Nhờ hoãn chuyến bay, trái tim Hà Nội “đập” trong lồng ngực bệnh nhân Huế
Ngày 18/5, Bệnh viện Trung ương Huế đã họp báo về ca ghép tim xuyên quốc gia lần đầu tiên thành công dưới sự phối hợp của bệnh viện này và Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và sự hỗ trợ tích cực của Hãng hàng không Vietnam Airlines.
Theo đó, ngày 15/5 Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia cho biết có nguồn tạng hiến từ người cho chết não tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Sau khi kết nối với phần mềm điều phối ghép tạng QG, trái tim của nam thanh niên này đã có các chỉ số phù hợp với một bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có tên trong “Danh sách chờ ghép Quốc gia” và hiện đang điều trị ở BV TƯ Huế .
Ngay trong ngày, dưới sự chỉ đạo của GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng ghép tạng Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện đã cử một kíp bác sỹ đến Hà Nội phối hợp đánh giá sự tương thích của nguồn tạng người cho với người nhận ở Huế và kết quả có vào lúc 3h sáng ngày 16/5.
Họp báo thông báo trường hợp ghép tim xuyên Việt thành công trong vòng 5 tiếng rưỡi
Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia đã quyết định kíp mổ tim Bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với các kíp mổ tại Hà Nội phẫu thuật lấy đa tạng hiến từ người đã chết não lúc 5h sáng ngày 16/5. Quả tim hiến được lấy ra khỏi cơ thể người chết não lúc 7h35 phút sáng 16/5 và được vận chuyển ngay về Huế.
Với sự phối hợp tích cực của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Hãng hàng không Vietnam Airlines (delay 1 chuyến bay để kịp chuyển tạng và miễn phí 1 ghế), quả tim hiến đã được vận chuyển thành công đến Phòng mổ tim Bệnh viện Trung ương Huế lúc 10h45 phút sáng ngày 16/5.
Trong khi đó tại Huế, bệnh nhân chờ ghép tim do bị suy tim giai đoạn cuối vì bệnh cơ tim giãn phải nhiều lần nhập viện điều trị các đợt suy tim mất bù được chuyển đến Phòng mổ tim của Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương Huế lúc 9h20 phút sáng ngày 16/5.
Video đang HOT
Ê-kip y bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế tham gia ghép tim thành công
Kíp phẫu thuật tim đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ quả tim bệnh lý và ghép quả tim hiến khỏe vào cơ thể người nhận.
Toàn bộ các kíp mổ, kíp gây mê, kíp tuần hoàn ngoài cơ thể, kíp rửa tạng đã tập trung phối hợp rất khẩn trương và nhịp nhàng với tổng thời gian thiếu máu là 5 tiếng rưỡi (giới hạn cho phép thiếu máu của quả tim ghép là 4 – 6 tiếng).
Quả tim ghép đã tự đập và đảm bảo huyết động trong lồng ngực của người bệnh lúc 13h25 ngày 16/5.
Bệnh nhân ghép tim được hồi sức ổn định huyết động và chuyển về phòng hồi sức tim lúc 17h cùng ngày sau khi hoàn tất các công đoạn cuối cùng.
Bệnh nhân đã tiến triển tốt sau ca ghép tim đầy ngoạn mục
Đến 8h sáng ngày 17/5, bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, huyết động ổn định, tự thở và tiếp tục được chăm sóc theo dõi cũng như tập vận động nhẹ để phục hồi chức năng. Sáng ngày 17/5, GS. TS. Phạm Như Hiệp và Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã đến thăm và chúc mừng bệnh nhân cùng gia đình bệnh nhân ghép tim xuyên Việt này.
Cũng trong ngày 17/5 Bộ trưởng Bộ Y tế PGS. TS Nguyễn Thị Kim Tiến đã gửi lẵng hoa và quà chúc mừng kíp phẫu thuật ghép tim.
Lẵng hoa Bộ trưởng Bộ Y tế gửi tặng Bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh viện cũng là đơn vị ghép tim thành công đầu tiên tại Việt Nam với đội ngũ 100% các y bác sĩ trong nước vào năm 2011
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thăng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế thông tin tại buổi họp báo, sau ca ghép 1 ngày, bệnh nhân ghép tim thành công là ông Trần Tuấn (52 tuổi, trú huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tiến triển tốt, tỉnh táo, giao tiếp được với các nhân viên y tế. Đây là ca ghép tim lần thứ 3 của Bệnh viện Trung ương Huế kể từ ca ghép tim lần đầu tiên thành công của bệnh viện từ năm 2011.
Theo Dân trí
Niềm mong mỏi trái tim ghép của thiếu niên 16 tuổi cận kề cửa tử
Bác sĩ không dám đi về phía buồng bệnh Đức nằm vì sợ nghe những câu hỏi "Bao giờ có tim bác nhỉ", "Có cách nào khác không bác".
Gần một tuần từ khi Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia phát đi lời kêu gọi thân nhân các gia đình có người thân bị chết não hiến tặng Đức một trái tim để ghép, phép màu vẫn chưa xuất hiện. Từng có một tia hy vọng le lói khi Trung tâm Điều phối ghép tạng nhận tin từ bệnh viện Tây Nguyên về một nam thanh niên 23 tuổi bị tai nạn được cấp cứu, tiên lượng không qua khỏi. Tuy nhiên, chỉ ít phút sau, hy vọng này đã tắt vì nạn nhân qua đời.
"Thời gian sống cho Đức đang ngắn dần nhưng chúng tôi tiếp tục chờ mong và hy vọng", lãnh đạo Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia chia sẻ.
Thân thể gầy xọp chỉ còn da bọc xương, Đức nằm trên giường bệnh, máy móc dây dợ chằng chịt xung quanh. Thiếu niên 16 tuổi quê Thái Bình vẫn có thể lắng nghe và nhận thức được mọi thứ. Một cán bộ Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia sáng 3/5 thăm, động viên "Cố lên Đức nhé", em giơ ngón tay gầy guộc của mình lên ra hiệu đồng ý. Nhìn tay và ánh mắt của em, mọi người đều hiểu khao khát sống trong cậu thiếu niên vẫn dâng trào dù nếu gỡ máy móc thì Đức sẽ ra đi mãi.
Sự sống của Đức đang được duy trì bằng hệ thống ECMO, chờ một trái tim được hiến tặng. Ảnh: N.V.
Giáo sư Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) tâm sự, Đức nằm điều trị tại đây đã nhiều tháng. Từ khi kêu gọi cộng đồng hiến tim người chết não cứu Đức, giáo sư Ước bị ám ảnh bởi ánh mắt của thiếu niên mỗi lần đi qua phòng bệnh.
"Tôi sợ những câu hỏi của Đức. Lần nào tôi đi qua, Đức cũng hỏi &'bao giờ có tim bác nhỉ' hay &'có cách nào khác không bác'. Tôi có khi không dám đi về phía phòng cháu nằm", giáo sư Ước nói.
Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia kêu gọi mọi người có thông tin về các trường hợp chết não sẵn lòng hiến tặng mô/ tạng, thông báo qua điện thoại 0915060550.
Đức bị giãn cơ tim giai đoạn cuối, suy tim nặng. Cuối năm ngoái, em bất ngờ sốt cao, điều trị tại nhà thì giảm sốt song vài ngày sau dần mệt lả. Hết thời gian điều trị tại Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Đức chuyển sang Bệnh viện Việt Đức để chờ được ghép tim.
Trưa 28/4, tim cậu thiếu niên đột ngột ngừng đập. Các bác sĩ liên tục ép tim, chiến đấu suốt nhiều giờ để giành giật sự sống cho Đức. May mắn tim của bệnh nhân đã đập trở lại và được duy trì sự sống nhờ hệ thống ECMO - tuần hoàn ngoài cơ thể thay thế chức năng của tim. ECMO chỉ giúp kéo dài sự sống cho Đức tối đa 3 tuần. Cách duy nhất để em được sống là ghép tim.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
12 dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus ban đỏ Phát ban, ngón tay đổi màu và đau ngực là ba dấu hiệu cảnh báo bệnh lupus ban đỏ. Lupus ban đỏ hệ thống hay gọi tắt là lupus xảy ra khi hệ miễn dịch gặp sự cố. Căn bệnh ảnh hưởng đến da, khớp, tim, phổi, thận; khiến toàn bộ cơ thể bị tàn phá. Một số trường hợp nặng cần phải...