Nhói lòng cảnh hai cụ già bệnh tật nuôi con tâm thần
Ở cái tuổi “gần đất xa trời”, lẽ ra phải được hưởng cuộc sống bình yên, hạnh phúc bên con cháu, ấy vậy mà cảnh đời éo le vẫn cứ đeo bám đôi vợ chồng già khi tuổi đã cao, lại mang bệnh tật trong người mà còn phải “gồng mình” nuôi đứa con trai bị tâm thần.
Theo lời khẩn cầu, chúng tôi tìm về thăm gia đình ông Trần Sớm (80 tuổi) và bà Huỳnh Thị Luyện (77 tuổi), trú thôn Phú Hưng ( xã Tam Xuân 1, Núi Thành, Quảng Nam) khi trời đã đứng bóng.
Về tới đầu làng, gặp một người hàng xóm hỏi đường, cô cho biết “Đi vào con hẻm nhỏ này rồi rẽ trái, cái nhà mô lụp xụp nhất là nhà nó đó. Nhà nó khổ kinh lắm, ông Sớm chừ nằm viện rồi, chỉ có bà Luyện với đứa con trai bị mách mách ở nhà thôi. Cô chú cẩn thận, coi chừng bị hắn đánh đó”.
Ông Sớm bị bệnh tim nếu không phẫu thuật sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng
Ngôi nhà nhỏ của gia đình bà Luyện nằm nép mình khiêm tốn trên mảnh đất trống, xung quanh vắng vẻ, tĩnh mịch lạ thường. Nhìn quanh nhà trống hơ trống hoác, chẳng có nổi vật gì đáng giá.
Vừa bước vào cổng, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một cụ bà già nua, với khuôn mặt khắc khổ, đầu tóc bù xù đang ngồi lê lết trước hiên nhà. Thấy khách lạ đến, bà cố chống gậy gượng dậy xem là ai. Khi nghe chúng tôi hỏi thăm, bà nghẹn ngào kể về cuộc đời mình.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình bần nông nghèo nên từ nhỏ bà Luyện đã phải chịu khổ cực. Rồi lớn lên, cũng như bao người con gái khác, bà được sự chúc phúc của họ hàng và bà con lối xóm khi kết duyên cùng ông Sớm bởi sự đồng cảm về cảnh ngộ.
Rồi hạnh phúc ngập tràn khi gia đình nhỏ có thêm những tiếng khóc của trẻ thơ. Tuy cuộc sống khốn khó trăm bề, thường xuyên thiếu cái ăn, cái mặc song đôi vợ chồng vẫn cảm thấy mãn nguyện. Vất vả khó khăn rồi cũng dần qua đi, các con trưởng thành và dựng vợ gả chồng, nhưng hoàn cảnh của các con bà cũng quá khó khăn nên không giúp đỡ được cho cha mẹ nhiều.
Cứ ngỡ, khi con cái đã yên bề gia thất thì ông bà sẽ có cuộc sống an nhàn hơn cùng với cậu con trai út. Thế nhưng, cuộc đời đâu ai biết trước được chữ ngờ, người con trai út của ông bà là anh Trần Nhung (42 tuổi) bỗng nhiên phát bệnh tâm thần.
Từ ngày con bệnh nặng, ông Sớm, bà Luyện phải bán hết tài sản trong nhà để chạy chữa cho con. Thế nhưng, đến mức tán gia bại sản mà bệnh tình của con vẫn không khỏi. Từ một chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ, cần mẫn nức tiếng trong làng, giờ đây anh Nhung đã bị lú lẫn, hoàn toàn không làm chủ được hành vi của mình. Nhiều lúc lên cơn, anh còn cầm cây rượt đuổi cả cha mẹ mình.
Video đang HOT
Bà Luyện bên người con trai bị tâm thần của mình.
Không có công ăn việc làm, tuổi già sức yếu, lại phải “gồng mình” chăm sóc cho đứa con trai bệnh tật nên hàng ngày ông bà Luyện phải lặn lội khắp các nẻo đường để hái rau má, nhặt củi đem ra chợ bán đổi gạo sống qua ngày.
Tưởng chừng bất hạnh như vậy đã là cùng, thế nhưng đầu năm 2014, bà Luyện còn bị mắc bệnh thận. Do nhà nghèo, không có tiền thuốc thang kịp thời, đến khi phát hiện ra thì bệnh tình đã quá nặng. Giờ đây, cứ đều đặn 1 tuần là bà Luyện lại phải đến bệnh viện lớn để chạy thận 3 lần, tốn kém hàng triệu đồng.
Cuộc sống khó khăn lại càng trở nên bi đát hơn khi thời gian gần đây, ông Sớm thường xuyên ngất xỉu và lên cơn co giật. Các bác sỹ kết luận ông bị bệnh tim và cần phải mổ gấp nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Mặc dù có bảo hiểm hộ nghèo nhưng do chi phí vượt quá quy định nên phải nộp vào 20 triệu đồng. Các con ông đã chạy vạy, vay mượn khắp nơi những cũng không thể nào kiếm đủ được số tiền lớn như vậy nên đành để cha mình nằm đợi chờ… “phép màu”.
Khi chúng tôi ra về, bà Luyện níu tay tôi lại nói như van xin “Cô chú làm ơn làm phước cứu ông nhà tui với. Ổng nằm viện mấy tuần ni mà chưa có đủ tiền để mổ, còn tui thì ngày mai phải đi chạy thận lại mà con cái giờ đứa mô cũng nghèo, cũng bất lực hết rồi. Lại còn thằng Nhung bị điên nữa, nếu tui với ổng mà chết đi thì không biết ai sẽ nuôi nó đây chứ”.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Mọi sự giúp đỡ xin gửi về bà Huỳnh Thị Luyện và ông Trần Sớm, trú thôn Phú Hưng, xã Tam Xuân 1, Núi Thành, Quảng Nam.
Theo VietNamNet
Người phụ nữ hơn 4 năm không tháo chân băng bột ở Quảng Nam
Bà Lê Thị Hoa (56 tuổi, thôn Phú Tân, xã Tam Xuân 1, Núi Thành, Quảng Nam) mang cái chân bó bột hơn 4 năm vì... quên, đến khi nhớ ra thì chân đã hoại tử, phải tháo khớp.
Bà Mai Thị Hồng (58 tuổi) - Tổ trưởng hội phụ nữ thôn Phú Tân - cho biết: "Câu chuyện này khó tin nhưng hoàn toàn có thật, chị Hoa mang theo cái chân băng bột suốt hơn 4 năm để có thể đi lại làm lụng để nuôi chồng, con. Chính sự yêu thương, tấm lòng hi sinh cao cả của chị với gia đình khiến ai cũng cảm phục. Mọi người ở đây gọi chị là người phụ nữ thép".
Cách đây 4 năm, trong một lần đi làm, bà Hoa chẳng may trượt chân té ngã gãy xương đùi và rạn nứt đến gót bàn chân. Các bác sĩ bó bột cho bà từ bẹn đùi cho đến mắt cá. Thông thường sau một tháng, bệnh nhân sẽ đến bệnh viện cắt bột nhưng bà Hoa vì lam lũ nên... quên. "Chồng bị tai biến nằm trên giường không ai chăm sóc, con trai còn nhỏ lại đang tuổi ăn tuổi học nên tôi phải làm lụng để mua thuốc men, lo cho bữa ăn gia đình. Tất cả khiến tôi như quay cuồng nên quên đi cắt băng bột", bà Hoa kể.
Sau hơn 1 năm, khi cái chân ngày càng đau nhức, bốc mùi hôi bà mới nhớ lại và vào viện. Bà Hoa cho biết: "Lúc đó, bác sĩ cũng không tin tôi để chân bó bột lâu đến vậy. Do không uống thuốc, lại làm việc nhiều nên cái chân hoàn toàn vô giác, không có khả năng lành lại, bác sĩ bảo phải tháo khớp".
Theo bà Hoa, chi phí tháo khớp khoảng 20 triệu đồng, sau đó phải bỏ tiền mua chân giả. "Lúc đó không có tiền và cũng cần đôi chân để đi làm nuôi chồng con nên tôi không tháo khớp mà bỏ về nhà. Tôi lấy bông gòn, vải mềm nhét vào phần hở 2 đầu để đi lại dễ hơn và không bốc mùi hôi", bà kể.
Do thời gian quá lâu nên băng đã cũ, chân bà Hoa biến dạng, chuyển sang màu tím đen. Hàng ngày, bà tập tễnh một chân, dậy sớm chuẩn bị cơm nước, cho chồng ăn rồi đi làm.
Bà Hoa tâm sự, do chân bị băng bột nên nhiều lúc đi đứng bị té ngã, tối về đau nhức suốt đêm không ngủ được. Nhiều lúc chán nản, định bỏ cuộc nhưng nghĩ tới chồng, con nên phải cố gắng.
Mỗi sáng bà bán hàng tiền lời từ 30.000 - 40.000 đồng. Buổi trưa và chiều tranh thủ đi lượm ve chai, lá thông để bán kiếm thêm tiền đong gạo.
Vì chân bị bó bột thẳng đơ nên việc đi lại, ngồi, làm việc của bà rất khó khăn và đau đớn.
Nhiều khi ngứa ngáy không chịu được nên bà dùng cái cây nhỏ chọc vào trong chân để gãi.
Ông Hồ Đình Đồng, trưởng thôn Phú Tân, cho biết: "Đầu năm 2010, thấy hoàn cảnh gia đình chị Hoa gặp khó khăn, chính quyền xã Tam Xuân 1 đã hỗ trợ hơn 50 triệu đồng xây cho mái nhà từ thiện để trú mưa nắng. Tuy nhiên, vì quá nghèo nên chị không có tiền để tháo khớp chân và mua chân giả".
Nhập mô tả cho ảnh 4 năm trước, đang đi làm bà Hoa chẳng may trượt chân té ngã gãy xương đùi và rạn nứt đến gót bàn chân. Các bác sĩ bó bột cho bà từ bẹn đùi cho đến mắt cá. Thông thường, sau một tháng, bệnh nhân sẽ đến bệnh viện cắt bột nhưng bà Hoa vì lam lũ nên... quên. Chồng bị tai biến nằm trên giường không ai chăm sóc, con trai còn nhỏ lại đang tuổi ăn học nên tôi phải làm lụng để mua thuốc men, lo bữa ăn cho gia đình. Tất cả khiến tôi như quay cuồng nên quên đi cắt băng bột", bà Hoa kể. Nhập mô tả cho ảnh Sau hơn 1 năm, khi cái chân ngày càng đau nhức, bốc mùi hôi bà mới nhớ lại và vào viện. Bà Hoa cho biết: "Lúc đó, bác sĩ cũng không tin tôi để chân bó bột lâu đến vậy. Do không uống thuốc, lại làm việc nhiều nên cái chân hoàn toàn vô giác, không có khả năng lành lại, bác sĩ bảo phải tháo khớp". Nhập mô tả cho ảnh Do thời gian quá lâu nên băng đã cũ, chân bà Hoa biến dạng, chuyển sang màu tím đen. Hàng ngày, bà tập tễnh một chân, dậy sớm chuẩn bị cơm nước, cho chồng ăn rồi đi làm. Nhập mô tả cho ảnh Theo bà Hoa, chi phí tháo khớp khoảng 20 triệu đồng, sau đó phải bỏ tiền mua chân giả. "Lúc đó không có tiền và cũng cần đôi chân để đi làm nuôi chồng con nên tôi không tháo khớp mà bỏ về nhà. Tôi lấy bông gòn, vải mềm nhét vào phần hở 2 đầu để đi lại dễ hơn vàkhông bốc mùi hôi", bà kể và cho hay, mỗi sáng bán hàng tiền lời từ 30.000 - 40.000 đồng. Buổi trưa và chiều tranh thủ đi lượm ve chai, lá thông để bán kiếm thêm tiền đong gạo. Nhập mô tả cho ảnh Bà Hoa tâm sự, do chân bị băng bột nên nhiều lúc đi đứng bị té ngã, tối về đau nhức suốt đêm không ngủ được. Nhiều lúc chán nản, định bỏ cuộc nhưng nghĩ tới chồng, con nên phải cố gắng. Nhập mô tả cho ảnh Vì chân bị bó bột thẳng đơ nên việc đi lại, ngồi, làm việc của bà rất khó khăn và đau đớn. Nhập mô tả cho ảnh Nhiều khi ngứa ngáy không chịu được nên bà dùng cái cây nhỏ chọc vào trong chân để gãi. Nhập mô tả cho ảnh Ông Hồ Đình Đồng, trưởng thôn Phú Tân, cho biết: "Đầu năm 2010, thấy hoàn cảnh gia đình chị Hoa gặp khó khăn, chính quyền xã Tam Xuân 1 đã hỗ trợ hơn 50 triệu đồng xây cho mái nhà từ thiện để trú mưa nắng. Tuy nhiên, vì quá nghèo nên chị không có tiền để tháo khớp chân và mua chân giả"
Nguồn Zing News
Nhập mô tả cho ảnh 4 năm trước, đang đi làm bà Hoa chẳng may trượt chân té ngã gãy xương đùi và rạn nứt đến gót bàn chân. Các bác sĩ bó bột cho bà từ bẹn đùi cho đến mắt cá. Thông thường, sau một tháng, bệnh nhân sẽ đến bệnh viện cắt bột nhưng bà Hoa vì lam lũ nên... quên. Chồng bị tai biến nằm trên giường không ai chăm sóc, con trai còn nhỏ lại đang tuổi ăn học nên tôi phải làm lụng để mua thuốc men, lo bữa ăn cho gia đình. Tất cả khiến tôi như quay cuồng nên quên đi cắt băng bột", bà Hoa kể. Nhập mô tả cho ảnh Sau hơn 1 năm, khi cái chân ngày càng đau nhức, bốc mùi hôi bà mới nhớ lại và vào viện. Bà Hoa cho biết: "Lúc đó, bác sĩ cũng không tin tôi để chân bó bột lâu đến vậy. Do không uống thuốc, lại làm việc nhiều nên cái chân hoàn toàn vô giác, không có khả năng lành lại, bác sĩ bảo phải tháo khớp". Nhập mô tả cho ảnh Do thời gian quá lâu nên băng đã cũ, chân bà Hoa biến dạng, chuyển sang màu tím đen. Hàng ngày, bà tập tễnh một chân, dậy sớm chuẩn bị cơm nước, cho chồng ăn rồi đi làm. Nhập mô tả cho ảnh Theo bà Hoa, chi phí tháo khớp khoảng 20 triệu đồng, sau đó phải bỏ tiền mua chân giả. "Lúc đó không có tiền và cũng cần đôi chân để đi làm nuôi chồng con nên tôi không tháo khớp mà bỏ về nhà. Tôi lấy bông gòn, vải mềm nhét vào phần hở 2 đầu để đi lại dễ hơn vàkhông bốc mùi hôi", bà kể và cho hay, mỗi sáng bán hàng tiền lời từ 30.000 - 40.000 đồng. Buổi trưa và chiều tranh thủ đi lượm ve chai, lá thông để bán kiếm thêm tiền đong gạo. Nhập mô tả cho ảnh Bà Hoa tâm sự, do chân bị băng bột nên nhiều lúc đi đứng bị té ngã, tối về đau nhức suốt đêm không ngủ được. Nhiều lúc chán nản, định bỏ cuộc nhưng nghĩ tới chồng, con nên phải cố gắng. Nhập mô tả cho ảnh Vì chân bị bó bột thẳng đơ nên việc đi lại, ngồi, làm việc của bà rất khó khăn và đau đớn. Nhập mô tả cho ảnh Nhiều khi ngứa ngáy không chịu được nên bà dùng cái cây nhỏ chọc vào trong chân để gãi. Nhập mô tả cho ảnh Ông Hồ Đình Đồng, trưởng thôn Phú Tân, cho biết: "Đầu năm 2010, thấy hoàn cảnh gia đình chị Hoa gặp khó khăn, chính quyền xã Tam Xuân 1 đã hỗ trợ hơn 50 triệu đồng xây cho mái nhà từ thiện để trú mưa nắng. Tuy nhiên, vì quá nghèo nên chị không có tiền để tháo khớp chân và mua chân giả".
Nguồn Zing News
Nhập mô tả cho ảnh 4 năm trước, đang đi làm bà Hoa chẳng may trượt chân té ngã gãy xương đùi và rạn nứt đến gót bàn chân. Các bác sĩ bó bột cho bà từ bẹn đùi cho đến mắt cá. Thông thường, sau một tháng, bệnh nhân sẽ đến bệnh viện cắt bột nhưng bà Hoa vì lam lũ nên... quên. Chồng bị tai biến nằm trên giường không ai chăm sóc, con trai còn nhỏ lại đang tuổi ăn học nên tôi phải làm lụng để mua thuốc men, lo bữa ăn cho gia đình. Tất cả khiến tôi như quay cuồng nên quên đi cắt băng bột", bà Hoa kể. Nhập mô tả cho ảnh Sau hơn 1 năm, khi cái chân ngày càng đau nhức, bốc mùi hôi bà mới nhớ lại và vào viện. Bà Hoa cho biết: "Lúc đó, bác sĩ cũng không tin tôi để chân bó bột lâu đến vậy. Do không uống thuốc, lại làm việc nhiều nên cái chân hoàn toàn vô giác, không có khả năng lành lại, bác sĩ bảo phải tháo khớp". Nhập mô tả cho ảnh Do thời gian quá lâu nên băng đã cũ, chân bà Hoa biến dạng, chuyển sang màu tím đen. Hàng ngày, bà tập tễnh một chân, dậy sớm chuẩn bị cơm nước, cho chồng ăn rồi đi làm. Nhập mô tả cho ảnh Theo bà Hoa, chi phí tháo khớp khoảng 20 triệu đồng, sau đó phải bỏ tiền mua chân giả. "Lúc đó không có tiền và cũng cần đôi chân để đi làm nuôi chồng con nên tôi không tháo khớp mà bỏ về nhà. Tôi lấy bông gòn, vải mềm nhét vào phần hở 2 đầu để đi lại dễ hơn vàkhông bốc mùi hôi", bà kể và cho hay, mỗi sáng bán hàng tiền lời từ 30.000 - 40.000 đồng. Buổi trưa và chiều tranh thủ đi lượm ve chai, lá thông để bán kiếm thêm tiền đong gạo. Nhập mô tả cho ảnh Bà Hoa tâm sự, do chân bị băng bột nên nhiều lúc đi đứng bị té ngã, tối về đau nhức suốt đêm không ngủ được. Nhiều lúc chán nản, định bỏ cuộc nhưng nghĩ tới chồng, con nên phải cố gắng. Nhập mô tả cho ảnh Vì chân bị bó bột thẳng đơ nên việc đi lại, ngồi, làm việc của bà rất khó khăn và đau đớn. Nhập mô tả cho ảnh Nhiều khi ngứa ngáy không chịu được nên bà dùng cái cây nhỏ chọc vào trong chân để gãi. Nhập mô tả cho ảnh Ông Hồ Đình Đồng, trưởng thôn Phú Tân, cho biết: "Đầu năm 2010, thấy hoàn cảnh gia đình chị Hoa gặp khó khăn, chính quyền xã Tam Xuân 1 đã hỗ trợ hơn 50 triệu đồng xây cho mái nhà từ thiện để trú mưa nắng. Tuy nhiên, vì quá nghèo nên chị không có tiền để tháo khớp chân và mua chân giả".
Nguồn Zing News
Theo Zing
Từ tay trắng lập đội tàu Có ngư dân miết mải 5 năm trường xuôi vào Nam tìm đường học nghệ, về lại quê hương mua tàu ra biển lớn rồi... trắng tay. Anh lại vào tận Kiên Giang, Bạc Liêu tiếp tục rong ruổi giữa muôn trùng sóng khơi cho đến ngày hưng thịnh nghiệp biển. Đó là Trần Công Tăng. Anh đã thành lập được đội tàu...