Nhờ nông nghiệp, VN ít ảnh hưởng về suy thoái và khủng hoảng tài chính
Đó là nhận định của ông Lại Xuân Môn – Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) – trong chuyến công tác tại các doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho phát triển nông nghiệp trong chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM.
Sáng nay (21.6), đoàn công tác của T.Ư Hội NDVN do Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn dẫn đầu đã về thăm và làm việc tại Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo).
Tại buổi làm việc, ông Lê Cự Tân – Chủ tịch HĐQT PVFCCo – cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây cũng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như: Biến đổi khí hậu khiến người nông dân giảm đầu tư cho ruộng vườn; cạnh tranh từ các DN nước ngoài khi thuế suất nhập khẩu chỉ 0%; tình hình phân bón giả tràn lan trên thị trường…
Công ty PVFCCo tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn và Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Hồng Lý.
Dù vậy, với quãng thời gian hơn 12 năm xây dựng và trưởng thành, PVFCCo đã khẳng định được thương hiệu của mình với người nông dân khắp cả nước.
“Hiện tại, hệ thống sản xuất Ure của PVFCCo đã khấu hao hết nên có thể tự tin cạnh tranh về giá cả với bất cứ DN cùng ngành nào. Đặc biệt, chúng tôi là đơn vị đứng đầu trong hệ thống chế biến khí với khoảng gần 50% cán bộ khai thác sử dụng công nghệ khí của các đơn vị khác đều do chúng tôi đào tạo và cung cấp” – ông Tân nói.
Đánh giá cao nỗ lực vượt khó của PVFCCo, Chủ tịch Lại Xuân Môn cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, công ty vẫn giữ vững và duy trì tăng trưởng sản xuất kinh doanh mức cao; đảm bảo việc làm, thu nhập cho hơn 1.500 cán bộ công nhân viên và người lao động là điều hết sức đáng trân trọng.
Chủ tịch Lại Xuân Môn phát biểu ý kiến tại buổi gặp gỡ.
Video đang HOT
Đặc biệt, thay mặt cho T.Ư Hội và người nông dân khắp cả nước, ông Môn ghi nhận và cảm ơn những nỗ lực, đóng góp của PVFCCo với các hoạt động an sinh xã hội, hỗ trợ bà con nông dân cả nước, cũng như phối hợp hoạt động cùng T.Ư Hội và các hội viên trong những năm qua.
Ông Môn cho rằng, nông dân là lực lượng đã có đóng góp rất lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khi suy thoái kinh tế, khủng hoảng tài chính toàn cầu, nông nghiệp luôn là trụ đỡ, hỗ trợ đắc lực cho công nghiệp và dịch vụ. Nhờ nông nghiệp, Việt Nam ảnh hưởng rất ít về suy thoái và khủng hoảng tài chính so với các nước khác.
“Hiện nay, nông nghiệp – nông dân vẫn đảm bảo cho đất nước ổn định, góp phần đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh. Là tổ chức chính trị xã hội của giai cấp ND, Hội NDVN mong muốn PVFCCo nói riêng, các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón nói chung, tiếp tục đồng hành với bà con ND bằng việc cung ứng các sản phẩm phân bón chất lượng và có chính sách hỗ trợ tốt nhất giúp bà con có thêm động lực an tâm sản xuất” – ông Môn nhấn mạnh.
Tiếp thu các ý kiến của Chủ tịch Lại Xuân Môn, Chủ tịch HĐQT PVFCCo Lê Cự Tân bày tỏ, là DN sản xuất kinh doanh phân bón có uy tín hàng đầu tại khu vực miền Nam, PVFCCo đã sản xuất và cung ứng cho đồng ruộng Việt Nam hàng chục triệu tấn phân bón các loại, sát cánh cùng ND cả nước làm nên những cánh đồng tươi tốt, những mùa vàng bội thu. Dù vậy, PVFCCo vẫn duy trì mục tiêu tăng trưởng tốt nhất, không chỉ đảm bảo cuộc sống của đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức của tổng công ty mà bên cạnh đó sẽ tìm ra các giải pháp kinh doanh tốt nhất để góp phần giảm giá thành sản phẩm cho ND.
Chủ tịch Lại Xuân Môn tặng tranh kỷ niệmcho Chủ tịch HĐQT PVFCCo Lê Cự Tân (bên phải).
“PVFCCo cam kết thời gian tới sẽ nỗ lực nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm phân bón có chất lượng tốt nhất, đưa ra những phương pháp chăm sóc cây trồng hiệu quả nhất với giá thành tốt nhất để giúp bà con tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh khi tham gia chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh hội nhập như hiện nay” – ông Tân khẳng định.
Theo Danviet
Nơi hội tụ nông nghiệp công nghệ cao
Không chỉ thu hút kỹ thuật tiên tiến, tỉnh Lâm Đồng còn là nơi nuôi dưỡng khát vọng cách tân và những người muốn thử sức trong lĩnh vực nông nghiệp sạch
Sau hơn 10 năm triển khai, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng được đánh giá đi đầu cả nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Cơ hội thoát nghèo
Ông Nguyễn Công Thừa (44 tuổi), Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào (TP Đà Lạt), thuật lại: "Gắn bó với nghề trồng rau từ thuở nhỏ bởi đây là nghề nuôi sống gia đình tôi. Lúc đó, do sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật chủ yếu theo truyền thống nên năng suất và chất lượng thấp, cuộc sống gia đình bấp bênh. Để thoát nghèo, năm 1999, tôi vận động 3 người bạn hùn vốn thành lập tổ liên kết sản xuất trên diện tích 7 ha".
Đeo bám đến năm 2004, khi ngành chức năng địa phương triển khai chương trình sản xuất rau an toàn, ông Thừa vận động, thu hút thêm xã viên. Vậy là HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào ra đời, sản xuất theo công nghệ mới với 100 triệu đồng vốn và 12 ha đất.
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng
Sau thời gian vất vả tiếp cận kỹ thuật mới, thành công nối tiếp thành công, nhiều doanh nghiệp ở TP HCM tìm đến HTX Anh Đào ký hợp đồng mua rau sạch. Đến nay, với gần 100 ha đất sản xuất, hơn 50 sản phẩm rau các loại sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, mỗi năm, HTX Anh Đào cung cấp từ 50.000-60.000 tấn rau cho thị trường trong và ngoài nước, doanh thu bình quân hơn 150 tỉ đồng, riêng năm 2015 đạt hơn 200 tỉ đồng. Đây là HTX đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được cấp chứng nhận thương hiệu "Rau Đà Lạt".
Thấy Lâm Đồng hội tụ đủ yếu tố để phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên nhiều người tìm đến, trong đó có cả người nước ngoài.
Điển hình là việc 2 người Nhật chọn xã Lát, huyện Lạc Dương xây dựng "làng thần kỳ", biến vùng đất khô cằn thành khu vực sản xuất rau sạch cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cuối năm 2013, hai ông Masahito và Takaya Hanaoka thông qua kết nối của một quỹ đầu tư đã đến Lâm Đồng xây dựng "làng thần kỳ" và hình thành Công ty An Phú Lacue.
Đại diện Công ty An Phú Lacue cho biết năm 2014, công ty trồng thử nghiệm 13 giống rau trên diện tích 5.000 m2, trong đó chủ lực là giống xà lách Mỹ. Sau nhiều vất vả ban đầu, đến nay, diện tích nâng lên gần 20 ha trồng xà lách, bắp cải, bó xôi, dâu tây, dưa lưới..., bán khắp cả nước.
Thạc sĩ kinh tế nông nghiệp Siebe Van Wijk (Hà Lan) - Giám đốc Công ty Fresh Studio, gắn bó với nghề trồng rau công nghệ cao ở Đà Lạt - nhìn nhận nếu tiếp cận được thêm giống cây trồng hợp pháp của thế giới, sản phẩm rau sạch của Lâm Đồng còn có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Không chỉ người nước ngoài, Việt kiều từ nhiều nước cũng đổ về Lâm Đồng làm nông nghiệp hữu cơ.
Trồng rau trên... trời
Hiện nay, thủy canh là phương pháp trồng rau phổ biến ở Lâm Đồng với hàng trăm hecta. Theo đó, rau được trồng trên ống nhựa, bên trong chứa dưỡng chất, treo lơ lửng trên không. Khi đến kỳ thu hoạch, chỉ cần kéo rau ra khỏi ống thủy canh, cắt bỏ bộ rễ, đóng gói và đưa đi tiêu thụ.
Ngoài ra, nhiều trang trại, nhà vườn còn áp dụng các công nghệ cao khác nhằm cho ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, như trồng rau trên giá thể (ớt ngọt, cà chua, dâu tây), trồng rau hữu cơ của một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Đà Lạt GAP, Công ty Fresh Studio, HTX Tân Tiến, HTX Anh Đào, HTX Trung Tín, Công ty Liên doanh Organik Đà Lạt...
Thạc sĩ Lê Thị Thanh Nga, Trưởng Phòng Phân tích Kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết sản phẩm rau thủy canh hầu như không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và các vi sinh vật gây hại cho đường ruột như E.coli, coliform, nitrat... nên khá an toàn cho sức khỏe người dùng.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 33 cơ sở sản xuất rau được cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm với tổng diện tích 201 ha, sản lượng hơn 7.000 tấn/năm. Ngoài ra, 82 cơ sở được cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích 678,6 ha, sản lượng 1.263 tấn/năm; 5 cơ sở theo tiêu chẩn GlobalGAP và Organik với tổng diện tích 22 ha, sản lượng 543 tấn/năm.
12.500 ha rau sạch vào năm 2020
Theo quy hoạch, đến năm 2020, diện tích trồng rau an toàn của Lâm Đồng tập trung tại TP Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng với tổng diện tích 12.500 ha, gần 80% tổng diện tích rau cả tỉnh. Trong đó, nhóm có quả (cà chua, ớt, dưa chuột...) 3.375 ha, rau lá (bắp cải, cải xanh, bó xôi...) 6.000 ha, rau ra hoa (súp lơ, atisô...) 625 ha và rau củ (khoai tây, dền, cà rốt...) 2.500 ha với tổng vốn đầu tư hơn 600 tỉ đồng.
Bài và ảnh: ĐÌNH THI
Theo_Người lao động
Thể hiện vai trò đại diện, thúc đẩy nhanh sự đổi mới Những vấn đề, thông tin đề cập trong loạt bài thể hiện được phần nào vai trò, trách nhiệm của Hội NDVN cũng như phản ánh cơ bản quá trình đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội ND nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình hình mới Trao đổi với...