Nhọc nhằn y tế vùng cao
Không chỉ đối mặt với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, núi cao vực thẳm, đường sá xa xôi, vất vả, mà những cán bộ y tế, y bác sỹ ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn phải làm việc trong tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực y tế.
Bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: Dương NGân.
Khó khăn chất chồng
Trong chuyến công tác về với các bệnh viện trên địa bàn tỉnh miền núi Hà Giang những ngày đầu tháng 4, phóng viên mới thấu hiểu thế nào là “đường xa vạn dặm”, do đường núi quanh co, hiểm trở, mặt đường nhiều ổ trâu, ổ gà và càng cảm thông, chia sẻ với những vất vả, thiếu thốn của người dân nơi đây.
Do đặc điểm địa lý là tỉnh miền núi, các huyện, xã, cách xa nhau, đường sá đi lại khó khăn, đồi núi gập ghềnh, do vậy khi người dân gặp vấn đề về sức khỏe, việc vận chuyển, cấp cứu rất khó khăn, có khi cả ngày trời mới tới được nơi cần đến. Khi chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Mê sau trận mưa lớn, nhìn cảnh bệnh viện tan hoang, nhân viên y tế tất tả xuôi ngược lo phát điện để cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân, càng thấm hơn nỗi nhọc nhằn của nhân viên y tế nơi đây.
Khuôn viện Bệnh viện Đa khoa Bắc Mê với một vài dãy nhà chắp vá, cũ kỹ, xuống cấp, thiết bị y tế phục vụ cho khám chữa bệnh thiếu thốn, song bệnh viện vẫn giữ được sự sạch sẽ. Điều này có lẽ nhiều bệnh viện tuyến Trung ương phải học tập.
Bác sỹ Nguyễn Ngọc Chung, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bắc Mê cho biết, dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều thiến thốn về trang thiết bị y tế, nhân lực song các bác sỹ, nhân viên y tế của bệnh viện luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không sợ khó, không sợ khổ. “Có nhiều thôn, bản chưa có đường ô tô, đường đất vào bị chia cắt bởi đồi núi cao, khe suối sâu, người bệnh lại không thể ngồi được xe máy nên người nhà và bác sĩ phải chở bệnh nhân bằng xe bò ra bệnh viện”, bác sỹ Chung nói.
Video đang HOT
Cũng theo bác sỹ Chung, do địa bàn rộng, dân cư sống phân tán, khoảng cách đi lại từ các bản về trung tâm y tế huyện hay thậm chí trạm y tế xã rất xa nên hạn chế khả năng tiếp cận của người dân. Bên cạnh đó, trên địa bàn phần lớn là người dân tộc thiểu số sinh sống, các hủ tục vẫn tồn tại nên không ít bà con ốm đau chưa tìm đến cơ sở y tế mà tự chữa trị hoặc nhờ thầy mo cúng tế khiến cho công tác chăm sóc sức khỏe tồn tại muôn vàn khó khăn.
Còn tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn, thiếu thốn về trang thiết bị máy móc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh là bài toán nan giải trong nhiều năm nay. “Với các bệnh viện khác, việc mua một chiếc máy siêu âm 4D là chuyện rất đỗi bình thường song với Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, chúng tôi phải tiết kiệm 2 năm trời mới sở hữu được chiếc máy siêu âm 4D”, bác sỹ Phạm Đình Phẩm, Giám đốc Bệnh viện cho biết.
Cũng giống như nhiều bà con dân tộc khác sinh sống trên địa bàn huyện Bắc Mê, ở Đồng Văn cũng không ngoại lệ do nhiều hủ tục vẫn còn. Theo bác sỹ Phẩm, nhiều năm nay ông luôn trăn trở về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản của bà con nơi đây. Theo đó, với những phụ nữ mang thai, dù được nhân viên trạm y tế các xã, các bản tới tận nhà để vận động đi khám thai định kỳ, đi tiêm chủng miễn phí tại cơ sở y tế nhưng họ vẫn không nghe mà chủ yếu tin vào bùa ngải.
“Có nhiều trường hợp phụ nữ đến ngày sinh nhưng lại theo phong tục sinh ở nhà, nghe theo thầy cúng, thầy mo. Đến khi không sinh được, người nhà mới đưa tới bệnh viện thì lúc đó, tầng sinh môn bị phù nề, chảy máu khiến bệnh viện bắt buộc phải mổ lấy thai để cứu cả mẹ và bé. Cũng có những trường hợp, do sự can thiệp ở nhà của sản phụ, không có chuyên môn kỹ thuật nên cũng có những trường hợp đáng tiếc xảy ra”, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn trăn trở.
Chưa kể, đa số sản phụ ở Đồng Văn là người dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn, vì vậy họ gần như không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho mẹ và bé trước và sau khi sinh. Do vậy để trợ giúp sản phụ, bệnh viện phải chuẩn bị nhiều đồ dùng tối thiểu, phục vụ nhu cầu sản phụ. “Nhiều sản phụ đến bệnh viện sinh con với hai bàn tay không: Không tã lót, không quần áo cho bé, không bỉm sữa, không phích nước, không đồ dùng… mà chỉ vỏn vẹn bộ quần áo mặc trên người”, bác sỹ Phẩm chia sẻ.
Điểm sáng lan tỏa
Dù khó khăn, vất vả luôn bủa vây các nhân viên y tế nơi đây, song nhìn vào thực tế công tác khám chữa bệnh, phóng viên ghi nhận được nỗ lực không mệt mỏi, vượt khó để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn.
Tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Mê, năm 2018 bệnh viện đã làm chủ được nhiều kỹ thuật như: Đình chỉ thai nghén đối với thai chết trong buồng tử cung, mổ u buồng trứng xoắn 2,5kg, mổ cấp cứu thủng dạ dày có sự hỗ trợ của tuyến trên, mổ cấp cứu trẻ suy thai bị 3 vòng dây quấn cổ, phẫu thuật vỡ tử cung… Đặc biệt, vừa qua, 3 nhân viên y tế của Bệnh viện đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc cứu sống mẹ con sản phụ rơi xuống vực sâu.
Một điểm nhấn của ngành Y tế trong năm qua nữa đó là lần đầu tiên các bác sỹ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang- tỉnh miền núi đầu tiên thực hiện phẫu thuật thành công ca ung thư gan nguyên phát. Đây là ca đại phẫu đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như trình độ chuyên môn. Với thành công của ca phẫu thuật là một tin vui cho người bệnh trong tỉnh mắc các bệnh lý về gan nói chung và ung thư gan nguyên phát nói riêng trong việc phát hiện, điều trị cũng như giảm chi phí trong quá trình khám chữa bệnh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn, theo lãnh đạo Bệnh viện, cơ sở đã thực hiện thành công kỹ thuật cắt tử cung toàn phần, cắt u nang buồng trứng gần 7 kg, triển khai được một số kỹ thuật gây mê, phẫu thuật gãy cổ xương đùi, phẫu thuật chỏm xương đùi với sự hỗ trợ của Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Chưa kể, qua quan sát của phóng viên, đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện Đa khoa Đồng Văn, ngoài làm tốt công tác chuyên môn, làm tròn trách nhiệm của một thầy thuốc; còn luôn quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ và động viên người bệnh.
Nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã nhận được sự động viên, giúp đỡ từ phía Bệnh viện cũng như cán bộ y, bác sỹ bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhất cả về vật chất cũng như tinh thần để họ yên tâm điều trị bệnh lâu dài. Những tình cảm và nghĩa cử cao đẹp ấy là minh chứng về sự yêu nghề, trách nhiệm với công việc và trên hết là tình người của những y, bác sỹ bệnh viện đối với người bệnh.
D.Ngân
Theo HQ Online
Học sinh trải nghiệm thực tế tại Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy
Ngày 30-3, Trường Trung học cơ sở Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang đã tổ chức cho hơn 230 học sinh, cùng các thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh tiến hành trải nghiệm thực tế tại Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, BĐBP Hà Giang.
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy giới thiệu về đường biên, mốc quốc giới. Ảnh: Kim Khánh
Giáo viên và học sinh nhà trường đã được cán bộ, chiến sỹ đơn vị giới thiệu về truyền thống của Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy và tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trong những năm qua; đồng thời tìm hiểu về cuộc sống, sinh hoạt, công tác của người chiến sỹ Biên phòng; lịch sử đoạn biên giới, hướng đi của đường biên giới và khu vực mốc 261/2, tham quan, giao lưu văn hóa, văn nghệ với các tiết mục đặc sắc.
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy hướng dẫn các em học sinh phương pháp gập chăn màn. Ảnh: Kim Khánh
Chương trình trải nghiệm lần này đã giúp giáo viên, các em học sinh nhà trường nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu sắc về đường biên, mốc giới, xác định được trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Kim Khánh
Theo Baobienphong
Dông lốc kèm theo mưa đá gây thiệt hại nặng ở tỉnh Hà Giang Dông lốc kèm theo mưa đá xảy ra đã gây thiệt hại lớn tài sản và hoa màu ở nhiều huyện của tỉnh Hà Giang, khiến một số tuyến đường giao thông bị chia cắt, Nhân dân xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì khắc phục hậu quả dông lốc kèm theo mưa đá. (Ảnh: Phi Anh/TTXVN) Do ảnh hưởng của rãnh áp...