Nhọc nhằn cuộc mưu sinh trên bãi vàng
Dưới dòng Kroong (Kon Tum) đang trơ đáy vì thủy điện, hàng trăm người dân nghèo khó vẫn hì hục từ tờ mờ sáng đến sẩm tối trong cái lạnh run người để ngụp lặn đào bới kiếm vàng.
Hình ảnh những người phụ nữ, những thiếu niên đang ngâm mình dưới con nước bạc là một dấu lặng buồn về cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn diễn ra dưới chân đập thủy điện Plei Krông (huyện Sa Thầy và TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) từ nhiều tháng trở lại đây.
Trời tờ mờ sáng, con đường dẫn từ thôn 4, xã Kroong (TP Kon Tum) ra phía bãi vàng đã rậm rịch bước chân người. Người đàn bà có mái tóc quăn tít vì nắng gió và lam lũ cũng vội vã đội chiếc sàng nặng nề để chạy theo bước chân người làng. Giữa lòng sông đục ngầu, tiếng cuốc xẻng va vào đá, tiếng người tìm nhau dội lên làm mọi thứ trở nên gấp gáp hơn.
Bà Y Ngui (thôn 4, xã Kroong, Kon Tum) năm nay đã trải qua 60 mùa rẫy, cái lưng đã còng, chân đã chùng và vai cũng đã yếu nhưng bà vẫn theo con cháu đi đãi vàng. Bà nói: “ Mình phải đi đãi vàng phụ con cháu thôi, ruộng đất bị thủy điện làm ngập hết rồi nên không có gì ăn cả”. “Già cả thế này sức đâu mà xúc đất đãi vàng nữa?” - tôi ái ngại. Bà Y Ngui liền trả lời: “Không đào, không đội được đất thì tao đứng tao sàng, ngồi ở nhà nhìn con cháu nó đi cũng không đành được”.
Trên bãi vàng nằm dọc sông Kroong, chúng tôi còn thấy hàng trăm phụ nữ cũng gồng gánh theo chồng ra bãi vàng kiếm sống. Khuôn mặt lấm lem bùn đất, bàn tay lở loét sâu vào tận da thịt vì nhiều tháng ngâm dưới dòng nước đục, bà Y Ngoi hớt hải: “Không có việc gì làm mới phải đi đãi vàng kiếm sống thôi, đứng cả ngày dưới nước lạnh lắm, đêm nào về cũng ngứa khắp người, chỉ nằm gãi chứ không thể ngủ được. Nhọc nhằn lắm nhưng mỗi ngày cả hai vợ chồng và một đứa con cũng chỉ đãi được khoảng 3 li, về bán được 60.000 đồng thôi!”.
Một thanh niên săm soi từng hạt vàng cám mới đãi được trên chiếc sàng của mình
Đôi vợ chồng này hối hả trở về làng sau khi kết thúc một ngày đào đãi cực nhọc mà không đem lại nhiều kết quả
Nỗi vất vả, nặng nhọc của một phụ nữ đào vàng
Sẩm tối, khi sương bắt đầu phủ xuống thì cũng là lúc những người đi đãi vàng kết thúc một ngày lao động bằng việc cô lại toàn bộ số vàng cám đãi được trong ngày. Mỗi ngày như vậy nhiều lắm cũng chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng/người
Bàn tay gầy guộc của một phụ nữ miệt mài khuấy đảo trong chiếc sàng đãi để kiếm những hạt vàng
Một nhóm lao động nghèo hì hục đào đãi dưới một hố đất do máy xúc công trình tạo nên
Video đang HOT
Một số người đi đào vàng nói mỗi ngày họ chỉ ăn hai bữa là sáng và chiều tối khi trở về từ bãi vàng, buổi trưa thì nhịn đói để tranh thủ làm. Trong ảnh: hai cháu nhỏ bốc cơm ăn bữa trưa bên bãi vàng mà cha mẹ chúng miệt mài đào đãi
Khi một hố vàng nào đó đã đãi hết, người dân lại moi một hố khác để tiếp tục đào đãi. Công việc vô cùng cực nhọc!
Đã 12g nhưng người phụ nữ này vẫn đứng xúc đất đào đãi dưới cái nắng chang chang
Sự lam lũ, cực nhọc thể hiện trên khuôn mặt của bà Y Ngoi
Hai trong nhiều thiếu niên tại bãi vàng sông Kroong sàng đãi vàng dưới chân cầu Kroong
Lúc mặt trời xuống núi thì những phụ nữ đi đãi vàng mới bắt đầu gùi đồ trở về
Một góc bãi vàng sa khoáng dưới chân đập thủy điện Plei Krông
Theo Tuổi trẻ
Ninh Thuận nhọc nhằn sau đại hồng thủy
Sau bao ngày chống chọi với lũ lụt thì giờ đây người dân Ninh Thuận phải làm lại từ đầu trong cái đói quẩn quanh. Cần lắm những chuyến hàng cứu trợ đến với người dân trong lúc cùng cực này...
Địa điểm đầu tiên trong cuộc hành trình ủng hộ đồng bào bão lụt miền Trung của nhóm từ thiện TP HCM chính là Thị trấn Phước Dân - thị trấn huyện lỵ thuộc huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận cách Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 8km về phía Tây Nam.
Mặc dù tàu xe vẫn tấp nập đến đi song nơi đây lại bao trùm vẻ trầm buồn bởi chỉ cách đây nửa tháng (1/11) Thị trấn Phước Dân bị nhấn chìm trong biển nước. Trận lụt bất ngờ khiến chính quyền và người dân Ninh Phước không kịp trở tay. Nước lũ hồ Tân Giang xả lớn cộng với mưa to nên chỉ trong 6 giờ đã làm nhiều vùng ngập tới 1,5 - 3m, vượt lũ lịch sử 2003 trên 0,5m trên sông Lu. Hậu quả toàn bộ sản lượng táo và lúa cũng như gia cầm, gia súc nơi đây bị thiệt hại nặng nề mà đến giờ vẫn chưa khắc phục hết.
Người dân Thị trấn Phước Dân trong những ngày lũ đầu tháng 11 (Nguồn Internet)
Khởi hành từ lúc 5 giờ tại TP HCM, Đoàn cứu trợ sau cuộc hành trình dài cũng đã tới Thôn Bình Quý vào cuối giờ chiều. Cả đoàn thực sự xúc động khi bà con đã ngồi chờ từ đầu buổi trong cái nắng gay gắt miền Trung. Đau xót và ý nghĩa hơn vì đoàn xe đến khi nước đã rút khá lâu song đây lại là đoàn cứu trợ đầu tiên đến với đồng bào Phước Dân sau cơn lũ.
Mọi người đổ xô tới chiếc xe tải chở hàng vì đây là "nguồn sống mới" cho người dân... cầm cự. Mặc dù tươi cười khi nhận hàng cứu trợ song ai cũng đã quá mệt mỏi sau những ngày chói chọi với thiên tai. Cụ bà đôi mắt đỏ hoe vì vừa mổ mắt lại dính phải nước bùn, cụ khác đôi chân "phù" lên vì mấy ngày ngâm chân trong nước, có chú đôi mắt vẫn còn thâm quầng sau bao đêm thức trắng hay có vừa sinh con chị bịt kín người run run vì có gạo ăn để có sữa cho con bú...
Trong 1000 phần quà mang theo của đợt cứu trợ lần này thì có 300 phần quà dành cho người dân Thị trấn Phước Dân bao gồm tiền, quần áo, gạo, mỳ tôm, cá hộp. Tuy nhiên, lại quá ít ỏi so với hàng nghìn hộ dân nơi đây đang phải chịu cảnh đói khát, bế tắc. Thuộc một trong bốn khu phố bị ngập, chị Ngô Thị Thuận (Khu phố 8) tay cầm hàng cứu trợ, mắt rưng rưng nhớ lại 3 ngày nước tràn vào nhà dâng lên ngang bụng. Cũng may được Thị trấn cảnh báo nên nhà chị đã mua mỳ tôm dự trữ song cả 12 người trong gia đình phải sống trên nóc nhà trong giá lạnh và hoang mang. Nước rút để lại rẫy táo 3,5 sào ngập úng hết.
Không may mắn nằm trong danh sách được cứu trợ, cô Lê Thu Hà (Khu phố 9) ngậm ngùi đưa chúng tôi tới thăm căn nhà mái tôn ọp ẹp của mình. Toàn bộ chân tường giờ chỉ còn trơ những mảnh nan tre. Số gà, vịt cũng như rẫy cà và táo của cô cũng không còn. Hôm đầu bị ngập có đoàn cứu trợ khẩn cấp mang đến 4 gói mỳ tôm. Nhưng từ hôm nước rút đến giờ nhà cô phải đi mót cà bán đi lấy tiền mua gạo ăn qua ngày.
Cô Lê Thu Hà bên căn nhà trơ nan tre
Thiệt hại hơn là gia đình chị Trần Thị Hồng Lan và anh Trần Ngọc Sơn (Khu phố 10), thấy mưa to chị đã gửi 2 đứa con trai của mình qua nhà bà ngoại còn vợ chồng lại lại "giữ" nhà. Kê chiếc bàn lên giường, hai anh chị đã ngồi như vậy suốt mấy ngày mưa lũ. Bao nhiêu khó khăn, khốn khó lại trải dài trước mắt: căn nhà nghèo vách đất bị sập 2 bên vách, 2 vách còn lại phải lấy gậy chống. Giá trị nhất trong nhà là cái ti vi chị Lan mua 500.000 đồng ngấm nước không coi được nữa. Không những thế, nước giếng ngập đầy bùn chị Lan cũng phải múc ra xô để lặng lấy nước nấu.
Căn nhà bị sập 2 vách của chị Lan
Giếng nước sinh hoạt của gia đình chị Lan
Hai vợ chồng chị Lan không có đất canh tác nên cách đây 4 năm, chị vay Ngân hàng 20 triệu để mua 15 con cừu. Hàng ngày, anh Sơn đi cuốc đất thuê, chị Lan đi cắt cỏ cho cừu ăn. Trận lụt vừa qua đã làm 5 con cừu chết vì bệnh. Còn anh Sơn thì bị thất nghiệp vì đồng ngập bùn không ai thuê, ngày trả lãi cho ngân hàng lại đến. Đã đói, cả nhà chị lại thay nhau bị cảm, đau bụng từ hôm lũ đến giờ. "Không dám đi vay nữa rồi, mọi người trong xóm ai cũng khổ như mình. Chắc vợ chồng dắt nhau lên Sài Gòn kiếm sống quá" chị Lan cố kìm để tiếng khóc không bật thành tiếng.
Cô Hà, chị Lan là hai trong số rất nhiều gia đình không nhận được hàng cứu trợ lần này nhưng cũng đành ngậm ngùi vì "biết sao bây giờ?". Tuy nhiên, nhiều người không có phiếu nhận quà nhưng vẫn đến vì mong "có thừa hàng để cho" của đoàn ủng hộ. Mạnh dạn hơn có một vài người trực tiếp đến "khiếu nại" vì sao nhà mình không được quà. Cũng dễ hiểu vì nhiều gia đình nơi đây đã lâm vào cảnh "không có gì để mất nữa". Cần lắm những đoàn cứu trợ của cả nước đến với bà con Thị Trấn Phước Dân...
Một số hình ảnh tại buổi cứu trợ:
Rất đông bà con ngồi chờ từ trưa
Nhiều người đứng ngoài "ngậm ngùi"
300 phần quà vẫn không đủ
Niềm sung sướng của cụ bà dù chỉ được cái bánh
Tào Nga
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sa chân vào chốn địa ngục Sau cuộc ngã giá chóng vánh, cuộc sống khổ ải của những thanh niên Pakô bắt đầu Sau những cuộc ngã giá chóng vánh, nhiều lao động đã bị lừa đưa đến rừng sâu núi thẳm, bị đày đọa trong những trại lao động khổ ải không biết ngày về. Những câu chuyện về một kiểu mua bán lao động dã tâm đang...