Nhớ hoài cơm hến sông Hương
Theo chân một người bạn Huế, tôi tìm về mảnh đất cố đô. Lang thang trên dòng sông Hương bằng thuyền để ngắm non nước mây trời xứ Huế, tưởng vậy là đã thỏa một chút tình với văn hóa đất Thần Kinh,
Nào ngờ các món ăn ở Huế lại mê hoặc lòng người đến thế, đôi khi bồi hồi nhớ lại, món cơm hến bạn tôi chiêu đãi hôm nào vẫn neo đậu mãi, cay nồng trong ký ức.
Nhắc đến món cơm hến, trước hết phải kể đến cơm. Bữa cơm thuần túy hàng ngày, dù đạm bạc hay sang trọng, cơm bao giờ cũng nóng mới ngon nhưng cơm hến lại hoàn toàn ngược lại, cơm phải là cơm nguội trước khi chế biến thành món cơm hến.
Vừa ngồi thưởng thức bữa cơm hến của o bán gánh hàng rong bên vệ đường, chăm chú ngồi nghe o kể xen với những lời giới thiệu của bạn, tôi mới vỡ lẽ ra đôi điều về giống hến tuyệt ngon ở Huế. “Này, cậu đừng tưởng hến ở đâu cũng ngon nhé!”, bạn tôi vừa nói vừa sì sụp xuýt xoa khen ngon. Ở Huế, con hến ngon nhất là hến cồn. Quanh cồn ở sông Hương, dưới đáy là một lớp bùn sâu dễ tạo nên môi sinh màu mỡ cho loài hến tồn tại. Mỗi khi có lũ lụt tràn về, con hến khéo léo lặn sâu xuống đáy bùn để nước khỏi cuốn trôi. Vì thế mà hến vớt lên từ sông Hương là thơm ngon và béo nhất.
Video đang HOT
Hến bắt được đem luộc rồi đãi vỏ. Ruột hến là hương vị chủ đạo khi nấu cơm hến. Người ta lấy ruột hến đem xào lẫn với nhiều thực phẩm khác như thịt heo thái chỉ, măng khô. Nước luộc hến được múc ra đổ vào tô gồm có hến xào, cơm nguội, rau sống được làm bằng hoa chuối sứ thái mỏng trộn lẫn với bạc hà, khế chua, rau thơm… Nước hến có màu đục bốc khói, chỉ cần thoáng nhìn đã thấy bâng khuâng, mê hoặc.
Nói đến cơm hến Huế không thể không kể đến các gia vị mà nhờ đó đã tạo nên sức hấp dẫn kỳ diệu của món ăn này. Nghe bạn tôi kể phải có đến hơn 10 loại, nào là ớt tương, ớt màu, ớt dấm, nước mắm, bánh tráng, muối rang, bì lợn rang giòn, mì chính, lạc rang mỡ giã dập… Mỗi thứ được đựng riêng biệt, tạo nên muôn màu sắc lung linh, nhìn vào đã bắt mắt ngay.
Tôi và người bạn vừa ăn vừa xuýt xoa khen cơm hến ngon. O bán cơm hến cứ nhìn mà cười, thỉnh thoảng buông vài câu giọng Huế nghe ngọt ngào, thân thiết như quen từ lâu lắm rồi. Chao ôi! Bữa cơm dân dã mà theo tôi mãi đến tận bây giờ, khao khát lại được một lần về thăm cố đô để ăn cơm hến sông Hương.
Cơm hến, bánh canh - món ngon nặng tình xứ Huế
Dù đổi thay khá nhiều, Huế vẫn như một "nốt trầm" êm dịu giữa các đô thị hiện đại khác. Đây cũng là nơi sở hữu những món ăn dân gian, truyền thống, thuần túy, ngon và rẻ nhất.
Không ồn ào, không phát triển du lịch bằng mọi giá, các làng ẩm thực ở Huế sẵn lòng mời gọi du khách thăm viếng thiên nhiên tuyệt đẹp và cuộc sống đơn sơ của họ một cách chân thật.
Dòng thuyền khai thác hến trên sông Hương
Cồn Hến (thuộc phường Vỹ Dạ, thành phố Huế) như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa dòng Hương Giang. Phía Đông có một chiếc cầu nhỏ nối liền với đường Ưng Bình - Nguyễn Sinh Cung để vào thành phố. Phía Tây đi sang phố cổ Gia Hội bằng đò máy. Thời nhà Nguyễn đặt tên cho làng là "Giang Hến", ngụ ý nói dân làng sống bằng nghề cào hến trên dòng Hương Giang. Tháng 6 âm lịch hàng năm có lễ hội tế hến rất long trọng. Ngày rằm, mùng 1 hàng tháng dân làng nghỉ không đi làm. Đây cũng là cách để giữ gìn, bảo tồn loài hến trên sông Hương. Không thể biết chính xác từ năm nào và ai là người đã khai sinh ra món cơm hến xứ Huế nhưng chắc chắn rằng sau đó, món ăn dân gian này đã thâm nhập vào cung đình nhà Nguyễn vì nó ngon và lạ.
Cơm hến ngày nay đã trở thành một đặc sản của thương hiệu ẩm thực Huế
Để có nguồn thực phẩm chế biến, bất kể ngày mưa rét hay nắng nóng dân cào hến đều dong thuyền đi khai thác ở vùng hạ lưu sông Hương. Đặc biệt làn nước sông trong xanh, chở chất hương liệu từ loài hoa "Thạch xương bồ" ở đầu nguồn về, đã khiến thịt con hến sông Hương cực kỳ ngon ngọt; không tanh, không mặn, chát như hến những con sông khác. Từ hòn đảo này món cơm hến đã trở thành một thương hiệu ẩm thực của Huế. Nó cũng theo người Huế đi khắp các vùng miền đất nước.
Tô bánh canh chính hiệu Nam Phổ hiện đang hút khách du lịch trong và ngoài nước
Nam Phổ (thuộc xã Phú Thượng, Phú Vang) là một làng quê thuần nông trù phú, thịnh vượng. Từ đây theo đường Nguyễn Sinh Cung hay Phạm Văn Đồng lên đến Tp. Huế khoảng 5 cây số. Nếu đi qua cầu Chợ Dinh đến phố cổ Gia Hội thì gần hơn nửa đường. Vào thời Nguyễn, làng Nam Phổ vốn nổi tiếng nhờ một đặc sản - cau ăn trầu. Hò Huế có câu: " Ru em cho théc (ngủ) cho muồi (say)/ Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu/ Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu/ Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh". Cau Nam Phổ ngày nay chỉ trồng cho đẹp nhà chứ không có giá trị kinh tế nữa. Nhưng dân làng lại sống bằng nghề kinh doanh đặc sản ẩm thực.
Trong đó nổi tiếng nhất là món bánh canh! Gọi là bánh bởi vì phải nhồi bột (gạo) như thể làm các thứ bánh khác (bánh nậm, bánh lọc, bánh ít, bánh bèo). Khi nhồi xong lại phải vắt (cắt) thành từng sợi ngắn nhỏ vào nồi nước dùng nên gọi là canh. Để phân biệt với món bánh canh của các vùng miền khác thì bánh canh 'Nam Phổ' hơi đặc, sền sệt chứ không loãng. Những phụ nữ trong làng bắt đầu đi bán hàng rong từ 13-14 giờ chiều mỗi ngày. Dễ nhận ra họ vì trên quang gánh chủ yếu là nồi bánh canh to tướng. Gánh bánh canh hàng rong của những phụ nữ Nam Phổ trên đường phố Huế đã tạo nên thương hiệu độc đáo không lẫn vào đâu được. Tô bánh canh chính hiệu Nam Phổ giờ đây là món ăn mà bất cứ khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi đến Huế đều không thể bỏ qua.
Nhớ Huế như nhớ làn hương món ruốc Một trong những định nghĩa về Huế là ruốc vậy. Ảnh: TỰ TRUNG Chiều ni ghé nhà. Có ruốc", chỉ một dòng tin nhắn ấy thôi đã khiến những kẻ xa quê như tôi xốn xang. Chúng tôi háo hức đến nhà của nghệ nhân ẩm thực cung đình Hồ Hoàng Anh. Bờ sông Sài Gòn chiều nay lộng gió, nhưng mùi ruốc...