Nhọc nhằn mưu sinh bằng nghề “đổ máu”
“Chẳng ai làm nghề này mà lành lặn cả, chân, tay, mặt chỗ nào cũng có sẹo. Thậm chí có người mang thương tật nặng suốt đời” -Ông Nguyễn Văn Bền (52 tuổi), người làm nghề thu lượm kính tâm sự.
Ở khu phố Tân Hiệp, phường Tân Bình, thị xã Dĩ An (Bình Dương) có một xóm nhỏ của những cư dân nghèo từ các tỉnh miền Trung, miền Tây quy tụ về sinh sống và mưa sinh bằng nghề gom nhặt kính vỡ. Cái nghề vất vả, nguy hiểm khiến họ thường xuyên phải đổ máu và những vết thương, vết sẹo chi chít trên cơ thể.
Những người phụ nữ đang nhọc nhằn mưu sinh bằng nghề “đổ máu”
Chỉ cách đường nhựa vài trăm mét nhưng con đường vào xóm kính gồ ghề ổ gà, “ổ voi”, hàng trăm bao đựng kính xếp la liệt hai bên như muốn thử lòng can đảm của những người khách lạ. Xóm kính nằm trên bãi đất trống, được bao xung quanh bởi dãy phòng trọ và những căn nhà đang xây dang dở. Giữa bãi đất trống là những người lao động với dụng cụ bảo hộ sơ sài, thậm chí là lưng trần phơi nắng “vùi” mình trong đống kính.
Chị Hương (25 tuổi, quê Nghệ An), cầm chiếc xẻng đập kính, tiếng động chát chúa vang lên kèm với nhiều mảnh kính vỡ sắc lẹm bay tứ tung, rồi chị cúi rạp người xúc từng miếng kính bỏ vào bao. Mồ hôi nhễ nhãi, chị Hương cho biết đã làm nghề này được 4 năm, sau khi lấy chồng, cả hai vợ chồng cùng vào miền Nam làm công nhân nhưng chồng chị không xin được việc làm nên chị cùng chồng làm nghề nhặt kính. Chị Hương cũng không nhớ xóm kính được hình thành từ khi nào.
Luôn tiềm ẩn nhưng rủi ro với nghề nhặt kính
Theo chị Hương, buổi sáng những người đàn ông trong xóm đi xe ba gác vài chục km đến những bãi rác, công trình đang xây dựng để nhặt kính đem về, còn chị em phụ nữ ở nhà bỏ riêng kính trắng, kính màu và rửa sạch để bán được giá cao. Kính khi nhặt về được phân ra làm 2 loại gồm: Kính vỡ vụn (sẽ được đóng vào bao bán theo kg) và kính còn tận dụng được (là những tấm kính lớn sẽ được tận dụng lại bằng cách cắt nhỏ theo kích thước đại lý đặt trước).
Đến khi nhặt được kha khá thì nam giới có sức khỏe và kỹ thuật thì đứng bàn cắt những tấm kính lớn hoặc cầm búa đập kính vỡ vụn ra. Còn chị em phụ nữ thì bó kính, rửa kính…những chị em nào có sức khỏe thì xúc kính vỡ vào bao.
Anh Mai Văn Nam kể, làm nghề kính rất nguy hiểm chỉ cần một sơ xuất nhỏ là đứt tay, đứt chân, bắn vào mắt…”Cách đây vài ngày, một người làm nghề kính như tôi đã bị đứt gân tay, gãy chân khi gặp phải sự cố lật xe ba gác chở kính. Làm bao năm nhưng khi gặp tai nạn số tiền tích góp được cũng chẳng đủ để mua thuốc” – anh Nam chua xót.
Anh Nam cho biết thêm, vất vả nguy hiểm là vậy nhưng thu nhập của nghề này thì chẳng được bao nhiêu, mỗi kg kính vỡ tụi em giá từ 300 đến 400 đồng, hai vợ chồng làm quần quật cả ngày nhưng tính ra cũng chỉ được khoảng 100 ngàn đồng/người.
Video đang HOT
Làm việc cật lực lại trong môi trường nguy hiểm nhưng thu nhập của họ khá bấp bênh
Ông Nguyễn Văn Bền (52 tuổi, quê An Giang), một trong những người đầu tiên cắm dùi và làm nghề nhặt kính cho biết: “Trước đây ở xóm kính chỉ có vài hộ người miền Tây làm nghề này thôi sau đó có thêm những người ở miền Trung vào hội xóm. Đến nay xóm có hơn chục hộ cùng làm”.
Nói về những nguy hiểm trong nghề này ông Bền trầm ngâm một lúc lâu rồi chua chát: “Chẳng ai làm nghề này mà lành lặn cả, chân, tay, mặt chỗ nào cũng có sẹo. Đúng là cái nghề bán sức để tồn tại”. Rồi ông đưa những ngón tay trai sần vì sẹo, chứng minh cho những lời vừa nói.
Từng ấy năm trong nghề ông Bền đã chứng kiến biết bao chuyện đau lòng nhưng ông sẽ không quên được chuyện xảy ra vào cận tết năm ngoái, một người phụ nữ trong xóm kính mang bầu nhưng ngày ngày vẫn ngồi đập kính. Do lao động quá sức, ăn uống kham khổ đến khi sinh không đủ sức nên hai mẹ con đã “ra đi vĩnh viễn”.
Đã không ít các vụ tai nạn thương tâm xảy ra với nghề này
Trong xóm kính hầu như không có bóng dáng trẻ con, có cặp vợ chồng sinh con ở quê rồi mới vào Nam lập nghiệp nhưng cũng có cặp vợ chồng sinh trong này nhưng khi lên 2 tuổi là gửi về quê cho ông bà chăm sóc. “Môi trường làm việc ở đây rất nguy hiểm, trẻ con lại hiếu động nên rất dễ bị mảnh kính găm vào chân, nhiều khi nhìn con cái người ta cứ ríu rít bên mẹ nghĩ đến con mình thấy tủi thân lắm”. Chị Hương ngậm ngùi.
Theo Dantri
Thạch rau câu - "tử thần ngọt ngào"
Cái chết thương tâm của bé trai 4 tuổi vì sặc rau câu vừa xảy ra khiến nhiều bậc phụ huynh giật mình. Lâu nay họ vẫn coi thạch là món ăn ngon và vô hại của trẻ. Thực tế, đây không phải là vụ tai nạn chết người đầu tiên do thạch gây ra.
Cái chết thương tâm
Người dân vẫn chưa hết bàng hoàng, xót thương trước cái chết đột ngột của bé trai 4 tuổi
Sáng 17/7, chị Chị Trần Thị Sáng (27 tuổi, quê Nghệ An, tạm trú tại một khu nhà trọ ở khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) cho con trai là bé Nguyễn Cao Khang (4 tuổi) ăn thạch rau câu. Đang ăn, đột nhiên bé Khang ngã lăn ra nền nhà, không thở được, người tím tái và tử vong trên đường đến bệnh viện. Theo lời kể của gia đình, do bé Khang thích ăn thạch rau câu nên trước đó chị Sang đã mua một bịch tại chợ Bình Hòa. Khoảng 8h sáng 17/7, chị Sang lấy ra cho con ăn thì xảy ra sự cố trên.
Công an thị xã Thuận An xác định, nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu bé là do bị ngạt đường thở trong lúc ăn rau câu. Được biết, khoảng 3 tháng trước, bé Khang đã một lần bị sặc xúc xích nhưng được gia đình đưa đến bệnh viện kịp thời nên qua khỏi. Từ lần đó, đường hô hấp của bé Khang bị tổn thương phải chữa trị gần nửa tháng.
Trước đó, bé Phạm Văn H. (2 tuổi, ngụ Long Biên, Hà Nội) cũng đã tử vong vì mắc nghẹn rau câu. Khi bé H. được gửi trẻ thì người trông giữ phát hiện bé H. trong tình trạng tím tái, khó thở. Gia đình đưa ngay bé H. đi cấp nhưng nạn nhân đã tử vong.
Hay trường hợp của một bé gái 3 tuổi (quê Bắc Giang) cũng được đưa đến bệnh viện tỉnh Bắc Giang trong tình trạng khó thở, tím tái vì mắc nghẹn rau câu. Sau khi sơ cứu và đặt nội khí quản, bệnh nhân được chuyển thẳng đến Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương. Tại đây, các bác sĩ đã giữ lại được tính mạng cho bé gái này nhưng em bé lại phải chịu cảnh sống đời sống thực vật suốt quãng đời còn lại.
Thực tế, còn nhiều vụ tại nạn ở trẻ khác đã xảy ra mà nguyên nhân chính là do mắc nghẹn, sặc rau câu dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ hoặc để lại những di chứng nghiêm trọng sau này.
Người bán, người mua ngỡ ngàng!
Thạch rau câu được bán tại nhiều tiệm tạp hóa
Theo khảo sát của chúng tôi, tại chợ Bình Hòa (hay còn gọi là chợ Nhỏ, nơi chị Sang đã mua rau câu cho con trai ăn) bán chủ yếu rau quả, thịt phục vụ nhu cầu của công nhân làm việc trong những khu công nghiệp và người lao động. Xen kẽ những hàng rau, thịt là tiệm tạp hóa bán các mặt hàng, gồm cả rau câu. Tuy nhiên, số lượng thạch rau câu bán trong những tiệm tạp hóa này không nhiều.
Chị H.T.T chủ một tiệm tạp hóa cho biết, tiệm của chị chủ yếu bán bánh kẹo là chính tuy nhiên để mặt hàng phong phú, khi khách yêu cầu là có nên mỗi lần đi lấy hàng chị cũng lấy thêm thạch rau câu. Cũng theo chị T. thì những người đến mua thạch chủ yếu là trẻ em, đa số các em đến mua một mình. Bên cạnh đó, các loại rau câu không chỉ được bán trong những tiệm tạp hóa mà hàng ngày những người bán rong vẫn bán thạch rau câu dạo vào khu phố.
Tại địa bàn TP.HCM, ghi nhận tại một số điểm bán tại khu vực chợ Hạnh Thông Tây (Q.Gò Vấp), Bàu Nai (quận 12), Bà Chiểu (Q. Bình Thạnh), Phạm Văn Hai, Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) ... tình trạng buôn bán mặt hàng này khá nhộn nhịp. Rau câu được bày bán khá bắt mắt với đủ loại và đầy đủ màu sắc xanh, đỏ, tím vàng...
Một chủ tiệm tạp hoá nằm bên đường Nguyễn Văn Quá (quận 12), sau khi biết thông tin về việc bé trai 4 tuổi tử vong vì mắc nghẹn rau câu đã khẳng định, bà đã kinh doanh mặt hàng rau cầu này đã nhiều năm nay nhưng chưa bao giờ nhận được thông tin về việc các cháu nhỏ mất mạng vì ăn phải rau câu..."Thời điểm rau câu bán chạy vào mùa các em học sinh tiểu học, lớp mầm đến trường. Cao điểm có ngày tạp hoá của tôi bán được cả chục bịch có trọng lượng 800 gram với giá từ 15.000 đến 20.000 đồng" - Chủ cửa hàng kể.
Đa số các mặt hàng rau câu đang được nhiều tiệm tạp hóa bán đều có nhãn mác, xuất sứ rõ ràng, cũng như không có thông tin quy định lứa tuổi. "Thấy khách đến mua thì chúng tôi cư bán thôi, chứ đâu có quy định rau câu này dành cho lứa tuổi nào sử dụng đâu !" - Bà Hoàng Thị Quyết (chủ tiệm tạp hóa trên đường Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình) khẳng định.
Trong túi rau câu có tem chỉ dẫn với dòng chữ "siêu nhỏ" có nội dung: "Cắt nhỏ trước khi ăn, trẻ em ăn theo sự hướng dẫn của người lớn"
Chị Lê Thị Tú (ngụ phường 13, quận Tân Bình) cho biết, con trai chị 3 tuổi, trước đây mỗi lần được chị bế bé ra chợ Hoàng Hoa Thám thì bé luôn đòi mẹ mua bằng được rau câu. Tuy nhiên, nhiều lần chị phải hốt hoảng khi chứng kiến con bị mắc nghẹn, khó thở nên vội lấy tay vuốt trôi. Chứng kiến cảnh tượng trên, từ đó chị Tú cho biết rất hạn chế khi cho cháu ăn loại rau câu này.
Điều đáng chú ý, trên các sản phẩm thạch rau câu bán trên thị trường có ghi chỉ dẫn nhưng dòng chữ này "siêu nhỏ" hầu như người tiêu dùng không để ý đến.
Thận trọng khi cho trẻ ăn thạch rau câu
Theo nhận định của các bác sĩ Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, thạch rau câu là loại thức ăn mát được nhiều trẻ em ưa thích. Tuy nhiên, trẻ rất rễ bị hóc loại thức ăn này, điều đáng nói, trong số các dị vật đường thở thường gặp thì thạch rau câu là loại dị vật gây tổn thương nặng nề nhất cho trẻ.
Rau câu có hình trụ, khi trẻ mắc nghẹn loại rau câu này sẽ rất nguy hiểm vì đường hô hấp bị bịt kín
Những dị vật có góc cạnh thường khi bị hóc vẫn còn khe hở cho trẻ tiếp tục thở được, nhưng những vật thể tròn, trơn, nhẵn như thạch rau câu khi rơi xuống thanh quản thì càng khít và gây nghẹt thở càng nhanh. Hơn nữa, do thạch mềm, có thể biến đổi hình dạng nên sẽ bít đường thở và gây tử vong rất nhanh. Ngay cả trường hợp cấp cứu kịp thời, bác sĩ cũng rất khó khăn để lấy ra.
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ dưới 5 tuổi ăn rau câu phải có sự giám sát của người lớn. Trường hợp trẻ bị hóc thạch rau câu nói riêng hoặc các dị vật khác, người lớn tuyệt đối không được dùng tay móc họng trẻ nhằm tránh nguy cơ đẩy dị vật vào sâu hơn. Khi thấy trẻ tím tái có thể áp dụng biện pháp đặc biệt: để trẻ lên đùi, đầu để thấp và quay nghiêng sau đó vỗ vào lưng để thạch bay ra. Tuy nhiên, cách sơ cứu này đòi hỏi kỹ thuật phải khá tốt, sau khi sơ cứu nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.
Để phòng tranh các tai nạn đang tiếc do hóc thạch rau câu hoặc các dị vật khác, các bác sĩ Viện Tai - Mũi - Họng Trung ương còn khuyến cáo thêm, hóc dị vật có thể xảy ra bất cứ lúc nào với trẻ nên người lớn tuyệt đối không để trẻ chơi các vật có thể nhét vừa vào miệng, khi cho trẻ ăn các loại trái cây trơn như nhãn, vải... phải bỏ hạt, cắt nhỏ từng miếng. Đặc biệt đối với thạch rau câu, người lớn phải hết sức thận trọng, chia nhỏ từng phần trước khi cho trẻ ăn.
Theo Dantri
Bị điện giật, một ngư dân rơi xuống biển tử vong Một ngư dân làm nghề thả chà nhử tôm hùm tại biển Quy Nhơn bị điện giật ngã xuống biển tử vong. Trước đó, tối 29/6 rạng sáng 30/6, anh Phạm Tấn Phát - sinh năm 1979, trú KV 3, phường Ghềnh Ráng, TP. Quy Nhơn (Bình Định) làm nghề thả chànhử tôm hùm giống tại biển Quy Nhơn, đoạn trước Nhà hàngHải...