Nhỏ mê bánh mì Nha Trang, 10 năm ăn bánh mì Sài Gòn: Còn bạn, thích ăn loại nào?
Từng thử qua nhiều biến tấu của bánh mì Sài Gòn từ vỉa hè đến khách sạn 5 sao, nhưng tôi thấy thân thuộc nhất với bánh mì thịt, bánh mì ốp la hoặc bánh mì pate. Không hẳn vì giá rẻ, mà vì phù hợp.
Ngày nhỏ ở Nha Trang, tôi quen với ổ bánh mì đặc ruột, có thể ăn kèm bơ đường, kẹp thịt hoặc bánh mì chay với giá từ 8.000 – 15.000 đồng/ổ. Khi nào không còn đủ tiền thì tôi mua ổ mì không, hoặc kì kèo cô bán bánh mì quen thuộc rạch ruột, chan thêm chút nước thịt, nước sốt với giá 2.000 đồng.
Bánh mì Sài Gòn trong tiềm thức tôi khi ấy là câu rao “Bánh mì Sài Gòn, đặc ruột thơm bơ, hai ngàn một ổ”. Cầm lên ổ mì không, bơ bóng loáng, hơi ngọt ăn cũng vui miệng – nhưng đó là bánh mì Sài Gòn bán ở Nha Trang.
Bánh mì ốp la
Hơn 10 năm trước vào Sài Gòn đến nay tôi chưa gặp ổ bánh mì Sài Gòn nào giống như vậy, ở chính vùng đất này. Bánh mì Sài Gòn nhìn chung ngắn hơn ở quê tôi, nhưng lớp vỏ giòn mỏng, ruột không đặc.
Bánh mì Sài Gòn trở thành món ăn thông dụng với nhiều người vì sự tiện lợi, giá cả phù hợp VŨ PHƯỢNG
Ngày sinh viên, tôi hay mua bánh mì ốp la 10.000 đồng/ổ ở trước cổng ký túc xá. Bên trong chỉ có quả trứng gà, miếng dưa leo, rau thơm, rồi chan thêm nước tương (xì dầu) và tương ướt. Cầm ổ bánh mì nóng hổi trên tay, vừa đi bộ tới trường, vừa ăn – đó cũng là lý do tôi hay chọn ăn sáng bằng bánh mì.
Nhiều ngày khác muốn đổi vị thì ăn bánh mì vào trưa, tối. Thỉnh thoảng đám bạn cùng phòng ký túc xá với tôi cũng rủ nhau mua cá hộp 3 cô gái về ăn cùng bánh mì, vẫn ngon, bổ, rẻ. Ăn xong uống nước là nằm thở luôn vì quá no.
Những người bán bánh mì không phải ai cũng có một chiếc tủ kiếng truyền thống, mà có khi chỉ là kê chiếc ghế, để bếp ga mini kèm cái chảo, đủ để bán bánh mì ốp la. Cho đến bây giờ, tôi vẫn thấy những người bán bánh mì ốp la “gọn, nhẹ” như vậy trước các công trình xây dựng, mấy anh chị thợ hồ đứng xếp hàng chờ mua.
Ổ bánh mì Bảy Quang, theo tôi là không quá to cũng không quá nhỏ, pate lại thơm ngon VŨ PHƯỢNG
Món bánh mì ốp la này cũng đi vào các siêu thị tiện lợi với giá 15.000 đồng, cũng nóng hổi vì luôn có lò nướng để quay lại bánh mì trước khi bỏ thêm phần nhân.
Muôn loại bánh mì
Sau 4 năm đại học, chuyển vào khu nội thành làm việc, tôi mới có nhiều cơ hội tiếp cận với đủ loại biến tấu của bánh mì Sài Gòn.
Đầu tiên phải kể đến là bánh mì heo quay ở đường Nơ Trang Long, đoạn gần giao nhau với Phan Văn Trị (Q.Bình Thạnh). Từng mảng heo quay giòn rụm treo trong tủ kiếng bắt mắt, người bán làm không ngơi tay, khu này đồng giá 20.000 đồng/ổ, vài khách muốn ăn thịt nhiều hơn thì mua ổ 25.000 đồng.
Ổ bánh mì ngon hay không ngon chắc phụ thuộc phần lớn vào phần sốt bơ, pate của người bán VŨ PHƯƠNNJG
Video đang HOT
Tôi vốn không ăn được da heo, nhưng riêng với heo quay, miếng da giòn nhân trong ổ bánh mì lại là điều gì đó rất đặc biệt, ngon miệng mà không bị ngấy vì dầu mỡ.
Nghe nhiều người nói đến bánh mì Huỳnh Hoa, bánh mì Sáu Minh với giá từ 40.000 – 60.000 đồng/ổ, người mua nhiều thời điểm xếp hàng nên có lần tôi cũng tò mò đến mua thử.
Ổ mì to, nhân đầy ú ụ với bơ, pate, thịt, chả, nem, rau, đồ chua, ớt, chà bông,… nhìn ổ mì thật bắt mắt, hấp dẫn với nhiều người nhưng với tôi mùi pate béo ngậy, nhân quá nhiều nên ở cả hai nơi tôi đều không ăn hết được một ổ.
Sau này, xem mạng xã hội tôi biết đến bánh mì Bảy Hổ, Bảy Quang trên đường Huỳnh Khương Ninh (Q.1). Ổ mì vừa phải, giá cũng dao động từ 18.000 – 25.000 đồng, pate thơm ngon, nhân không quá nhiều.
Sáng, chiều đều có nhiều người tấp xe vào mua, người bán làm không ngơi tay. Nhưng hơi xa so với chỗ làm, thành ra tôi cũng ít có cơ hội thưởng thức.
Người bỏ mối bánh mì đi mua bánh mì VŨ PHƯỢNG
Nhiều bạn bè quanh tôi cũng đang chuộng bánh mì que ở trong các quán cà phê với giá từ 10.000 – 19.000 đồng. Ổ bánh mì nhỏ, vừa đủ lót dạ, trước khi đưa ra cho khách luôn được quay lại trong lò nướng nên nóng hổi và giòn – có lẽ đây cũng là điểm cộng của các quán, đáp ứng đúng yêu cầu “ăn ngon” chứ không phải “ăn no” của lượng lớn dân công sở hiện nay.
Vì là món ăn thông dụng nên trong các menu của khách sạn 5 sao cũng không khó bắt gặp món bánh mì, nhưng thường sẽ là ốp la hoặc bò kho. Khác nhất khi thưởng thức bánh mì trong khách sạn 5 sao có lẽ là không gian ăn sang trọng, bày biện bắt mắt, giá cao hơn.
Bánh mì ngày nay ngày càng tiện lợi hơn khi có loại bánh mì tươi đông lạnh. Chỉ cần cho vào nồi chiên không dầu/ lò nướng 5 – 8 phút là có ngay ổ mì nóng giòn tại gia. Từ sau TP phong tỏa vì dịch Covid-19 đến nay, tôi cũng thường chọn cách này làm bánh mì ốp la, pate hay bánh mì chà bông ngay tại nhà vì tiện lợi, thơm ngon.
CNN săn lùng chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam: Người Việt đã từng ăn thử chưa?
CNN Travel đã không tiếc lời ca ngợi những chiếc bánh mì Hội An được cho là "ngon nhất Việt Nam".Chuyên mục du lịch của tờ CNN miêu tả về nơi họ đi tìm chiếc bánh mì ngon nhất Việt Nam: "Dọc theo lối nhỏ của phố cổ Hội An, chúng tôi cảm thấy háo hức bởi âm thanh ồn ào náo nhiệt của xe cộ.
Những người bán hàng rong đẩy những chiếc xe dường như đã quá tải với những chiếc bình và bát sứ. Một chiếc xích lô chạy chậm lại để chào mời một chuyến đi..."
Bánh mì Việt Nam xuất hiện riêng trên bài báo của CNN Travel. Hình ảnh: CNN travel
"Chúng tôi chỉ có 1 mục đích duy nhất trong sứ mệnh của mình: Tìm ra chiếc bánh mì ngon nhất ở Hội An - và thậm chí có thể là trên thế giới."
Món bánh mì kẹp được du nhập vào Việt Nam bởi người Pháp vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, người Việt Nam đã sáng tạo thêm vô vàn những loại nhân khác nhau, nào là pate heo, xá xíu, thịt nguội, sốt mayonnaise, các loại rau thơm và tương ớt xay cay nồng.
Ông Huỳnh Hữu Phước - một người dân Hội An và là người sáng lập các lớp học nấu ăn và tham quan ẩm thực đường phố Eat Hoi An - giới thiệu là nhân vật đồng hành với CNN Travel. Dưới đây sẽ là những quán bánh mì tại Hội An được CNN Travel ca ngợi là "ngon nhất Việt Nam":
1. Phi Bánh mì
Bánh mì ở đây do anh Đỗ Văn Phi - từng là đầu bếp chuyên nghiệp của quán Nam Hải (nay là khu nghỉ dưỡng 5 sao Four Seasons The Nam Hai) sáng tạo ra. Điều làm nên sự đặc biệt của món bánh mì này chính là phần thịt lợn quay.
Bánh mì của ông Đỗ Văn Phi. Hình ảnh: CNN Travel
Phần ngon nhất của con lợn là phần bụng, nhưng mỗi con lợn có một hương vị và mùi vị khác nhau. Ông Phi luôn lấy phần thịt của con lợn được nuôi thả để làm nhân. Đây chính là bí quyết của Phi bánh mì.
2. Bánh mì Madam Khánh - The Banh Mi Queen
Là quán bánh mì nổi tiếng nhất nhì Hội An, Madam Khanh được mệnh danh là nữ hoàng bánh mì được bà Nguyễn Thị Lộc mở ra vào năm 1975. Sau gần nửa đời người - 45 năm làm bánh, Madam Khánh đã được truyền lại cho các con.
Nhân bánh Madam Khanh. Hình ảnh: CNN Travel
Bánh mì Madam Khánh rất đẹp mắt với các loại rau thơm tươi cùng sốt mayonnaise tự làm. Bà Lộc cũng từng tự làm pate từ gan lợn, các loại gia vị với hành tím đập dập, sả, tiêu, muối, cùng một chút bột ngọt. Tuy nhiên, kể từ khi thế hệ thứ 2 tiếp quản, ông Phước đánh giá hương vị bánh mì Madam Khánh đã trở nên hiện đại hơn và theo một cách nào đó, nó phù hợp hơn với người nước ngoài.
Nhân bánh Madam Khanh. Hình ảnh: CNN Travel
3. Lò bánh mì Sài Gòn tại Hội An
Nằm ở phía Tây Hội An, Lò bánh mì Sài Gòn tại Hội An là điểm dừng chân đầy hoài niệm của ông Phước: "Khi còn bé, ngày nào tôi cũng đến đây vào sáng sớm để ăn bánh mì của bà ấy." Sinh ra tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ của Bánh mì Sài Gòn tại Hội An - tên Tạ Thị Nghĩa, bà chuyển đến Hội An 20 năm trước để tìm kiếm cơ hội thay đổi cuộc sống.
Nhân bánh của Lò bánh mì Sài Gòn. Hình ảnh: CNN Travel
Từ quán bánh mì ven đường, dần dần nhận được sự yêu thích của người dân Hội An, bà mở rộng sang địa điểm thứ hai do con gái vận hành. Bánh mì ở đây có vị truyền thống miền nam, sử dụng thịt ba chỉ nhiều mỡ thay vì xá xíu, cho nhiều ớt xanh. Còn sốt mayonnaise thì được làm từ trứng, dầu ăn và sữa chua tạo nên vị chua thoảng nhẹ.
Pate được nấu rất chậm. Hình ảnh: CNN Travel
Chủ quán nấu pate gan heo bằng lò củi trong khoảng thời gian dài, từ từ và rất ngon. Đây là cách nấu pate đúng điệu - thật sự rất chậm với ngọn lửa trần. Sau khi làm xong, họ còn nướng lên, đốt lại để hương vị đậm đà hơn nhiều.
4. Bánh Mì Phượng
Theo tiết lộ, bánh mì Phượng bán được khoảng 3.000 - 4.000 chiếc bánh mì mỗi ngày.
7 năm trước, một anh chàng cầm máy ảnh ghé qua, gọi món bánh mì và nói: 'Đây là món bánh mì ngon nhất thế giới'. Đó là Anthony Bourdain - 1 đầu bếp, tác giả, nhà làm phim tài liệu du lịch nổi tiếng khắp thế giới. Sau đó, bánh mì Phượng đã trở nên vô cùng nổi tiếng.
Bánh mì của bánh mì Phượng. Hình ảnh: CNN travel
Thịt của bánh mì Phượng. Hình ảnh: CNN Travel
Thương hiệu bánh mì này "mở cửa" cách đây khoảng 55 năm bởi cha mẹ của Trương Thị Phượng (hay còn gọi là Madam Phượng). Họ đã điều hành nó trong khoảng 25 năm, trước khi truyền nó cho con gái lớn của mình. "Điều quan trọng nhất của bánh mì là sợi bánh phải tươi - giòn bên ngoài, mềm bên trong."
Bánh mì Phượng. Hình ảnh: CNN Travel
Không chỉ như vậy, bánh Phượng cực kì biết đánh vào tâm lý mọi người với đa dạng các loại nhân bánh từ nhân chay đến nhân thịt xông khói hay thịt bò. Ít ai biết rằng bàn tay vàng đứng sau mọi công thức này là chồng của cô Phượng. Anh ấy là linh hồn của hương vị gây thương nhớ mang tên bánh mì Phượng.
5. Bánh Mì Lành
"Hương vị này mới là chính thống nhất ở Hội An", ông Phước nói "Họ sử dụng bánh mì giống như bánh mì của Madam Phượng với pate tự làm, sau đó nướng theo cách truyền thống với nước xốt sả và hẹ."
Bánh mì Lành bắt đầu từ 1 chiếc xe đẩy. Hình ảnh: CNN Travel
Bánh mì không quá ngọt, cũng không quá ngấy, vị nhẹ và thanh. Miếng bánh mì đầu tiên có thể chưa cảm nhận được vị ngon. Nhưng đến miếng thứ hai, bạn bắt đầu cảm nhận được tất cả hương vị hòa quyện của nhân bánh và bánh mì, chỉ trong 1 miếng.
Bành mì Lành. Hình ảnh: CNN Travel
Những món ăn sáng ngon nhất châu Á, tất nhiên không thiếu được bánh mì! Tờ South China Morning Post đã bình chọn món bánh mì của Việt Nam là một trong những món ăn sáng ngon nhất châu Á, cùng với đó là kahvalti, khao soi, jok, hoppers... Bữa sáng được cho là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, và trên khắp châu Á có một nền văn hóa ẩm thực phong phú xung quanh truyền...