Nhờ vắc xin, Anh ngăn được 24 triệu ca bệnh và 112.000 ca tử vong vì COVID-19
Để đối phó với COVID-19 trong mùa thu – đông sắp tới, Anh đã triển khai tiêm tăng cường mũi 3 cho người trên 50 tuổi và người dưới 50 tuổi nhưng có nguy cơ tử vong cao.
Giáo sư Jonathan Van-Tam (giữa) trong cuộc họp báo chung với các quan chức y tế và JCVI ngày 14-9 – Ảnh: REUTERS
Theo hướng dẫn được Liên ủy ban vắc xin và tiêm chủng Vương quốc Anh (JCVI) đưa ra ngày 14-9, mũi 3 nên dùng vắc xin COVID-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất, bất kể trước đó người dân đã được tiêm vắc xin gì.
Hướng dẫn trên trang web của Chính phủ Anh cho biết nếu không có sẵn vắc xin Pfizer/BioNTech, có thể thay thế bằng nửa liều vắc xin Moderna.
Trong trường hợp cá nhân nào đó không thể tiêm vắc xin công nghệ mRNA, chẳng hạn vì dị ứng, có thể sử dụng vắc xin công nghệ vector virus như AstraZeneca.
Video đang HOT
Theo JCVI, điều kiện trước tiên để được tiêm tăng cường là đã tiêm đủ 2 liều từ 6 tháng trước đó trở lên. Ngoài nhóm người trên 50 tuổi, những người từ 16-49 tuổi có nguy cơ tử vong hoặc trở nặng cao nếu mắc COVID-19 cũng được tiêm tăng cường.
Danh sách đối tượng này còn bao gồm nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc xã hội, người trưởng thành sống chung với người bị ức chế miễn dịch, người làm việc trong các cơ sở chăm sóc người già.
Giáo sư Jonathan Van-Tam, phó giám đốc y tế xứ England, ước tính chương trình tiêm chủng đã ngăn được 24 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 112.000 ca tử vong tính trên toàn Vương quốc Anh.
Theo ông Jonathan Van-Tam, chương trình tiêm tăng cường mũi 3 sẽ giúp người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường, trước mắt là an toàn trong mùa đông năm nay.
Ngày 14-9, Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid thông báo cơ quan này đã chấp nhận hướng dẫn của JCVI và sẽ bắt đầu triển khai tiêm tăng cường từ tuần tới.
Ông Javid cũng kêu gọi người dân nên tiêm cùng lúc vắc xin COVID-19 và vắc xin cúm để tăng mức độ bảo vệ trong mùa đông tới.
Theo JCVI, vắc xin cúm và vắc xin COVID-19 có thể được tiêm đồng thời và dung nạp tốt, không làm giảm hiệu quả bảo vệ.
“Đây có lẽ sẽ là mảnh ghép cuối cùng cho phép nước Anh chuyển sang giai đoạn đặc hữu (sống chung với virus)”, ông Nadhim Zahawi – quan chức phụ trách chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 – nói với Đài BBC về việc tiêm tăng cường.
“Tôi hy vọng vào năm tới và các năm sau đó, chúng ta có thể đối phó với virus SARS-CoV-2 bằng chương trình tiêm chủng định kỳ như đang làm với bệnh cúm”, ông Zahawi nêu quan điểm ngày 14-9.
Việc triển khai tiêm tăng cường mũi 3 đã trở thành vấn đề gây tranh cãi trong bối cảnh nhiều quốc gia khác vẫn chưa có đủ vắc xin COVID-19 tiêm cho những người dễ tổn thương nhất.
Tuy nhiên, chính quyền các nước triển khai tiêm tăng cường cho rằng họ cần bảo vệ công dân của mình, đặc biệt là các nhóm dễ tử vong vì COVID-19.
“Với tư cách là những người hoạt động trong lĩnh vực y tế công cộng, chúng tôi hiểu điều quan trọng là cả thế giới cần được tiếp cận vắc xin. Không ai trong chúng ta được an toàn hoàn toàn cho đến khi tất cả mọi người đều được tiếp cận với vắc xin. Tuy nhiên, công việc chúng tôi được giao phó là xác định điều gì tốt nhất cho Vương quốc Anh”, ông Jonathan Van-Tam giãi bày trong họp báo ngày 14-9.
Số ca mắc mới ở vùng England tăng trở lại sau 1 tuần dỡ bỏ hạn chế
Số liệu khảo sát công bố ngày 30/7 tại Anh cho thấy, sau khi chính phủ nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19, số ca mắc mới ở vùng England đã tăng hơn 15% trong tuần gần nhất khi dữ liệu được thu thập.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kết quả khảo sát của Cơ quan Thống kê quốc gia (ONS) của Anh, trong tuần kết thúc ngày 24/7, số ca mắc mới COVID-19 ở England đã tăng khoảng 114.500 ca (15,4%) lên 856.200 ca.
Con số này ngược với số liệu do Bộ Y tế công bố về số ca xét nghiệm mỗi ngày, trong đó ghi nhận số ca dương tính giảm đáng kể trong tuần. Các chuyên gia cho rằng con số mà ONS đưa ra đáng tin cậy hơn khi được thu thập trên cơ sở ngẫu nhiên, và việc xét nghiệm hằng ngày không hiệu quả trong phát hiện ca nhiễm mới.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chênh lệch về số ca nhiễm theo thống kê của Bộ Y tế và ONS, trong đó có việc kỳ nghỉ hè đã bắt đầu nên hoạt động xét nghiệm hàng loạt cho học sinh đã tạm dừng. Trong khi đó, số ca mắc mới cũng tăng ở Wales và Bắc Ireland, song giảm ở Scotland. Ba vùng này cũng đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhưng với tiến độ chậm hơn so với vùng England.
Chính phủ Anh đã dỡ bỏ tất cả biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng để chống dịch COVID-19 tại vùng England từ ngày 19/7. Theo đó, các hộp đêm được mở cửa trở lại và những cơ sở kinh doanh trong nhà khác được phép hoạt động đủ công suất. Các quy định bắt buộc đeo khẩu trang và làm việc tại nhà cũng được dỡ bỏ. Các chuyên gia cảnh báo việc dỡ bỏ các quy định phòng dịch sẽ dẫn đến số ca mắc mới COVID-19 gia tăng, thậm chí có thể lên mức cao kỷ lục 100.000 ca/ngày do biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh.
Từ ngày 10/8 tới, chính phủ Anh cho phép những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine sẽ không phải tự cách ly 10 ngày nếu có tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, yêu cầu tự cách ly đang được áp dụng với hàng triệu người hiện nay đang gây tình trạng thiếu nhân lực trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Pháp, Anh thắt chặt các biện pháp chống dịch COVID-19 Ngày 17/7, Pháp tuyên bố sẽ yêu cầu những người đến từ một số quốc gia châu Âu mà chưa tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi đến. Trong một tuyên bố, Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết quy định này áp dụng...