Nhớ về tuổi thơ tôi
Tôi khao khát được quay về tuổi thơ cho dù cuộc sống ngày ấy vô cùng thiếu thốn. Lúa đã lên đồng, ngô bắt đầu mùa vụ làm tôi nhớ đến một tuổi thơ của đứa trẻ được sinh ra ở làng quê. Chúng tôi sống trong một thung lũng bởi bao quanh nó là những ngọn đồi cao vút. Khí trời dường như không khắc nghiệt mà thoáng trong đó là cái cái gió, cái nắng cứ hòa nhịp quanh năm. Vùng cao nguyên xanh, nơi tôi đã từng ở.
Tuổi thơ tôi gắn liền với ruộng rẫy, gắn liền với cái chiều tà cùng đàn bò thong thả bước về nhà. Và những buổi trưa hè nắng nóng mà vẫn lặn lội đi bắt chuồn chuồn ớt. Cuốn nhật ký của tuổi thơ, thực ra là cuốn tập dày hơn một tí mà trong đó chứa đầy hoa dại khô, cánh bướm nhỏ và được vẻ lên trang giấy trắng những khung hình ngây ngô. Chúng tôi là trẻ vùng quê nên ngày ấy không có khái niệm học thêm. Sáng đến lớp, chiều phụ giúp cha mẹ, tối học bài dưới ngọn đèn dầu hiu hắt. Loanh quanh như thế, cái miền quê chỉ rộn ràng tiếng cưởi trẻ thơ mỗi khi trăng sáng.
Thời lên mười tuổi, tôi có mái tóc dài chấm ngang vai và nước da rám nắng. Ba đã tự tay cắt vải và may cho tôi cái quần đùi màu sắc. Bởi nó được chấp vá từ nhiều mảnh vải khác màu với nhau nên nó mang đậm tính đặc trưng vùng quê. Ba may bằng tay, không cần số đo cụ thể, không cần bàn là nhưng vẫn cho ra cái quần “ thời trang”. Hầu hết đứa trẻ nào cũng có được những bộ quần áo như thế khi khái niệm may đồ bằng máy còn xa vời.
Mùa gặt đến và thường là những ngày hè nên bọn con nít chúng tôi luôn bận bịu cả ngày. Nhà tôi chỉ có mẫu đất ruộng, vì thế mà cái gì làm cũng tự túc. Mẹ tôi gặt, tức là sáng tối bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Thậm chí, tranh thủ cái mát và trăng sáng, mọi người trong xóm kéo nhau ra đồng gặt giùm. Tụi nhỏ thích lắm, chúng được hội họp để bắt cua, bắt con cá rô đồng. Và thỏa sức la hét, pha trò cười rồi cùng chơi trò bịt mắt bắt dê, kéo co…
Video đang HOT
Đôi lúc tôi thấy yếu lòng và chơi vơi (Ảnh minh họa)
Tuổi thơ, lũ nhóc chúng tôi làm gì có được mái tóc đen mượt, chân tay mướt mát. Đứa nào cũng có làn da cháy nắng nhưng được cái là cặp mắt trong veo như hai hòn bi ngọc. Tâm hồn trong sáng, ngây thơ và không biết đâu là sự tính toán, đố kị nhau.
Nhớ những trò chơi tinh nghịch của lũ trẻ. Cái trò cô dâu chú rể mà mỗi khi nhắc đến đứa nào cũng đỏ mặt thẹn thùng. Cô dâu được đội trên đầu vòng hoa dại trắng tinh khôi. Móng tay, chân được sơn màu tím từ những hạt mồng tơi chín. Chú rể phải đi chân đất, mặc quần dài và không được nói lắp.
Tuổi thơ không có tivi, không sách báo nhưng chúng tôi vẫn có được một kho tàng truyện cổ tích. Bà tôi thường kể những câu chuyện mà bao đời vẫn còn lưu giữ. Thậm chí dạy tôi những bài hát hình như không mang tên để tôi ru em ngủ. Hội trung thu, chiếc đèn lồng mẹ mua cho anh chị và năm sau, tôi lại được sở hữu nó để rước đèn cùng bạn bè. Đó là tính biết giữ gìn đồ đạc mà đứa trẻ nào trong xóm tôi đều có sẵn.
Tôi được ba dạy cách đánh cờ tướng, chơi đàn cò và thổi sáo. Bởi những công cụ như vậy, dân quê tôi tự tay làm nên. Chúng tôi được chơi đủ trò dân gian, đọc nhiều bài vè mà không hiểu tại sao chúng tôi biết nó.
Giờ đây, xã hội đã khác xưa. Lũ nhóc và tôi của ngày ấy đã lớn, mỗi đứa một nơi và chọn cho mình một lối đi riêng. Tôi lên thành phố để học. Cuộc sống lúc nào cũng hối hả, bon chen giữa dòng người tấp nập. Đôi lúc tôi thấy yếu lòng và chơi vơi. Những giờ phút đó, tôi nhớ đến quê. Tôi nhớ da diết một cuộc sống yên bình, không hối hả. Tôi khao khát được quay về tuổi thơ cho dù cuộc sống ngày ấy vô cùng thiếu thốn. Tôi yêu và nhớ lắm cái tuổi thơ chân đất.
Theo 24h
Cầu kỳ bánh ú nước tro
Để có cái bánh ú nước tro đẹp và trong, đòi hỏi sự nhọc công của người làm.
Hôm trước về quê, tôi tình cờ thấy người ta bán món bánh ú lá tre trên đường. Nói tình cờ vì hôm đó không phải là ngày mùng 5.5 âm lịch. Ngày tôi còn bé, ở quê tôi, món này chỉ có trong dịp tết Đoan Ngọ.
Vốn không phải là gia đình khá giả, nhưng mẹ tôi khá khéo tay biết làm nhiều món ngon nên khi có dịp lễ, tết, đám giỗ... là mẹ thường trổ tài. Trong số những món mẹ đã làm thì bánh ú nước tro là thứ cầu kì và cần sự khéo léo nhất.
Tôi còn nhớ rất rõ, cứ trước tết Đoan Ngọ vài tháng là mẹ phải mua những loại củi đặc biệt như: đước, mắm... về nấu bếp để lấy tro. "Tro những loại củi này có vị mặn, để tới tết "giữa năm" gói bánh cúng ông bà", mẹ giải thích khi tôi thấy mẹ gom tro cất giữ cẩn thận. Rồi trước tết khoảng một tháng mẹ lấy tro này đem ngâm vào khạp nước. Nước tro ngâm càng lâu thì màu vàng càng đậm. Lấy nước đó đem ngâm với nếp vài ba ngày tùy theo độ mặn của tro, để gói bánh.
Bánh ú nước tro càng nhỏ thì thể hiện người gói càng khéo tay - Ảnh: Đào Minh
Để có cái bánh ú nước tro đẹp, trong đến độ nhìn thấy nhân "lấp ló", đòi hỏi sự nhọc công của người làm. Vì trong nếp thường có lẫn gạo nên mẹ phải nhặt từng hạt gạo "phá đám" để bỏ ra. "Nếu để gạo bị lẫn vào nếp, bánh sẽ bị lợn cợn mất ngon", mẹ giải thích. Công việc này cũng kéo dài đôi ba tuần liền tùy theo lượng nếp nhiều hay ít.
Nước tro, nếp đã chuẩn bị xong mẹ quay sang chuẩn bị dây lạt, lá tre. Để bánh đẹp thì dây phải mảnh, nên mẹ thường chẽ từng cọng lạt theo ý mình. Còn lá tre loại to nhất cỡ 2 - 3 ngón tay người lớn, được mẹ rửa kỹ từng chiếc. Nhân dùng để làm bánh là loại đậu xanh được nấu chín, nghiền nhuyễn rồi ngào đường. Mẹ bảo "nhân phải có vị ngọt đậm đà và khô thì bánh mới ngon".
Những chiếc lá tre nhỏ nhắn, sợi lạt thanh mảnh bọc lấy những cái bánh trong ngần be bé, xinh xinh... tất cả sự khéo léo, tinh tế đều nằm trong đó. Thú vị là loại bánh này càng nhỏ thì thể hiện người gói càng khéo tay.
Nếp có độ trong vừa phải vì nếu trong ít thì không đẹp và trong nhiều quá thì bánh có hậu đăng đắng. Điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm của từng người.
Tôi nhớ nhiều người hàng xóm, bà con hay nhờ mẹ gói giùm vì bánh mẹ ngon hơn bánh ngoài chợ. Tình cờ thấy người ta bán bánh ú nước tro, thèm lắm nhưng tôi vẫn không mua vì lời nhận xét của những người hàng xóm ngày xưa vẫn văng vẳng bên tai: "Bánh mẹ con làm ngon hơn bánh chợ nhiều lắm". Tôi sợ đánh mất một ký ức tuổi thơ.
Theo ihay
Ký ức tuổi thơ đầy nước mắt của Cheryl Nữ ca sĩ xinh đẹp vẫn nhớ như in cái ngày định mệnh mà cả gia đình đang sống êm ấm của cô bỗng chốc tan nát.Trong cuốn tự truyện có tên My Story, Cheryl dành nhiều trang để nói về tuổi thơ khốn khó, không ít kỷ niệm ngọt ngào nhưng cũng rất cay đắng gắn liền với người anh trai Andrew...