Nhờ mẹ canh đồ khi đi cà phê một mình nhưng cốc nước mới là thứ quan trọng nhất, dân tình gật gù khi biết sự thật đằng sau
Nếu thường xuyên đi cà phê, ăn uống một mình thì có lẽ đây là một trong những kiến thức quan trọng để bạn bảo vệ bản thân mình.
Đi cà phê từ lâu đã là thói quen không thể thiếu của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Đến bất kỳ quán cà phê nào bạn đều có thể thấy, không chỉ có những nhóm bạn tụm năm tụm ba ngồi hàn huyên mà cũng có nhiều bạn trẻ ưa thích đi cà phê một mình. Bởi quán cà phê là một trong những địa điểm lý tưởng để nhiều người có thể vừa ngồi học tập, làm việc và “chill” một mình.
Hiện nay, các bạn trẻ có xu hướng làm việc ở quán cà phê
Mới đây, trên mạng xã hội một bạn nữ đã chia sẻ câu chuyện khi đi cà phê một mình khiến bao người ngỡ ngàng với thông điệp đằng sau. Cụ thể, khi đang ngồi học và nói chuyện cùng mẹ qua video call, cô gái muốn đi vệ sinh nên đã nhờ mẹ trông đồ đạc hộ. Thế nhưng mẹ cô gái lại nói cốc nước mới là thứ quan trọng nhất.
Dòng chia sẻ khá mới lạ của cô nàng (Ảnh: Kback.2796)
Đoạn clip sau khi được đăng tải đã nhận được sự chú ý của đông đảo cộng đồng mạng. Có thể, ai cũng sẽ ngơ ngác đặt dấu hỏi chấm khi thứ quan trọng nhất ở đây lại là cốc nước chứ không phải chiếc laptop hay cặp sách.
Bên dưới phần bình luận, không ít người cho rằng việc mẹ cô gái trông ly nước là do sợ trẻ con xung quanh có thể nô đùa rồi làm đổ vào máy tính của cô. Thế nhưng sự thật chính là mẹ cô gái sợ nếu không trông cốc nước, sẽ có ai đó thực hiện hành vi xấu như bỏ những chất gây hại vào đó. Và khi cô gái quay lại, vô tình sử dụng tiếp cốc nước sẽ có những trường hợp xấu xảy ra.
Video đang HOT
Nhiều nguy cơ với cốc nước hơn bạn tưởng tượng (Ảnh: Internet)
Rất nhiều người thắc mắc về hành động của người mẹ cùng với đó là cảm ơn chủ clip vì đã lan toả thông điệp ý nghĩa khiến hội đam mê đi cà phê một mình có thêm kiến thức áp dụng vào cuộc sống.
Bởi vậy không nên rời mắt khỏi ly nước, đồ ăn của mình là một trong những nguyên tắc để bảo vệ bản thân ở những nơi công cộng. Nếu như khi đi vệ sinh hoặc mải lo nhảy nhót vui chơi, hãy mua hẳn một ly khác để đảm bảo an toàn.
Những cô gái M'Nông địu con nhỏ, miệt mài học nghề dệt thổ cẩm đến nửa đêm
Tận nửa đêm, nhiều cô gái dân tộc M'Nông, tuổi từ 18 - 30 vẫn tỉ mỉ, cần mẫn học cách dệt thổ cẩm theo cách truyền thống của người Tây nguyên.
Chúng tôi ghé thăm nhà bà H'Jang (54 tuổi, ngụ thôn Quảng Hợp, xã Quảng Sơn, H.Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) vào một ngày tháng 5 đầy nắng gió. Căn nhà gỗ mang đậm nét truyền thống Tây nguyên của H'Jang nay "biến" thành lớp học dệt thổ cẩm, tơ tằm cho hàng chục chị em phụ nữ dân tộc M'Nông.
Bà H'Jang chia sẻ, lớp học dệt này được Hợp tác xã (HTX) Danofarm (xã Quảng Sơn), phối hợp với Trung tâm dạy nghề H.Đắk Glong tổ chức.
H'Nga (28 tuổi) vừa địu con vừa học dệt truyền thống lúc nửa đêm
Điều đặc biệt là càng về khuya, càng có nhiều cô gái M'Nông đến lớp học dệt. Họ hầu hết mới đi làm rẫy về, tắm rửa cơm nước xong xuôi thì ghé ngay nhà H'Jang để học nghề truyền thống.
Nổi bật nhất là H'Nga (28 tuổi, ngụ xã Quảng Sơn) vừa học vừa... địu con nhỏ trên lưng. Nga nói mình là giáo viên mầm non và đã có 3 con. "Mình đi dạy về, cơm nước xong xuôi là ghé ngay để học dệt. Mình học để lưu giữ nghề truyền thống của cha ông ngày xưa".
"Nga địu con trên lưng, lại học thứ nghề phải đòi hỏi cao sự tỉ mỉ, liệu có dễ dàng?" chúng tôi hỏi. Nga nói mình đã quen với những việc nhọc nhằn. Làm ruộng làm rẫy, dạy học, hay gồng gánh vài ba việc cùng lúc cũng không làm khó được cô gái M'Nông này.
H'Krông (giữa, 21 tuổi) và H'Quyên (18 tuổi) ban ngày đi làm thuê trên rẫy cà phê, tối đến lại ghé học dệt truyền thống tới đêm khuya
Ngồi cách H'Nga vài bước chân là H'Krông (21 tuổi). Krông nghỉ học sớm nên mấy năm nay đã gắn bó với nương rẫy. Đôi tay Krông chai sần, da đen nhẻm vì mỗi ngày phải làm bạn với nắng gió, leo đồi tỉa cành cà phê.
Cô bé dân tộc M'Nông theo chân mẹ là H'Nga (28 tuổi) đến lớp học dệt truyền thống
Cô gái phối hợp nhịp nhàng với Krông là H'Quyên. Quyên năm nay chỉ mới 18 tuổi nhưng đã là trụ cột trong gia đình. "Mẹ em bệnh nên em nghỉ học từ sớm. Ban ngày em đi làm rẫy thuê, ban đêm thì ghé nhà bà H'Jang học dệt. Em mong sao có thể lưu giữ truyền thống của dân tộc M'Nông, và kiếm thêm thu nhập từ nghề dệt nếu thạo nghề", Quyên chia sẻ.
Việc dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao
Nhiều chị em phụ nữ tranh thủ thời gian rảnh ban đêm để học nghề dệt
Mọi thứ đều làm thủ công nên đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận rất cao
Những đôi chân ban ngày in dấu trên rẫy cà phê, hồ tiêu, đêm đến lại in dấu trên khung dệt
Bà H'Jang (54 tuổi) cũng không 'chịu thua' lớp trẻ, bà cũng cần mẫn học dệt đến đêm khuya
Một sản phẩm dệt truyền thống từ các cô gái M'Nông
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Tạ Thị Liên, Giám đốc HTX Danofarm (xã Quảng Sơn, H.Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) cho biết, cuối tháng 3 vừa qua, HTX đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề H.Đắk Glong mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm, tơ tằm cho các thành viên trong HTX.
Theo bà Liên, đơn vị chỉ mới tổ chức 2 lớp dạy, nhưng đã có 55 thành viên, là đồng bào các dân tộc M'Nông, Tày, H'Mông sinh sống trên địa bàn xã Quảng Sơn cùng tham gia. Bà con ai nấy hăng say học dệt. Mới sáng sớm đã bắt đầu, và kết thúc có khi đến tận đêm khuya.
CEO Lê Hoàng Diệp Thảo "trở lại" với nhan sắc đầy quyền lực ở tuổi 50 Những năm qua, nữ doanh nhân Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ cũ của "ông vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ luôn được nhắc đến như một nữ cường mạnh mẽ, thành đạt, đáng ngưỡng mộ cả trong và ngoài thương trường. Kể từ ngày cuộc ly hôn "nghìn tỷ" diễn ra đến nay, bà Diệp Thảo ngày càng chứng minh được...