Nhọc nhằn nẻo về quê ăn Tết
Làm quần quật cả năm nhưng nhiều công nhân ở Bình Dương và TPHCM vẫn không đủ tiền đành đi vay nặng lãi, làm tăng ca để kiếm thêm tiền về quê ăn Tết cùng gia đình.
Tờ rơi cho vay tiền được dán mọi nơi.
Lãi suất 20%/tháng
Phải lo cho một người em và con nhỏ ở quê nên chị Nguyễn Thị Hường (25 tuổi, quê Hà Nam) thường xuyên phải làm tăng ca đến 11 giờ đêm mới về nhưng cũng chỉ tạm đủ lo cho cuộc sống. Sắp đến Tết, chị muốn mua ít quà về cho gia đình nhưng lương bổng lại không đủ nên phải đi vay lãi.
Chị Hường làm việc tại một Cty hơn hai năm nay nhưng mức lương hàng tháng chị nhận được không quá 4 triệu đồng, nếu không cố gắng tăng ca thì còn ít hơn nữa. Tiền thuê trọ, tiền ăn và các khoản phí khác nên số tiền 4 triệu đồng chỉ đủ sống qua ngày. “Muốn mua cho con cái áo, cho mẹ ít tiền Tết mà cũng không có. Gần đây thấy có tờ rơi cho công nhân vay tiền ăn Tết nên tôi làm hồ sơ vay 5 triệu đồng, lãi suất 20%/tháng. Mình khổ tí, cố gắng tăng ca, ra Tết cố gắng làm để lấy tiền trả, miễn là gia đình vui Tết là mình mừng rồi”, chị Hường nói.
Anh Khương, 31 tuổi (công nhân khu công nghiệp Linh Xuân, Thủ Đức, TPHCM) làm việc vất vả cả năm trời nhưng cũng không đủ tiền về quê ăn Tết. Hằng tháng anh phải gửi tiền về quê cho hai đứa con ăn học. “Cuối năm thấy mọi người rủ nhau đi sắm đồ Tết, mua quà cho gia đình làm mình nóng hết cả ruột gan. Chả lẽ đi làm cả năm trời mà không có tí quà về cho gia đình, con cái. Tiền thưởng thì cũng chưa thấy đâu nên đành đi vay lãi vậy. Mặc dù biết lãi rất cao nhưng mình cũng phải chịu chứ biết sao được”, anh Khương nói.
Nhiều công nhân cho biết, vào giờ đi làm hay giờ tan ca, tại các ngã tư xung quanh khu công nghiệp, có rất nhiều người phát tờ rơi với nội dung cho vay tiêu dùng. Hồ sơ để vay tiền cũng rất đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân, thẻ nhân viên, thẻ bảo hiểm y tế, hóa đơn điện nước và hợp đồng lao động là có thể vay được tiền. Không chỉ thả tờ rơi, nhiều cơ sở cho vay còn đăng tin trên các trang mạng xã hội.
Theo những người đi vay, những cá nhân bên cho vay luôn chỉ giao dịch qua điện thoại, cho dù có xưng là “nhân viên công ty” thì cũng không rõ địa chỉ ở đâu. Nếu người vay đồng ý, sẽ có người liên lạc đến làm “hồ sơ”. Bên cho vay cầm hộ khẩu bản sao (nhưng phải mang bản gốc để đối chiếu), hóa đơn điện, nước, hợp đồng lao động…
“Thấy tờ rơi nói cho công nhân vay tiền về quê ăn Tết mà không cần thế chấp, tôi liên lạc thì được nhân viên cho vay mời mọc với nhiều lời ngon ngọt. Tôi gọi điện về quê gửi sổ hộ khẩu vào để làm hồ sơ. Khi đến gặp người cho vay nói lãi suất 25% mỗi tháng, tôi đành bỏ về vì không thể trả nổi mức lãi cao như thế” – chị Sáu, công nhân trong khu công nghiệp Sóng Thần cho biết.
Video đang HOT
Ngày làm công ty, đêm đi bốc vác
Mỗi ngày làm tại Cty từ 8 giờ đến 17 giờ, sau khi tan ca về nhà nghỉ được một lúc, chị Thành (26 tuổi, quê Nghệ An) lại đạp xe hơn 3 km đến một kho bãi trong Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) để bốc vác. Là phụ nữ nhưng thấy công việc bốc vác kiếm được tiền mà có thể làm vào buổi tối, nhận lương ngay nên chị cố gắng kiếm thêm mỗi đêm 250 ngàn đồng. “Mình có sức mà công việc bốc vác mỗi đêm từ 6 giờ tối đến 12 giờ đêm cũng kiếm được từ 200 đến 250 ngàn đồng, gấp mấy lần lương công nhân. Biết là công việc nặng nhọc nhưng không làm thì lấy tiền đâu mà về. Đi làm cả năm trời, Tết nhất phải về với gia đình chứ”, chị Thành nói.
Anh Chiến bán rau kiếm thêm tiền về quê ăn Tết.
Anh Nguyễn Văn Chiến (30 tuổi, quê Thanh Hóa) sau giờ làm vội về nhà lấy xe máy đi chợ đầu mối lấy các loại rau củ về buôn bán để kiếm thêm thu nhập. Mỗi ngày anh bán từ chiều đến tận khuya. Anh Chiến cho biết: “Mỗi ngày bán như vậy cũng kiếm thêm được từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng, gom góp từ nay đến Tết được ít tiền mua quà cho gia đình. Lương công nhân được gần 5 triệu/tháng, tiền phòng hết hơn triệu, rồi tiền ăn, tiền sữa cho con nữa là vừa đủ”.
Anh Chiến cho biết thêm, không chỉ anh mà nhiều công nhân khác cũng buôn bán đủ thứ để kiếm thêm. “Vé xe ngày Tết có rẻ cũng trên 1,5 triệu đồng, hai vợ chồng kèm theo đứa con nữa chỉ cần tính tiền xe đã ngót nghét chục triệu đồng tiền về rồi vào. Về quê chả lẽ lại không có gói bánh gói kẹo cho con cháu…”.
Hẹn tết sau…
Mặc dù trong lòng rất muốn về đoàn tụ cùng gia đình nhưng nhiều công nhân không về được hay nói cách khác là không dám về vì về được đến quê ăn tết xong không biết vào bằng cách nào.
“Mình cũng muốn về lắm, ngày Tết ai mà không muốn đoàn tụ cùng gia đình nhưng muốn về thì ít nhất cũng phải cầm trong tay 10 triệu đồng. Tiền tàu xe mất gần 5 triệu đồng, chưa kể tiền ăn dọc đường rồi quần áo, quà cáp cho người thân nữa. Số tiền đó đâu có nhỏ gì đối với một công nhân” – chị Như (quê Nghệ An), làm việc ở khu công nghiệp Linh Xuân nói.
Theo Xahoi
Lao đao vì hoa Tết
Còn khoảng một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng người trồng hoa Tết năm nay tại cao nguyên Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) không khỏi buồn rầu vì hoa phát triển chậm, thậm chí một số nhà vườn "đứng ngồi không yên" vì quất cảnh bị vàng lá, rụng quả.
Hoa Tết tại cao nguyên Buôn Ma Thuột đang bước vào giai đoạn chăm sóc cuối cùng để "cười" cho đúng dịp Tết.
Canh cánh nỗi lo
Thời điểm này, tại các vựa hoa lớn của "phố núi" Buôn Ma Thuột như: Khánh Xuân, Thành Nhất, Ea Tam, Hòa Thắng... hoa Tết đang bước vào giai đoạn chăm sóc cuối cùng để "cười" cho đúng dịp Tết. Có mặt tại các nhà vườn trồng hoa cúc, hướng dương, hoa ly... PV Dân trí chứng kiến người dân đang tất bật chăm bón, bơm thuốc, cắt tỉa, buộc cành vào chậu...
Theo phản ánh của người trồng hoa, hơn một tháng đến nay, do thời tiết lạnh kéo dài nên ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của hoa. Hoa phát triển chậm hơn, chiều cao không đạt, nụ hoa nhỏ lại ra không đều... càng khiến mối lo hoa Tết sẽ nở không đúng dịp.
Chị Nguyễn Việt Chiều, chủ vườn hoa có hơn 800 chậu cúc vàng pha lê ở tổ 37, phường Thành Nhất, cho biết: "Hoa Tết năm nay thật khó trồng, cứ 1.000 cây là có 700 đến 800 cây là không đạt về chiều cao, thân cây nhỏ lại còn bị thối hàng loạt nên hao hụt lắm. Dự kiến, số hoa Tết nhà tôi sẽ nở vào độ 20 tháng Chạp âm lịch, nhưng thời tiết cứ lạnh mãi như thế này, tôi lo là hoa không vào vụ".
Theo người trồng hoa, hoa cúc vàng pha lê phát triển chậm, chiều cao không đạt, nụ hoa nhỏ lại ra không đều do trời lạnh.
Chị Chiều cũng cho biết hiện gia đình chị đang huy động tất cả mọi nhân công hiện có chăm sóc cho vựa hoa nở đúng hẹn. "Bây giờ gần đến Tết rồi, khâu chăm sóc càng quan trọng, mình mà thực hiện không đúng quy trình có khi vườn hoa này bỏ đi là chắc. Bây giờ chúng tôi đang tập trung tỉa nụ, và phun thuốc để cho hoa phát triển bình thường", chị Chiều nói.
Trong khi đó, anh Đỗ Tất Luyện, người trồng hoa Tết ở khối 4, phường Thành Nhất cho hay: "Mọi năm vào giờ này, vườn hoa nhà tôi, nụ đã to lắm rồi, nhưng năm nay do lạnh quá nên nụ ra rất ít. Tôi dự định hoa sẽ nở trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tuần, nhưng thời tiết như thế này, có lẽ chắc muộn hơn. Nghề trồng hoa là vậy, có khi người ta ăn tết xong hoa mới nở".
Tại các nhà vườn ở phường Khánh Xuân, phường Ea Tam... người trồng hoa cũng lâm cảnh "đứng ngồi không yên". Khoảng 1.500 chậu hoa cúc vàng pha lê của bà Nguyễn Thị Hương và ông Tạ Văn Thưởng (khối 6, phường Ea Tam) hoa không đạt độ cao, kích thước không đều.
Mong đừng "rớt giá"
Theo anh Lưu Mạnh Cường, nhà vườn trồng hoa lâu năm ở khối 10, phường Khánh Xuân, với tình hình hiện nay, các nhà vườn chỉ mong hoa nở đúng "hẹn" và giá cả không thấp hơn so với năm ngoái. Riêng hoa cúc, dao động từ 200.000 đồng - 250.000 đồng/chậu nhỏ; 250.000 đồng - 350.000 đồng/chậu trung bình; chậu lớn 350.000 đồng - 450.000 đồng/chậu.
"Nói chung chất lượng hoa năm nay không đạt so với mọi năm, như vườn hoa cúc nhà tôi,hoa không đạt độ cao vì lạnh, bên cạnh đó người trồng hoa ở Buôn Ma Thuột bây giờ rất nhiều", anh Cường lý giải.
"Chúng tôi cũng mong giá hoa bán ra sẽ bằng với năm ngoái mới mong có lãi chứ thấp hơn là nhà vườn chịu chết. Để đầu tư một vườn hoa phải bỏ chi phí ra rất nhiều, nào là giống, phân bón, thuê mướn nhân công... nhưng không được giá là lỗ", chị Chiều - chủ vườn hoa ở phường Thành Nhất trăn trở.
Các nhà vườn trồng hoa Tết năm nay tại Buôn Ma Thuột mong cho hoa nở đúng hẹn và giá cả không thấp hơn so với năm ngoái.
Khác với các hộ trồng cúc, hướng dương, hoa ly ở phường Khánh Xuân, Thành Nhất, hàng chục hộ dân trồng quất cảnh ở xã Hòa Thắng (TP Buôn Ma Thuột) đang đứng trước một mùa vụ bết bát chưa từng có trong nhiều năm qua vì quất bỗng nhiên vàng lá, rụng quả hàng loạt.
Ông Quách Thùy Dương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Thắng cho biết ước tính thiệt hại cho các hộ trồng quất trên đia bàn xã là 70%. "Năm nay tình hình mưa nhiều, quất thối rễ, cộng với quá trình chăm sóc quất bị sâu bệnh nên vàng lá và rất ít quả. Hiện bà con trong xã cố gắng vớt vát, phục hồi lại được phần nào hay phần đó", ông Dương cho biết.
Viết Hảo
Theo Dantri
Đau xót người mẹ tâm thần bỏ con vào thùng nước Sáng 16/12, nguồn tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan này đang trưng cầu giám định tâm thần đối với Nguyễn Thị Thoại Mỹ (16 tuổi), đồng thời điều tra làm rõ hành vi Mỹ bỏ con vào thùng nước cho tới chết. Sáng 16/12, tại Bệnh viện Tâm thần Cần Thơ, sau một hồi nói nhảm, chửi bậy,...