Nhọc nhằn nghề ngâm mình dưới đáy sông
Trong bao nhiêu công việc nặng nhọc, lặn hàu là một nghề mưu sinh lắm “nhiêu khê”. Để có được những con hàu trong suốt, người ta phải ngâm mình hàng giờ liền dưới nước, chấp nhận bệnh tật và nguy hiểm.
Lặn hàu là nghề mưu sinh của nhiều người dân nghèo ở Quảng Bình. Nghề lặn hàu tuy vất vả vì phải ngâm nước suốt thời gian dài nhưng là nghiệp mưu sinh của hàng trăm hộ gia đình trên khúc sông Nhật Lệ, cửa sông Lý Hòa…
Để tìm thấy hàu, người lặn hàu phải ngâm mình hàng giờ liền dưới đáy sông
Hàu là loài động vật nhuyễn thể thuộc nhóm thân mềm hai mảnh vỏ, trong họ hàng nghêu, sò, sống ở bờ biển, các ghềnh đá ven biển hay các cửa sông. Chúng sống bám vào các tảng đá, rạn đá, móng cầu,…
Công việc gỡ hàu trên cạn cũng tốn khá nhiều thời gian
Người dân làng Phú Bình – Quán Hàu ven khúc sông Nhật Lệ đã có hàng chục năm gắn bó với nghề lặn sông tìm hàu. Đời cha rồi đời con, lặn hàu trở thành nghề cha truyền con nối. Nơi đây nổi tiếng với cồn Hàu, con hàu trở thành đặc sản mà khách phương xa đã đặt chân tới đây đều muốn thưởng thức.
Dụng cụ bắt hàu rất đơn giản, chỉ là một cái giỏ, một chiếc dao hay đục. Trang bị bên ngoài có một đôi bốt, một chiếc găng tay. Đối với những người lặn hàu chuyên nghiệp thì có thể trang bị thuyền, bình thở ô xi… Để có được hàu, người lặn phải dùng đục, dao để gỡ lấy những con hàu đang bám chắc vào các tảng đá, rồi lại phải đập nát vỏ để lấy phần ruột.
Video đang HOT
Mỗi ngày chị Huệ lặn ngụp dưới đáy sông từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều nhưng cũng chỉ gỡ được khoảng 3 – 5 kg hàu
Chị Đỗ Thị Huệ (ở xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch) một người sống nhờ việc lặn hàu. Chị kể gia đình chỉ có vài sào ruộng lại đông con nên cuộc sống khá chật vật, vì vậy phải lặn hàu để kiếm thêm. Mỗi ngày chị Huệ lặn ngụp dưới đáy sông từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều nhưng cũng chỉ gỡ được khoảng 3 – 5 kg hàu, ra chợ bán được gần 200 ngàn đồng.
Không riêng gì chị Huệ, hàng chục phụ nữ ở xã Đồng Trạch đang chọn việc lặn hàu làm phương cách sống. Hàng ngày, cứ 7 giờ sáng, những phụ nữ này xách giỏ, dao ra đoạn sông sát chân cầu Lý Hòa để lặn hàu. Họ ngâm mình rất lâu dưới sông. Đến khoảng hơn 2 giờ chiều mới lên bờ để kịp bán hàu cho phiên chợ chiều.
Đoạn sông nằm sát chợ Lý Hòa với đủ các loại rác, nước thải từ chợ đổ xuống sông nên về mùa này nước đục ngầu và bốc mùi hôi thối. Bấy chấp điều đó, hơn chục phụ nữ luống tuổi vẫn ngày ngày ngâm mình dưới sông…
Chị Phan Thị Thùy cho biết, mùa này nước rất bẩn, lặn lâu rất dễ sinh bệnh nhưng không lặn thì lấy gì mà ăn? Chị Hồ Thị Lô do không có nghề nghiệp ổn định nên cũng theo những phụ nữ trong xóm đi lặn hàu. Chị nói, dù lặn rất lâu dưới sông từ sáng đến tận chiều nhưng cũng chỉ gỡ được vài kg hàu đem bán lấy tiền đong gạo.
Dù đã 75 tuổi rồi nhưng bà Phan Thị Hằng vẫn tham gia vào đội lặn hàu để mưu sinh
Trong số nhiều chị em ở đây có bà Phan Thị Hằng (75 tuổi) là nhiều tuổi nhất. Bà Hằng cho biết: “Mệ sống một mình nên cũng phải đi lặn hàu kiếm lấy vài kg để có tiền đong gạo sống qua ngày. Các con mệ ở xa, lại rất nghèo nên không có đứa nào giúp được mệ cả”. Vất vả là thế nhưng bà Hằng cũng chỉ kiếm được hơn 100 nghìn mỗi ngày để trang trải cuộc sống.
Theo Dantri
Mỏ vàng Bồng Miêu dậy sóng
Liên tiếp mấy ngày nay, khu vực mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam) trở nên "nóng" trở lại khi xuất hiện hàng trăm người chờ cơ hội để xông vào khu bãi chứa quặng của nhà máy vàng Bồng Miêu chờ "cướp" quặng.
Theo đó, do yêu cầu công việc, Công ty TNHH vàng Bồng Miêu tiến hành chuyển nhiệm vụ bảo vệ cho một đơn vị khác, có chuyên môn tốt hơn. Chiều 18/3, khi Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu tổ chức họp lực lượng bảo vệ nhà máy và mỏ để thông báo chủ trương và chuyển đổi lực lượng này sang một số bộ phận khác làm việc thì một số người đã rời công ty đột ngột và có hành vi xúi giục những người khai thác vàng trái phép xâm phạm khu vực của công ty này hòng lấy trộm và cướp tài sản.
Một lán trại của các đối tượng vàng tặc dựng lên trên núi Kẽm để khai thác vàng trái phép
Một trong những khu khai thác, phân kim của các đối tượng vàng tặc để lại trên núi Kẽm
Trước tình hình, lực lượng Công an địa phương đã nắm được nguồn tin và cấp báo lên Công an huyện Phú Ninh xin chi viện. Đồng thời có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự tại đây.
Trả lời báo chí, thiếu úy Nguyễn Hoàng Cầu, Tổ trưởng tổ phụ trách về an ninh trật tự xã Tam Lãnh thuộc Công an huyện Phú Ninh cho biết, sau khi được báo cáo, Công an huyện tăng cường gần 20 chiến sĩ kết hợp với lực lượng tại địa phương triển khai các chốt chặn các con đường lên bãi quặng nhà máy vàng nhằm ổn định tình hình.
Riêng từ chiều 18/3 có khoảng 200 người đã chuẩn bị sẵn sàng bao tải chờ đến chập choạng tối hòng xông vào bãi quặng của nhà máy vàng Bồng Miêu để mang về. Khi đến tối, người dân kéo lên càng đông tuy nhiên với sự có mặt kịp thời của lực lượng Công an nên người dân không thể ra tay. Sau đó lực lượng Công an dùng loa tay kêu gọi người dân trở về, thiếu úy Cầu cho biết thêm.
Lực lượng công an lập chốt để kiểm soát tình hình an ninh tại khu vực
Trước đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Nam, cơ quan chức năng địa phương đã mở đợt truy quét, đẩy đuổi, xử lý các đối tượng khai thác vận chuyển trái phép quặng trên địa bàn, đặc biệt tại các điểm nóng là khu vực do công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu quản lý và khai thác như: Núi Kẽm, Nghách Chụm, Thác Trắng, đồi AD1...
"Sau ba ngày truy quét (từ ngày13/3-15/3), lực lượng chức năng đã phá hủy hơn 40 máy nổ và dàn máy phát điện, máy nghiền đá các loại thu giữ trên 3.000m dây dẫn nước tháo dỡ và tiêu hủy gần 50 lán trại dựng tại các khu vực trái phép... cùng khoảng khoảng 200 đối tượng bị đẩy đuổi. Tuy nhiên còn lại bao nhiêu người trong núi thì không thể thống kê được do địa hình rất phức tạp", thiếu úy Cầu cho biết thêm.
Lực lượng truy quét đang phá bỏ máy móc của các đối tượng khai thác vàng trái phép tại khu vực khai thác của Công ty Bồng Miêu
Trước đó, để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương, Bộ Công an đã có quyết định thành lập đồn công an tại khu vực mỏ vàng Bồng Miêu với biên chế lực lượng thuộc công an tỉnh Quảng Nam và dự kiến trong tháng tới, đồn công an sẽ được xây dựng và đi vào hoạt động.
Theo vietbao
Lại xảy ra vụ 2 học sinh tử nạn vì tắm sông Thời tiết nóng nực, nhóm 5 em học sinh cùng nhau tắm sông thì chẳng may gặp dòng nước xoáy khiến 2 em học sinh tử nạn. Sự việc xảy ra vào trưa 17-3, hai em Phan Thanh Hoàng (SN 1997) và Nguyễn Văn Dũng (SN 1998, đều trú ở xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh), học sinh Trường THPT Ninh Châu, huyện...