Nhớ hương bột nếp, gừng cay
Nhớ ngày bé, mỗi lần nhận được đề tập làm văn kể về không khí giáp Tết của gia đình em, là tôi lại về mếu máo với mẹ vì chẳng biết phải viết gì.
Bởi vì, trong ký ức của tôi, những ngày cận kề Tết ấy, nhà tôi chẳng có sắc xanh của lá, chẳng có gạo nếp trắng ngần, chẳng có những khoảnh khắc ngồi cùng nhau gói bánh, không có luôn đêm nhóm lửa mà lũ trẻ thì chạy lăng xăng còn người lớn thì vừa canh bánh, vừa trò chuyện với nhau bao điều.
Tết của tôi cũng chẳng có những lúc cùng nhau bóc vỏ kiệu hay ngồi xem bà bóc vỏ me như lời mấy đứa bạn cùng kể. Những ngày cận Tết của gia đình tôi, là những tất bật cho kịp những chuyến hàng. Và quyện trong không khí ấy, là hương của bột, của gừng, của bánh – hương thơm đã thấm sâu vào ký ức tôi từ thời tấm bé.
Những chiếc bánh in vuông vức, xinh xắn.
Làm bánh in là nghề truyền thống của gia đình tôi. Đã 50 năm rồi, từ cái thuở ông tôi vẫn còn là chàng thanh niên trai tráng cho đến hôm nay, khi mái đầu ba tôi cũng đã bạc dần đi, cái nghề này đã đi cùng gia đình tôi ngần ấy năm trời. Cứ độ cuối tháng 10 âm lịch hằng năm, ông tôi lại chuẩn bị sên đường, nhà tôi cũng bắt đầu rộn ràng cho một vụ mùa Tết. Ở nơi tôi sống, người ta vẫn luôn có thói quen đơm bánh in trong những ngày Tết. Thứ bánh dân dã ấy dường như đã trở thành một nét đẹp văn hóa duyên dáng mà dễ thương của người dân quê tôi mỗi dịp Tết đến xuân về.
Xóm tôi được gọi là xóm bánh in. Cái xóm bé nhỏ, yên ắng là thế, vậy mà cứ độ giáp Tết là rộn ràng hẳn lên, tiếng máy xay ầm ì suốt ngày, tiếng điện thoại reo vang, tiếng cười nói rộn ràng để át đi mệt nhọc.
Tôi chưa bao giờ để tâm đến việc nhìn thật kĩ hay cảm nhận thật nhiều những khoảnh khắc ấy. Người ta vẫn thường nói, điều gì quen thuộc quá sẽ trở nên bình thường. Tôi cũng nghĩ thế, cho đến một ngày, tôi trở về nhà sau thời gian học xa, trong một buổi sáng hanh hao nắng.
Ngay từ cổng xóm, cái hương thơm ngòn ngọt của hỗn hợp đường – bột nếp đã xâm chiếm cả khoang mũi tôi. Thoảng trong đó, còn có chút cay cay của hương gừng. Tôi vẫn nhớ khi ấy, mình đã bần thần một lúc lâu. Hóa ra, đây là hương Tết – mùi hương mà tôi luôn cảm thấy thiếu khi đón những ngày cận Tết nơi phố thị xa hoa.
Video đang HOT
Công đoạn cho bột vào khuôn đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Hương Tết ấy gợi lại trong tôi biết bao điều. Là dáng hình ông tôi vừa cân đo đong đếm từng chút một nguyên liệu để có một mẻ đường sên ngon lành, vừa ngâm nga theo những ca khúc của Duy Khánh đang phát trên chiếc radio cũ. Là chiếc lưng khom khom của ba tôi khi cho bột vào khuôn, tỉ mỉ cân chỉnh để có một mâm bánh vuông vức và tròn đầy. Là những giọt mồ hôi của mẹ khi xoay quanh với những đơn hàng dài dằng dặc. Là sự tỉ mỉ của cô khi gói từng chiếc bánh, khi dán từng bông hoa. Là hình ảnh của những chiếc bánh vuông vức xinh xinh, thơm phức.
Tôi nhớ cả quãng tuổi thơ đã qua của mình. Là mùi hương hăng hắc của giấy, là chút thơm thơm của hồ. Nhớ cả những lần mẹ cầm tay tập gói, nhớ cả lúc hì hục gói thật nhiều, mong cho màu của giấy dính đậm lên tay để mà đi khoe con đã chăm chỉ thế nào. Nhớ những tối ngồi trong lòng ba, đóng gói từng túi bánh cho kịp chuyến ngày sớm ngày mai. Hóa ra, tôi đã từng có nhiều như vậy đấy, tôi đã từng có cho mình những cái Tết khác biệt như vậy đấy.
Bánh in được bọc trong lớp giấy mỏng.
Sau đó được đính hoa.
Thuở bé, tôi đã từng trách mẹ, khi chẳng thể nào có thời gian dẫn mình đi dạo chợ, sắm sửa nọ kia như lũ bạn vẫn khoe. Tôi cũng từng không thích khi chẳng thể đi đâu trong những ngày bận rộn ấy, bạn bè rủ rê cũng chỉ đành cáo bận.
Để lớn lên rồi mới hiểu, những bận rộn ấy cũng chỉ vì chúng tôi, khoảng thời gian chẳng kịp ngơi nghỉ ấy cũng chỉ để bữa cơm Tết của chúng tôi được đủ đầy hơn.
Thuở bé, chỉ thấy sự tủi thân của chính mình. Lớn rồi mới thấy được những nhọc nhằn của mẹ.
Thuở bé, chỉ thấy sự thiệt thòi ít ỏi của chính mình. Lớn rồi mới thấy được sự vất vả mênh mông của ba.
Thuở bé, chỉ thấy mình không được cái ngày, không được cái kia. Lớn rồi mới thấy, mình đã được quá nhiều mà chưa từng để tâm cảm nhận!
Thuở bé, luôn cảm thấy không vui khi ai đó gọi là: “Con nhỏ nhà bánh in”. Lớn rồi mới thấy, được gọi như vậy cũng đủ vui trong lòng.
Nếu có phép màu để quay lại nhiều năm về trước, tôi sẽ kể cho bạn tôi nghe về những ngày giáp Tết độc nhất của riêng tôi, những ngày tất bật chẳng thôi, với những khuôn bánh vuông vức đầy đặn, với giấy ngũ sắc rực rỡ muôn màu và với hương bánh thoảng dịu dàng, quẩn quanh trong không khí. Khẽ thôi, nhẹ thôi nhưng lại chẳng thể nào đành lòng mà quên được.
KIM YẾN
Theo thegioitiepthi.vn
Chiêu trị chồng bủn xỉn trong những ngày Tết của vợ cao tay
Nếu như tôi là người phụ nữ không biết vun vén, chi tiêu hoang phí đã đành, đằng này tôi tự thấy mình là người chi tiêu hợp lý và cũng có ý thức tiết kiệm. Ấy vậy mà, ông chồng tôi vẫn chưa vừa lòng.
Giờ này chắc các mẹ đang tất bật chuẩn bị sắm Tết, thế nhưng riêng tôi, năm nay khác hẳn với các năm trước. Đến giờ này, tôi vẫn ung dung bình chân như vại, chẳng lúc nào phải vội vàng ngược xuôi, dậy sớm lo chợ búa lo tí thịt, tí sườn, lo mua đào quất, rồi đồ trang trí nhà cửa... Tôi chỉ có duy nhất 1 việc để chuẩn bị đón tết đó là đưa 2 con đi mua quần áo đẹp diện tết cho 3 mẹ con.
Nói đến đây, chắc nhiều mẹ không khỏi ghen tị nhưng cũng tò mò vì sao trên đời lại có người phụ nữ sướng như tôi phải không? Nhưng cái sự sung sướng đó chỉ là tạm thời thôi các mẹ ạ, năm nay tôi thử áp dụng chiêu này để điều trị ông chồng keo kiệt của mình xem sao.
Chỉ vì tính keo bẩn, bủn xỉn tiết kiệm mà không ít lần vợ chồng tôi cãi nhau. Những lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt như thế, tôi chán lắm và nghĩ tại sao số mình lại vớ phải một ông chồng đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành thế này. Thú thật có lúc tôi chỉ muốn tìm kế thoát thân cho thoải mái.
Nếu như tôi là người phụ nữ không biết vun vén, chi tiêu hoang phí đã đành, đằng này tôi tự thấy mình là người chi tiêu hợp lý và cũng có ý thức tiết kiệm. Ấy vậy mà, ông chồng tôi vẫn chưa vừa lòng. Nói chắc ít người tin, có thời gian tôi còn bị chồng theo dõi chi tiêu bằng cách ghi chép việc đi chợ hàng ngày của vợ.
Anh chồng bủn xỉn ghi chép, theo dõi chi tiêu của vợ hàng tháng (ảnh minh họa)
Năm nào cũng vậy, cứ đến đầu tháng chạp là ông chồng quý hóa của tôi lại đe trước: "Sắp tết rồi, mẹ mày chi tiêu tiết kiệm thôi nhé, đừng lãng phí!". Khổ nỗi đã mua sắm được gì đâu mà lãng với phí cơ chứ. Tối nọ, 2 vợ chồng rủ nhau đi mua ít bánh kẹo mang về quê và để tiếp khách.
Vừa dừng xe, chồng tôi đã bảo: "Mua ít thôi, mua loại rẻ tiền thôi, kẹo bánh giờ ai thích, có là được". Tôi đã thấy khó chịu lắm nhưng cứ im lặng coi như đồng tình ý kiến của chồng. Cứ tưởng vào cửa hàng rồi mình chọn gì thì chọn vì ông chồng đứng ở ngoài, nào ngờ đang chọn thì chồng tôi xông vào ý kiến. Đúng lúc tôi đang cầm hộp bánh ngoại trên tay để xem thì chồng tôi lao vào giật đi, rồi vứt xuống nói: "Đã bảo mua đồ rẻ thôi mà còn cầm hộp bánh đắt tiền làm gì?" Tôi thật sự xấu hổ trước bao ánh mắt đổ dồn phía mình.
Vậy là từ hôm đó, tôi tuyên bố, tết năm nay không sắm sửa bất cứ thứ gì nữa, sẽ giao toàn bộ việc mua sắm cho chồng và tất nhiên, tôi cũng sẽ đóng góp tiền để chồng sắm tết. Thế là tôi được rảnh rang, sung sướng trong tết này.
Từ hôm được giao nhiệm vụ cao cả, ông chồng tôi tất bật ngược xuôi sắm sửa. Vì chưa bao giờ phải lo lắng việc gì, chỉ là cao giọng chỉ huy vợ nên khi bắt tay vào việc ông ấy lung túng và bấn loạn lắm. Cái gì cũng hỏi vợ. Tôi cũng nhiệt tình chỉ bảo. Cái cảm giác chỉ ngồi nói mà không phải làm đúng là sung sướng thật các mẹ ạ!
Mọi năm, cứ trước tết gần tuần là tôi bắt đầu đi chợ sớm sắm sửa dần từ thịt thà, sườn... sợ tết hiếm hàng lại giá tăng cao. Nhưng năm nay ông chồng tôi lo tết nên tôi cũng chỉ nhắc anh dậy sớm mà đi chợ nhưng anh ấy không làm được. Thế nên chỉ còn cách tối đến rủ con đi siêu thị mua đồ tết. Mà giá ở siêu thị bao giờ cũng đắt hơn ở ngoài. Tôi thấy vậy lại cố tình so sánh giá cho anh ấy phải xót ruột. Còn tôi thì hỉ hả vì đã đang thành công dạy cho chồng chừa cái thói bủn xỉn.
Tết chưa về đến cửa mà ông chồng tôi đã gào than là chi tiêu tốn tiền. Tôi chỉ tủm tỉm cười, thế mới biết vợ "lãng phí" cỡ nào. Chưa sắm hết Tết, chưa lo đủ đồ mang về quê nội, ngoại mà ông chồng tôi đã năn nỉ vợ lo nốt. Nhưng lần này tôi quyết tâm không nhận trọng trách này để chồng hiểu ra một điều, vợ đã phải vất vả thế nào để cân nhắc chi tiết hợp lý cho gia đình. Các mẹ thấy tôi có cao tay không?
Theo kienthuc.net.vn
Xét nét người yêu của anh trai đến nhà lì xì có 50k, dân mạng nhắc nhỏ cô em gái: 'Nhân quả đến sớm!' Nghe cô em này xét nét người yêu của anh trai thì chỉ còn biết thốt lên: Đúng là "giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng". Tết nhất nên topic dẫn người yêu về ra mắt gia đình đang nhận được rất nhiều sự chú ý trên MXH. Không dẫn ai về thì suốt ngày bị hỏi mà có người để...