Nhờ “phao cứu sinh”, 124 ngàn hộ dân ở 1 tỉnh miền Tây thoát nghèo
Trong 15 năm qua, trong số hơn 471.000 lượt hộ nghèo, hộ chính sách ở tỉnh Sóc Trăng (một tỉnh ven biển ở miền Tây chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu – BĐKH) được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH), trong đó đã có 124.000 hộ thoát nghèo.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Sóc Trăng, thực hiện theo Nghị định 78 của Chính phủ, trong 15 năm qua, nơi đây đã cho hơn 471.000 lượt hộ nghèo, hộ chính sách được vay vốn ưu đãi, theo đó có 124.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo.
Người dân xã Thuận Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng phát triển sản xuất (Ảnh: Báo Sóc Trăng)
Nguồn vốn của ngân hàng được người sử dụng trong việc thực hiện các mô hình như chăn nuôi (heo, trâu, bò thịt, dê, gà thả vườn, cá, tôm), trồng trọt (cam quýt, trồng màu, rau sạch) hay mua bán, sản xuất kinh doanh nhỏ. Nhờ động viên, giám sát cũng như hướng dẫn chu đáo từ chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn nên các mô hình trên mang lại hiệu quả kinh tế cao mặc dù chịu ảnh hưởng nặng của BĐKH. Từ đó người dân trả vốn đúng hạn, quay vòng vốn nhanh.
Một buổi bình xét hộ nghèo được vay vốn ưu đãi
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Dương Đình Lạng – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng nói: “Thời gian qua, đời sống người dân Sóc Trăng, đặc biệt là hộ nghèo, hộ chính sách còn nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn rất lớn, kéo theo tệ nạn cho vay nặng lãi nhiều. Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ của Ngân hàng CSXH, đã dần khắc phục được tình trạng trên, tạo thêm công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động ở địa phương, từ đó có rất nhiều hộ đã thoát nghèo”.
Ông Dương Đình Lạng – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng
Cũng theo ông Lạng, trong 15 năm qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng đã triển khai cho vay 14 chương trình tín dụng mới theo chỉ định của Chính phủ và một số chương trình do UBND tỉnh, huyện ủy thác thực hiện… với tổng doanh số cho vay đạt trên 5.627 tỷ đồng.
Video đang HOT
“Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, chất lượng tín dụng là yếu tố hàng đầu được Chi nhánh ngân hàng CSXH tỉnh quan tâm, nhờ vậy, đến nay tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh còn 6,67%, giảm gần 3 lần so với khi mới thành lập. Trong đó, nợ quá hạn chiếm 4,58%, nợ khoanh chiếm 2,08% (giảm trên 3 lần so với 15 năm trước)” – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng nói.
Theo lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sóc Trăng, không phải lúc nào việc cho vay và thu hồi vốn cũng “thuận buồm xuôi gió”. Do điều kiện khách quan, đợt hạn mặn khốc liệt trong thời điểm đầu năm 2016, Sóc Trăng đã có gần 30.000 hộ bị ảnh hưởng, hơn 24.000 ha lúa, màu, mía bị thiệt hại với tổng giá trị thiệt hại của bà con lên tới gần 1.000 tỷ đồng. Trong số này, đã có hàng chục ngàn hộ đang phải vay vốn ngân hàng đầu tư cho nuôi trồng, sản xuất bị mất trắng hoặc thiệt hại nặng, nhiều hộ lâm vào cảnh khó khăn.
“Bị thua lỗ, không có vốn để tái đầu tư, tái sản xuất nên số nợ đọng, nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao nên buộc chi nhánh Ngân hàng phải khoanh nợ, giãn nợ… Rất may, một năm khó khăn đã qua, sản xuất, kinh doanh đã thuận lợi trở lại, bà con bây giờ đã khắc phục những khoản nợ cũ, tình hình kinh doanh hoạt động của Chi nhánh cũng đang trong chiều hướng tốt lên nhiều” – ông Lạng nói thêm.
Sau 15 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sóc Trăng hiện đạt con số hơn 3.015 tỷ đồng (tăng 2.962,4 tỷ đồng, tức tang gấp 56 lần so với 15 năm trước).Phát huy những kết quả đạt được trong 15 năm qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Sóc Trăng quyết tâm phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng sẽ có 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn.Nguồn vốn sẽ ưu tiên đầu tư cho các đơn vị còn nhiều hộ nghèo, cận nghèo, xây dựng nông thôn mới, các chương trình mới,…Bên cạnh đó, cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời các tồn tại phát sinh để ngày càng phát huy hiệu quả hoạt động.
Theo Danviet
Người đàn ông hơn 15 năm trèo cây thốt nốt lấy nước ở miền Tây
Ông Nguyễn Văn Lợi (xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) trèo cây thốt nốt lấy nước nấu đường để nuôi gia đình hơn chục năm qua.
Thức dậy từ 6h, ông Nguyễn Văn Lợi, 45 tuổi (ở ấp Phú Nhất, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) bắt đầu công việc trèo lên những ngọn cây thốt nốt cao để lấy nước làm đường.
"Tôi học nghề từ anh trai, hơn 15 năm rồi. Ăn cơm dưới đất, mần việc trên trời. Trước đây, 10 người thì 8 người trong ấp theo nghề, giờ nhiều người bỏ nghề vì nguy hiểm", ông Lợi nói.
Theo ông Lợi, những người trèo cây thốt nốt không có đồ bảo hộ lao động hỗ trợ. Đồ nghề chỉ có con dao, chiếc kẹp tre và những chiếc chai nhựa.
"Để leo lên những ngọn cây cao hơn chục mét, chúng tôi phải buộc những cây tre khô vào thân cây, rồi bám các đốt tre để trèo lên. Nghề này, một chút sơ sẩy là gặp chuyện liền", ông Lợi nói.
Bàn tay chai sần của ông Lợi sau nhiều năm hành nghề. "Lúc nào chúng tôi cũng chỉ ao ước có một chiếc thẻ bảo hiểm để phòng thân. Năm ngoái, tôi bị té khi trèo, gãy hai xương sườn, nhưng còn may so với những anh em khác bị gãy chân, gãy tay phải bỏ nghề và đổ nợ", ông Lợi kể.
Vào mùa thu hoạch thốt nốt, ông Lợi có thể trèo 30-60 cây mỗi ngày từ sáng đến chiều. "Tùy sức người, như tôi bây giờ mỗi ngày mần được khoảng 20-30 lít nước thốt nốt, kiếm được 400.000-500.000 đồng một ngày, còn lúc yếu chỉ 200.000-300.000 đồng", ông Lợi cho biết.
Vừa leo lên ngọn, thấy thốt nốt trổ buồng, ông Lợi dùng dao cắt. Từ chỗ cắt (cuống), nước trong cây chảy vào chiếc chai nhựa được đặt sẵn. Ông Lợi cho biết, phải mất một đêm, nước mới chảy đầy chai.
Ông treo những chai đựng nước thốt nốt vào thân cây để tránh bị dính cát, bụi.
Người đàn ông có biệt danh "Lợi thốt nốt" chăm chú quan sát hàng cây trước khi trèo. Gia đình ông đang thuê 30 cây trong ấp để làm đường thốt nốt.
Ông rót nước thốt nốt cho một vị khách thử vị ngọt, trước khi mua về nấu đường.
"Ngày nào cũng thế, cứ lấy đủ 30 lít nước tôi quảy gánh đem về nhà nấu đường, rồi đem bán cho các xưởng lớn trong ấp", ông chia sẻ.
Lò làm đường của gia đình ông Lợi. Bà Kim Thị Hồng Hoa, vợ ông cho biết bình quân cứ 6-7 lít nước sẽ cho ra một kg đường thành phẩm.
Từ 11h đến 12h là thời gian ông Lợi quây quần cùng gia đình bên bữa cơm trưa và nghỉ ngơi để lấy sức làm việc.
"Gia đình tôi phải mần lúa thêm. Mần thốt nốt thôi không đủ vì nhà bốn người, ba đứa nhỏ lại đang tuổi ăn tuổi học. Còn sức thì phải ráng thôi", ông Lợi giãi bày.
Thành Nguyễn
Theo VNE
Thủ tướng: Phát triển ĐBSCL thuận tự nhiên, chống can thiệp thô bạo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ sẽ có Nghị quyết phát triển ĐBSCL, đồng thời yêu cầu phải giải ngân một tỷ USD cho vùng đất này. Chiều 27/9, sau hai ngày làm việc với hàng trăm ý kiến, giải pháp của các chuyên gia, lãnh đạo địa phương, bộ ngành đóng góp triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến...