ái Việt- Trưởng khoa Dược- Bệnh viện Thanh Nhàn, Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn - ông Đào Quang Minh- đã có nhiều sai phạm trong công tác đấu thầu thuốc.
Ông Minh cũng đã tự ý bỏ kế hoạch mua thuốc được khoa Dược trình giám đốc bệnh viện phê duyệt ngày 10/11/2011, tự ý đưa vào danh mục thuốc đấu thầu theo tên biệt dược. Điều này dẫn đến việc nhiều thuốc được mua với số lượng quá nhiều, thuốc lại thiếu, thậm chí có cả hàng chục loại thuốc chưa bao giờ được sử dụng tại Bệnh viện Thanh Nhàn, không có khoa lâm sàng nào đề nghị sử dụng và gửi khoa Dược.
Theo liệt kê của bà Việt, tính đến thời điểm kiểm kê tháng 11/2012, tính cả lượng thuốc có trong kho và thuốc trong tiêu chuẩn thầu thì có tới 273 loại thuốc còn tồn quá nhiều. Nếu theo thực tế sử dụng của bệnh viện thì có loại phải dùng trên 5 tháng, nhưng cũng có thuốc phải dùng đến... hàng chục năm nữa mới sử dụng hết.
Bệnh nhân của BV Thanh Nhàn phải dùng thuốc không hợp lý, không an toàn
Trong khi đó có 23 mặt hàng không có thuốc thay thế đã hết trong bệnh viện và 99 mặt hàng không có thuốc thay thế có khoảng thời gian sử dụng từ 0,2 tháng đến 5 tháng (thời điểm có kết quả thầu năm 2013).
Nội dung phản ánh có mặt hàng thuốc thiếu, mặt hàng thuốc thừa, lúc không đủ để dùng, lúc dùng quá nhiều là đúng. Theo kết luận thanh tra của Sở Y tế HN
Bà Việt cho biết, để giải quyết lượng thuốc tồn, cuối năm 2012, Giám đốc Minh đã có danh mục thuốc gửi cho khoa và trên đó có dòng viết tay do Giám đốc Minh viết "cho sử dụng những mặt hàng thuốc trong danh mục này có thể nhất (đây là tồn trên 2 năm)".
Kết quả xác minh nội dung báo cáo phản ánh tình hình cung ứng và sử dụng thuốc tại Bệnh viện Thanh Nhàn do Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Văn Đức ký ngày 5/8/2013, cũng công nhận:
"Nội dung phản ánh có mặt hàng thuốc thiếu, mặt hàng thuốc thừa, lúc không đủ để dùng, lúc dùng quá nhiều là đúng" và "việc kê đơn thuốc không hợp lý, an toàn là đúng".
Tuy nhiên, theo kết quả thanh tra lại cho rằng, trách nhiệm thuốc thừa, thiếu là do các "trưởng khoa lâm sàng không lập dự trù khi thuốc hết, đặc biệt là các thuốc sử dụng trong cấp cứu và yêu cầu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế phải mua thuốc ngoài hoặc khoa lâm sàng đã lập dự trù nhưng không có trách nhiệm đôn đốc, báo cáo Hội đồng thuốc và điều trị cùng Ban giám đốc.
Khoa Dược đã không gọi thuốc kịp thời, không đảm bảo việc cung ứng thuốc". Còn việc sử dụng thuốc không hợp lý, an toàn cũng là do "các khoa lâm sàng không thực hiện đúng theo quy chế kê đơn".
Bà Việt cho rằng, kết luận của Thanh tra Sở Y tế chỉ cho rằng Ban giám đốc chỉ có lỗi "không kiểm tra sâu sát hoạt động chuyên môn và không chỉ đạo kịp thời đảm bảo đủ thuốc phục vụ nhân dân" là chưa thỏa đáng. Do đó, bà Việt tiếp tục gửi đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng.
Theo Diệu Linh (Dân Việt)
Tình cảnh đáng thương của bệnh nhân "tên không có, bệnh thì nhiều" Được người dân phát hiện trong tình trạng cơ thể suy kiệt và liệt nửa người, bệnh nhân "vô danh" hiện đang được điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn. Ngoài tình trạng bệnh nặng, vấn đề đáng lo ngại đó là mong muốn tìm được gia đình, người thân cho bệnh nhân. Theo nguồn tin báo từ phía bệnh viện Thanh Nhàn,...