Nhọc nhằn mưu sinh bằng “quán cơm bụi di động
Người Hà Nội vốn khá thân thuộc với những gánh hàng rong ngày ngày vẫn qua lại trên những con phố bán hoa quả, bún miến… Nhưng thời gian gần đây, ở một số điểm công cộng người ta còn bắt gặp những gánh cơm di động.
Một “quán cơm di động” ở gần Bệnh viện Việt Đức. (Ảnh: Phương Chi/Vietnam )
Cơ động
Mới tang tảng sáng, chị Lài đã tỉnh dậy. Sau khi và vội bát mì tôm nghi ngút khói được úp trong lúc… đánh răng, chị xách làn, cuốc bộ ra chợ để bắt đầu công việc. Sà vào những hàng thịt, cá, rau… đã quá đỗi quen thuộc mỗi ngày, chị nhanh chóng lựa cho mình những thực phẩm thiết yếu để về nấu nướng.
Về đến nhà mới hơn 6 giờ, chị Lài đánh thức chồng dậy để đi làm. Sau đó, người phụ nữ này cặm cụi nhặt rau, thái thịt và nấu nướng bên chiếc bếp than lúc nào cũng rực lửa.
Độ chừng 10 giờ, khi những món ăn đã hoàn tất, chị đem chúng cho vào những chiếc hộp nhựa, âu sành đã để sẵn trong chiếc khay nhựa lớn rồi chở đến cổng bệnh viện Ung bướu (bệnh viện K) bày bán.
Đa phần khách hàng của chị Lài đều là người nhà bệnh nhân và ở quê. Họ mua cơm của chị Lài cũng vì rẻ và tiện lợi. Rẻ là ở chỗ, cùng với một số tiền như vậy, nhưng nếu mua trong hàng quán, chắc chắn sẽ không có nhiều thức ăn như của những người bán rong vì họ không phải trả tiền thuê cửa hàng. Thêm vào đó, thức ăn do tay chị Lài nấu lại rất dễ ăn…
Anh Trần Văn Cừu (Lý Nhân, Hà Nam)-một thực khách thường xuyên của chị Lài cho hay, anh phải tá túc lại bệnh viện vì cơn bạo bệnh của vợ. Cửa hàng cơm bụi quanh bệnh viện cũng nhiều, song anh luôn đợi chị Lài bởi vừa rẻ, vừa ngon.
Video đang HOT
“Nói về vệ sinh thì bây giờ trong quán chắc gì đã khá hơn hả chú? Bây giờ chỉ có tự trồng rau, chế biến lấy thì may ra…,” anh Cừu chép miệng khi nói về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bởi tính nhanh gọn và đơn giản nên cách bán cơm của chị Lài và một số người khác là rất linh hoạt. Người thì cho đồ đạc vào thúng, quẩy trên vai, người thì cho vào khay rồi bê… Khi có khách, họ đặt xuống đất và nhanh chóng đưa cơm, thức ăn, canh… vào hộp nhựa và không quên “đính kèm” một chiếc thìa nhựa, đôi đũa…
Theo quan sát của phóng viên Vietnam , những “quán cơm” này thường mọc gần một số bệnh viện, bên trong bến xe ở khu vực trung tâm thành phố – nơi mà những căn nhà mặt tiền có giá thuê ngất ngưởng. Và, nó thường được sử dụng làm cửa hàng, cửa hiệu chứ không dành cho địa chỉ bán “cơm bụi.”
Sau khi đã bán gần hết số cơm và thức ăn đem theo, chị Lài bảo với phóng viên-khi ấy đang trong vai một thực khách ngồi ăn trên vỉa hè-rằng nghề cơm bụi di động này vất vả lắm.
Quê chị Lài ở Khoái Châu (Hưng Yên), cuộc sống đồng áng vất vả, anh chị lại không có nghề phụ nên rất vất vả trong việc nuôi các con ăn học. Sau này, có mấy người cùng quê rủ lên Hà Nội buôn bán, chị Lài đã đi theo được vài năm rồi kéo chồng lên làm chung. Thế rồi, vợ đi buôn bán hoa, chồng đi làm cửu vạn nên cũng có đồng ra đồng vào, mua được xe máy để tiện đi lại và có tiền cho con ăn học.
Mấy tháng trước, khi đi bán hàng qua một số bệnh viện, chị Lài thấy có một số người bán cơm di động. Thấy nghề này có vẻ kiếm ra tiền hơn, chị quyết định chuyển nghề, cho dù biết sẽ vất vả hơn nhiều so với đi bán hoa rong.
Cái vất vả ấy, không chỉ là câu chuyện chuẩn bị hàng hóa ra sao, mà còn cả những lần bị lực lượng giữ trật tự công cộng “lùa” chạy “tuột dép.” Thêm vào đó, nếu “lớ ngớ” mà lấn chiếm địa bàn hoạt động, cũng dễ xảy ra tranh chấp.
Một người bán cơm ở bệnh viện Việt Đức kể, khi mới bán hàng, chị đã sang trước cổng Bệnh viện Phụ sản Trung ương để “bầy hàng.” Chưa ấm chỗ, chị đã được một người phụ nữ “nhắc khéo” về việc phải… dịch chuyển hàng hóa xuống đoạn vỉa hè khác cách xa cổng bệnh viện. Khi chị chưa kịp thực hiện, thì đã có một thanh niên nhìn “rất gớm” đứng cạnh khiến chị phải vội vàng làm theo.
Sau đó, chị lựa chọn “điểm đỗ” cho mình ở gần Bệnh viện Việt Đức [điểm nối ngã tư Phủ Doãn, Tràng Thi-pv], song ban đầu cũng khá dè dặt.
Chị Thành, một người bán “cơm bụi di động” ở bến xe phía Nam thì kể, có lần chị đã gặp những đối tượng “dặt dẹo” đến mua cơm, xong rồi đi thẳng mà chẳng trả tiền, hoặc trả rất ít mà chị cũng phải “ngậm tăm” mà bán.
Tuy nhiên, cho dù vất vả đến mấy thì chị Thành cũng như nhiều người khác vẫn phải bê thùng cơm đi bán hàng ngày, cũng bởi nghề này đem lại cuộc sống khấm khá hơn cũng như giải quyết công việc cho họ trong những lúc nông nhàn./.
Theo TTXVN
Những người đếm tiền...mỏi tay giữa phố đông
Cứ cuối buổi trưa hoặc chiều muộn họ lại ngồi ở góc phố nào đó đếm cả một mớ tiền dày cộp.
Giờ đồng tiền lẻ, những mệnh giá 500- 1.000đ dần trở nên vắng bóng trên thị trường. Thậm chí, trong một số đông người giàu có, những đồng tiền lẻ dường như không còn trong khái niệm của họ. Vậy nhưng, đối với những người nghèo khó, mưu sinh bằng gồng gánh thì những đồng tiền quý giá ấy phải góp nhặt thật khó khăn vào mỗi ngày lao động vất vả, vào mỗi sớm tần tảo buôn thúng bán bưng.
Nhịp sống của người giàu hay kẻ nghèo khó cũng không thể tách khỏi sự biến động của thị trường. Song, đối với người nghèo gồng gánh góp nhặt những đồng tiền lẻ qua gánh rau, bát cháo thì dù sự biến động nào cũng làm họ méo mặt, nai lưng nhặt từng đồng tiền lẻ nhàu nhĩ.
Ở phố thị những đồng tiền lẻ dần trở nên bị "tuyệt chủng" đối với thị trường đắt đỏ và đối với người giàu có. Còn trong cuộc mưu sinh giữa phố đông của các bà, các chị nghèo khó thì những đồng tiền lẻ giá ấy kiếm được cũng hết sức chật vật, hàng ngày phải còm cõi nhặt nhạnh sớm hôm mới có được những bữa cơm chiều và sinh hoạt con cái học hành ở thời giá cả biến động từng giờ.
Em Hiền hàng ngày mang ổi ra đê Long Biên bán góp nhặt từng đồng tiền lẻ giúp mẹ.
Gánh gồng để gom nhặt những đồng tiền lẻ
Những đồng lẻ 500, 1.000 giờ chỉ mua được cọng hành nhưng việc gom nhặt
ở phố thị cũng không hề đơn giản.
Công việc cuối ngày của chị Xuân là kiểm kê và vuốt thẳng những đồng tiền lẻ
Gom nhặt tiền lẻ từ những gánh hàng hoa làm đẹp cho phố
Hàng ngày, chị Xuân ở Đan Phượng chở hành vào phố bán
gom nhặt được khoảng 50- 70 nghìn đồng, nhưng hôm nào hết hàng
sớm chị cũng có niềm vui như trúng tiền trăm bạc triệu.

Tiền lẻ có một "thế giới riêng" đó là thế giới của những người bán hàng rong.
Người "giầu" tiền lẻ nhất ở Hà Nội giờ đây là
các chị, các bà gồng gánh bán hang rong.
Những đồng tiền lẻ ở những nơi siêu thị, khách sạn...đã bị "tuyệt chủng"
nhưng nó vẫn làm mầm sống đối với những người mưu sinh gồng gánh
Theo ANTD
Bỏ phố về quê thời bão giá Khi mới cưới nhau, vợ chồng chị Nguyệt quyết tâm bám trụ Hà Nội dù phải "hy sinh đời bố để củng cố đời con". Nhưng sau 6 năm vất vưởng, sau 3 lần chuyển nhà và vài lần vất vả xin học cho con, anh chị chuẩn bị "hồi hương". Chị Nguyệt cho biết, trước đây, vợ chồng chị quyết tâm sẽ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người phụ nữ mua 58 công ty "ma", giao dịch hóa đơn khống hơn 6.000 tỷ đồng

Hàng nghìn người dân TPHCM đội mưa chờ xem diễu binh

Ba người trú mưa tại lán ruộng bị sét đánh trúng, một người tử vong

Cảnh sát bất ngờ kiểm tra, phát hiện nhân viên gác chắn tàu vi phạm nồng độ cồn

Ghi nhận hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng nay

Tài xế ô tô hú hồn khi tàu hỏa sắp đến, barie tự động mở cho xe chạy qua

Biển người giăng kín các địa điểm ở TPHCM đón xem sơ duyệt diễu binh 30/4

Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4

Xem trực thăng kéo cờ, tiêm kích xé gió trên bầu trời TPHCM

Trả lại 1 triệu won cho du khách Hàn Quốc đánh rơi ở Phú Quốc

Làm rõ nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ ở Bảo Lộc

70 thiếu niên, học sinh độ chế xe điện từ 30 lên 100km/h
Có thể bạn quan tâm

Em chồng ly dị về nhà mẹ đẻ sống, chồng tôi còn nhường máy lạnh cho em gái để tôi đang bầu chịu nóng và cái kết khiến cả nhà họ sáng mắt
Góc tâm tình
21:41:08 25/04/2025
Hồng Vân xót xa cảnh chồng mắc bệnh hiểm nghèo, khuyên vợ tìm người mới
Tv show
21:28:29 25/04/2025
Hé lộ thời điểm Samsung phát hành One UI 8
Thế giới số
21:25:33 25/04/2025
Tuấn Hưng, MONO hòa cùng dòng người xem diễu binh, còn bế con giúp khán giả
Sao việt
21:16:48 25/04/2025
Trung tá công an ở Hà Nội bị xe máy chở 3 tông nhập viện
Pháp luật
21:16:28 25/04/2025
"Người vận chuyển" Jason Statham bị chỉ trích vì đi lại bằng phi cơ riêng
Sao âu mỹ
21:10:20 25/04/2025