Nhớ thương rau càng cua
Bao lâu rồi xa quê, tưởng chừng như đã quen với khẩu vị ăn uống của người thành phố. Ấy vậy mà sao chiều nay, chỉ một đĩa rau càng cua đã gợi nhớ trong tôi bữa cơm giản dị ở quê đến thế. Hóa ra, có những điều tưởng như đơn giản vậy mà lại là một góc “hồn quê” mát lành cho ta sự bình yên giữa xô bồ phố thị.
Xanh mơn mởn những đám rau càng cua
Ở quê tôi, rau càng cua không phải là cao lương mỹ vị. Tại cái xứ sở trung du này, người dân quanh năm gắn bó với ruộng đồng, nương rẫy, nên rau càng cua khá quen thuộc. Thứ cây thân mềm, thường bám vào chân tường, bờ đá, dọc theo bờ rào, trông mảnh mai đến thế mà có sức sống phi thường. Chẳng cần phải chăm bón nhiều, dù trời mưa hay nắng, vẫn xanh mơn mởn nhất là trong những ngày tiết trời vào xuân ấm áp. Vì thế bữa cơm tháng Giêng hàng ngày của người dân quê tôi lại có thêm những món ăn giản dị, đơn sơ từ càng cua.
Video đang HOT
Rau đem về nhặt bỏ rác, rửa nhẹ tay tránh khỏi dập lá, để cho ráo. Chỉ cần chút giấm hòa với gia vị sao cho dịu rồi bóp nhẹ vào càng cua; hành phi, trộn với tôm khô, đậu phộng rang…trộn tất cả với rau đã bóp giấm và nêm nếm cho vừa ăn. Vậy là đã có một đĩa càng cua trộn ngon lành cho bữa cơm.
Ngoài ra, rau càng cua còn trộn chung với các loại rau khác như rau sam, rau thơm… và chấm với nước cá kho hay thịt kho. Chính vị chua chua của loại rau này khi chấm với nước kho mặn sẽ tạo cảm giác rất ngon miệng.
Đĩa rau càng cua trộn
Theo kinh nghiệm người quê tôi, càng cua không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng mà còn là vị thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khử phong, hoạt huyết, đau nhức xương khớp, sốt rét…… Một bí quyết cho các anh, các bác khi đi rừng bị rắn cắn hay người bị nhọt lở, chấn thương sưng đau lấy một ít lá càng cua non, nhai nhỏ và đắp lên vết thương.
Mùa này, trong cái nắng xuân chan hòa, có lẽ càng cua quê tôi đã mọc nhiều. Không biết có còn đứa trẻ nào giống như tôi ngày xưa, thích xách giỏ quanh vườn nhà tìm nhặt rau càng cua rồi đến khi đi xa, lại nhớ đến quay quắt vị ngọt thanh nhẹ của đĩa rau càng cua.
Theo Lao Động
Lá lốt chữa mồ hôi chân tay và viêm âm đạo
Sự phiền toái do ra nhiều mồ hôi ở tay chân sẽ giảm đáng kể nếu bạn thường xuyên ngâm chân tay bằng nước lá lốt.
Trị bệnh kiết lỵ: Lấy một nắm lá lốt sắc với 300 ml nước, chia uống trong ngày.
Trị bệnh tổ đỉa ở bàn tay: Lấy một nắm lá lốt, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt, uống hết một lần, còn bã cho vào nồi, đổ ba bát nước đun sôi kỹ. Vớt bã để riêng, dùng nước thuốc lúc còn ấm rửa vùng tổ đỉa, lau khô rồi lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 - 2 lần, liên tục 5 - 7 ngày sẽ khỏi.
Trị chứng đau nhức xương khớp: Lấy 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.
Hoặc lấy 15 gr lá lốt, 15 gr rễ cây vòi voi, 15 gr rễ cây cỏ xước, 15 gr rễ cây bưởi, thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600 ml nước còn 200 ml, uống ba lần trong ngày. Uống liền trong một tuần. Hoặc lấy 5 - 10 lá lốt phơi khô hay 15 - 30 gr lá lốt tươi, sắc kỹ với nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày. Uống liền một tuần.
Trị viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư: Lấy 50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi thì bớt lửa sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước, để lắng trong, dùng rửa âm đạo. Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm
Theo Đất Việt
Vô vọng tìm trầm: Tỉnh giữa rừng, thấy ngủ chung với rắn "Hơn hai tuần, cả đoàn 21 người lang thang trong rừng tìm trầm mong "phát tài". Thế nhưng 3 người bị sốt rét nặng, các thành viên trong đoàn thay nhau ốm... Cả đoàn phải ăn rau rừng chống đói" - Ông Mai Xuân Long kể lại. "Bệnh tật thì ai cũng mắc" Ông Mai Xuân Long (làng Sơ Ró - xã Sơ...