Nhớ món lươn nướng của ngoại
Miếng lươn chín vàng, thơm lừng, chấm với nước mắm vừa chua ngọt lại cay cay… chao ôi, sao ngon đến thế!
Đã lâu lắm rồi chẳng được ăn món lươn nướng ngày nào của ông ngoại. Còn nhớ, khi ông còn sống, ông thường đi bắt lươn nhất là những ngày mưa ông bảo lươn mới nhiều.
Trong gia đình chẳng ai chế biến các món từ lươn ngon miệng như ông ngoại. Trong các món lươn được thưởng thức từ đôi tay khéo léo của ông, tôi thích nhất món lươn nướng.
Mùi thơm nức cùng với màu vàng ngậy của miếng lươn nướng khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi.
Khi đã có một mẻ lươn béo, ông còn chuẩn bị khá nhiều gia vị cũng như thực phẩm đi kèm để chế biến món này. Nào là nghệ, mỡ khẩu lợn, riềng, dầu, tỏi khô, mẻ, lá chanh, lá lốt cùng với nước mắm, muối, đường, chanh, ớt, hạt tiêu, rau thơm và lá hẹ.
Ông dạy cho tôi cách làm lươn vừa sạch lại vừa nhanh bằng cách cho chúng vào nồi, xát muối khoảng 5 đến 10 phút. Khi lươn chết, vớt ra, dùng các loại lá có độ ráp như lá mướp, lá bí ngô, hoặc rơm khô tuốt sạch nhớt từng con và rửa kỹ. Hoặc có thể dùng giấm hay chanh, quất để rửa hết nhớt, giúp thịt lươn sạch, rất thơm. Sau đó, dùng dao nhọn hoặc tre nứa vót nhọn chọc vào rốn lươn, róc ngược từ đuôi lên đầu, móc bỏ ruột. Ông còn dặn kỹ, khi lươn đã mổ không được rửa lại bằng nước vì như thế thịt sẽ tanh. Chỉ nên dùng giấy sạch hoặc khăn mềm thấm khô lươn là được.
Khi đã lạng lấy thịt, thái miếng lươn bằng nửa bao diêm, rắc ít muối, tỏi, riềng, nghệ (đã giã) bóp kỹ, ướp 15 phút. Tiếp đó cho nước mẻ, đường, nước mắm vào trộn đều ướp thêm 15 phút nữa. Mỡ khẩu lợn rửa sạch, thái miếng mỏng.
Video đang HOT
Khâu cuối cùng cho lươn lên nướng, xếp các miếng lươn đã tẩm ướp lên vỉ nướng hay cặp bằng que tre tươi, rắc lá chanh, hạt tiêu và đặt các miếng mỡ phần vào giữa, úp thêm các miếng lươn lên trên. Cặp vỉ lại đem nướng trên than hoa cho các miếng lươn chín vàng.
Khi nướng thỉnh thoảng bôi mỡ nước lên thịt lươn, lật đi lật lại thật đều cho chín kỹ, bóng mỡ và thơm. Nướng xong gỡ chả lươn ra đĩa, ăn nóng chấm nước mắm pha đường, chanh, ớt, tỏi vừa chua vừa ngọt. Ăn kèm với rau xà lách, rau thơm, lá hẹ, lá lốt non.
Chỉ nói đến đây thôi, tôi đã thấy mùi thơm đang lan tỏa quanh mình. Còn nhớ, vừa thưởng thức lươn nướng thơm nức, ông ngoại vừa nói thêm lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường dương khí, giúp máu huyết lưu thông, giảm trừ phong thấp, đau nhức xương sống, chữa bệnh suy dinh dưỡng… Rất tốt cho sức khỏe, cháu nên ăn nhiều vào.
Thế mà đã sáu năm nay, từ ngày ông ngoại mất, chẳng ai trong nhà nướng lươn ngon như ông.
Theo Lao Động
Lươn xứ Nghệ và món ăn Tây Bắc giữa Sài Gòn
Đã quá quen thuộc với những món ăn Tây mùa lễ Giáng Sinh và tiệc cuối năm thường niên, bạn muốn quay trở lại thưởng thức những món ăn đậm chất Việt với mùi vị dân dã đặc trưng. Quán Bàu sẽ không làm bạn thất vọng.
Quán ăn nằm trong một con hẻm trên đường Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), là một địa chỉ lý tưởng cho những ai những ai thích ăn món lươn và món ăn Tây Bắc. Quán Bàu khang trang, các món ăn cũng rất ngon miệng. Không gian trong quán nhỏ nhưng trang nhã, ấm cúng. Dãy bàn ghế gỗ được sắp xếp thành hai hàng ngăn nắp. Phía trên mỗi bàn đều được trang trí một chiếc đèn bọc vải gam màu đỏ cam ấm áp. Ánh sáng trong quán vàng rực, tạo cảm giác ngon miệng cho thực khách khi đến thưởng thức tại đây.
Những miếng lươn vàng ruộm hấp dẫn.
Đặc sản ở đây là các món lươn với thực đơn đa dạng như cháo lươn, bún chả lươn, lươn xào xả ớt, súp lươn bánh mì, chả lươn cuốn lá lốt, lươn đùm lá chuối, lẩu lươn... Một thực đơn chuẩn khi đến ăn ở đây gồm khai vị bằng món gỏi lươn bóp chuối với những miếng lươn cắt nhỏ được chiên vàng rộm, rau chuối bóp thấu với các loại gia vị kèm bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt. Sau đó đến món lươn nướng muối ớt, tiếp theo là lươn đùm lá chuối ăn kèm với bánh mì hoặc bún tươi.
Hấp dẫn nhất là món lươn nướng muối ớt. Sẽ mất khoảng 20 phút để đầu bếp thực hiện món này cho bạn. Đĩa lươn được dọn lên cùng với nước mắm nguyên chất và ớt xanh kèm theo một đĩa muối ớt hột và chanh. Từng miếng lươn được tẩm ướp gia vị thấm đều nướng vàng rộm thơm lừng, hơi cay một chút vì có vị thơm nồng của sa tế, làm nổi bật vị lươn. Món này ăn kèm với rau răm và chấm ngon nhất với muối ớt chanh.
Lẩu lươn.
Ngoài ra, ở đây còn nổi tiếng với món lẩu lươn rất ngon khi nước lẩu được làm từ chanh dây, ăn chung với cả dưa chua, đậu hũ, rau và trứng... Nước lẩu độ chua vừa phải, một chút ngọt rất thanh, cùng lươn tươi và những phụ liệu như đậu hũ và dưa chua càng làm món ăn thêm hấp dẫn. Bạn có thể thưởng thức từng miếng lươn được nấu trong nước súp thơm lừng chấm với nước mắm nguyên chất và ớt xanh, ăn kèm củng bún tươi. Những ngày lạnh mà đến đây ăn món lẩu lươn này thì thật tuyệt.
Đến quán Bàu, ngoài những đặc sản về lươn nổi tiếng bạn còn có thể thưởng thức những món ăn đến từ miền Tây Bắc với nhiều tên gọi rất "dân tộc" miền bắc như bò gác bếp Sơn La ăn chung với xôi nướng Mai Châu, thịt lợn xông khói Mù Căng Chải, pịa lòng bò Mường Lát, chân giò muối xông khói Sơn la, gà cắp nách nướng Mường Hun...
Chân giò muối xông khói.
Món được các bạn trẻ yêu thích là chân giò muối xông khói Sơn La ăn cùng với xôi nướng Mai Châu. Chân giò được muối, sau đó chiên giòn và xông khói. Vị mặn vừa phải trong từng thớ thịt săn chắc và lớp da vàng rượm. Ăn cùng với xuôi nướng bùi bùi cùng muối vừng nữa thì thật tuyệt. Đặc sản tại Bàu chắc hẳn sẽ làm vừa lòng những thực khách khó tính tính nhất.
Ngoài là một nhà hàng, buổi trưa ở đây, bạn có thể gọi cơm trưa văn phòng với thực đơn thay đổi mỗi ngày và giá cả phải chăng... Một buổi trưa nào đó, có thể khi đã chán ăn cơm, bạn cũng có thể tự thưởng cho mình một tô miến lươn hoặc cháo lươn thì còn gì bằng.
Cùng đến thưởng thức và khám phá Bàu nhé!
Địa chỉ : Địa chỉ: 66/7 Phạm Ngọc Thạch, Q.3, TP HCM.
Quỳnh Mây
Theo Bưu điện Việt Nam
Miến lươn - Hà Nội Ngày nay, việc chế biến và thưởng thức món miến lươn đã khác xưa rất nhiều. Miến lươn Hà Nội xưa được sắp vào bát nhỏ, thường là bát chiết yêu (loại bát chôn nhỏ, miệng loe) miệng bát chỉ lớn hơn bát n cơm một chút. Miến rửa sạch đã trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn mầu...