Nhớ hoài bánh mì que cay
“Bánh mì ở đâu cũng có. Nhưng sao ăn bánh mì que cay Hải Phòng rồi thì nhớ hoài. Mà hễ nhớ thì lại thèm…”.
Người bạn đi cùng tôi chuyến công tác ở Hải Phòng cách đây chừng 1 năm thỉnh thoảng lại nhắn tin “than phiền” như vậy. Cô bạn bị “ghiền” bởi chiếc bánh mì giòn tan cùng hương vị không nơi nào có được.
Bánh mì que Hải Phòng dài cỡ bằng cây viết bút bi, to hơn ngón tay cái một chút. Do kích cỡ “khiêm tốn” như vậy nên ai ăn ít thì cũng 5-7 cái; “ngon miệng” thì lên đến hơn chục cái. Giá bánh mì que cay Hải Phòng không đắt, chỉ 2.000 đồng 1 que.
Cái ngon của bánh mì que cay phải nói từ pa-tê gan, nguyên liệu duy nhất làm nhân bánh mì. Pa-tê làm bằng thịt ba rọi và gan heo, xay nhuyễn, thêm những nguyên liệu nêm nếm và có cả những nguyên liệu “gia truyền” mà người chế biến không thể chỉ (trong số đó có một nguyên liệu đã được “bật mí” là ruột bánh mì). Tất cả nấu lên cho chín, sền sệt thơm lừng, mùi béo ngậy với màu sắc rất bắt mắt. Bánh mì rọc một đường như bánh mì thịt rồi trét pa-tê gan vào, xong bỏ vào lò nướng. Nướng bánh mì cũng phải rất điệu nghệ, nhanh tay sao cho bánh mì nóng đều mà không bị khét.
Một thành phần làm nên sự hấp dẫn khó quên của món ăn này là tương ớt mà người Hải Phòng gọi là chí chương. Chí chương làm từ ớt chỉ thiên, cà chua, rượu trắng, tỏi, giấm… Yếu tố cay trong tên gọi bánh mì que cay là ở món chí chương này. Chí chương Hải Phòng cay vị đằm, không nồng gắt nhưng thật là một thử thách cho những ai ăn cay cấp độ thấp. Người Hải Phòng làm hài lòng thực khách bằng cách hỏi có ăn cay lắm không, nếu khách lắc đầu thì họ sẽ thêm vào muỗng đường cho chí chương dịu xuống.
Thời tiết Hải Phòng mùa này lành lạnh, chỉ hơn 20 độ thôi. Tối tối lại quán bánh mì que cay, kêu một dĩa nóng hổi, thơm lừng. Bánh mì que chấm vào chí chương, vừa cắn đã giòn tan trong miệng, cộng vào vị béo ngậy của pa-tê, thơm nồng mùi gia vị và cay cay của chí chương… Tất cả hòa quyện làm nên món ngon nhớ hoài cho những ai đến với thành phố Hoa Phượng Đỏ.
Ở trung tâm TP Hải Phòng, không khó để tìm mua bánh mì que cay trứ danh. Nhưng, có hai địa chỉ nổi tiếng, được nhiều người tìm đến là Bánh mì que Bà Già (57, Lê Lợi) và Bánh mì cay Ông Cuông (148, Hàng Kênh).
Theo Cantho
Video đang HOT
Được xem như "của hiếm" ai cũng muốn thử, súp vi cá mập thực chất lại... nhạt toẹt và chẳng ngon như tưởng tượng?
Là món ăn chẳng hề có tí hương vị gì nhưng vẫn thường xuất hiện trong nhiều bữa tiệc sang chảnh, súp vi cá mập có gì mà lại hot đến vậy?
Nếu phải kể tên 1 trong những món "sơn hào hải vị" nổi tiếng nhất thì chẳng thể thiếu đi món vi cá. Vi cá ở đây hiểu nôm na là vây của loài cá mập. Chúng được xem như thứ của hiếm thường xuất hiện trên nhiều bàn ăn sang trọng, thượng lưu. Nhưng có một sự thật rằng, món ăn này... nhạt toẹt và gần như chẳng có hương vị gì!
Matthew Ng, từng học tại Học viện Hwa Chong viết trên Quora rằng lần đầu tiên Gordon Ramsay - đầu bếp nổi tiếng thế giới nếm thử vi cá mập, ông ấy đã phải thốt lên: "Cái này thật kỳ cục, thực sự rất rất kỳ cục. Bởi vì vây cá mập thực ra chẳng có vị gì cả. Nó gần giống như một loại miến. Nước dùng thì ngon tuyệt. Trong đó có thể có bất cứ thứ gì. Chẳng hạn như thịt gà, ngô, cũng có thể là thịt vịt."
Súp vi cá là một món ăn thường xuất hiện trên nhiều bàn tiệc trong các nhà hàng sang trọng. Từ lâu, nó đã được xem là loại thực phẩm dành cho những người thượng lưu, giàu có. (Ảnh: @cicimakanenak)
Từ lâu, súp vi cá mập đã được xem là một món ăn truyền thống của Trung Hoa, thường được phục vụ trong những dịp trọng đại như những bữa tiệc lớn hay đám cưới. Nó có lịch sử rất lâu đời, bắt nguồn từ thời nhà Tống nhiều thế kỷ trước và thường được người Trung Quốc xem là biểu tượng của sự giàu có cũng như sung túc. Ở Singapore, có thể thường xuyên thấy các gia đình người Hoa ăn súp vi cá mập trong các lễ hội như Tết Nguyên Đán, tiệc sinh nhật hay đám cưới.
Có xuất xứ từ Trung Quốc, món ăn này thường được phục vụ trong những bữa tiệc sinh nhật và các dịp đặc biệt, quan trọng. - (Ảnh: @thekimisme)
Tuy nhiên, sự thật thú vị về món súp vi cá mập đó là chỉ có nước dùng của nó là đặc, béo và đậm đà hương vị. Thông thường, nước dùng được nấu bằng nhiều thành phần hảo hạng khác như thịt gà, sò điệp, bào ngư. Trong khi đó, vi cá mập thực chất chẳng hề có vị gì cả. Kết cấu của nó hầu như chỉ là dạng sợi, dai và dẻo.
Tuy chằng có hương vị gì, ai cũng biết vây cá mập thực sự rất đắt đỏ với giá bán vào khoảng 400 USD/kg (khoảng 9,3 triệu đồng cho mỗi ký). Vậy mà khắp thế giới người ta vẫn sẵn sàng trả mức giá đó cho một thứ gần như vô vị đấy! Bản thân Matthew cũng từng được nếm thử nó trong vài dịp nào đó rồi, và mỗi lần nếm thử ông đều tự hỏi vì sao người ta lại thích ăn nó như thế?
Thế nhưng thực chất, nhiều người lại cho rằng món ăn này... nhạt toẹt, chẳng có tí hương vị gì. - (Ảnh: @chocoeatsyou)
Với giá bán lên đến 400 USD cho mỗi ký, món ăn thượng lưu này vẫn được nhiều người săn đón vì cho rằng nó bổ dưỡng. - (Ảnh: @waz.wu)
Với gần 100 triệu con cá mập bị giết và lấy vây mỗi năm, quần thể nhiều loài cá mập đã giảm xuống đáng kể trong vòng 50 năm trở lại đây, như là cá mập hổ cát, được Sách Đỏ IUCN xếp vào loại dễ bị tổn hại. Săn cá mập lấy vây cũng là một hành vi tàn bạo. Thông thường, khi một con cá mập bị bắt, bị kéo lên thuyền, vây của nó bị cắt đứt, con cá mập vẫn còn sống sẽ bị vứt ngược lại xuống biển.
Mặc dù có những điều luật nhằm ngăn chặn hành vi này nhưng vẫn rất khó để thi hành, đơn giản là vì biển cả quá mênh mông và chúng ta không thể kiểm soát được từng ngóc ngách của nó mọi lúc mọi nơi. Tệ hơn nữa, nhu cầu sử dụng vi cá mập ở các nước châu Á đang cực kỳ cao, và súp vi cá mập gần như là một phần không thể tách rời của văn hóa Trung Hoa.
Tuy nhiên, việc ăn món này không được khuyến khích cho lắm vì ai cũng biết để có được chiếc vây trên lưng của cá mập, người ta phải săn bắt chúng rất tàn nhẫn. (Ảnh: @ocean_lovers_united)
Bên dưới phần bình luận, nhiều người cũng để lại ý kiến về những món dù có hương vị bình thường nhưng vẫn được yêu thích trên toàn thế giới.
- Astrid Vi: "Tổ yến nữa, thực sự không có vị gì. Vị của món yến chưng chủ yếu nhờ các thứ đồ nấu kèm như long nhãn, táo đỏ, ý dĩ, đường phèn. Mọi người ăn tổ yến vì nó nhiều dưỡng chất là chính."
- Yunie Vân: "Mấy món như vi cá hay tổ yến, người ta ăn đâu phải vì nó ngon. Mà là vì chứng minh đẳng cấp, sự sang trọng. Như cách đây mấy năm rộ lên trò dát vàng mỏng lên món ăn ấy. Bổ dưỡng hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn họ ăn chúng đơn giản vì họ giàu mà thôi!"
- Phung Diem: "Mình từng ăn thử tiết canh tôm hùm và thấy nó giống thạch, nhạt nhẽo và không có vị gì cả. Cả con sứa biển cũng vậy."
- Pham Thanh Van: "Đối với mình, măng là một món không có vị gì hết, nó nhạt toẹt mà nhiều người vẫn thích ăn đấy thôi!"
- Nhi Yến Nguyễn: "Lần đầu tiên uống thử soda, loại đồ uống như nước lọc lại có ga, mình chỉ muốn nôn hết ra ngoài. Đừng dại gì mà uống soda nguyên chất nhé!"
- Nguyễn Duy Vũ: "Đậu phụ cũng có kém gì vi cá mập về độ nhạt nhẽo đâu. Nhưng vì nó rẻ bèo nên người ta quên nhắc tới thôi!"
- Ha Dang: "Một vote cho món lô hội (nha đam), nhạt nhẽo kinh khủng khiếp nhưng nghe bảo rất tốt cho da dẻ."
Không chỉ súp vi cá, nhiều món ăn nhạt nhẽo, chẳng hề có hương vị gì nhưng lại được mọi người rất yêu thích khác cũng được dân mạng đưa lên bàn cân.
Theo Tổ Quốc
Cá kèo kho tộ Cá kèo không chỉ dùng để nấu canh, làm lẩu hay nướng mà kho tộ cũng rất ngon, hương vị mặn ngọt, hấp dẫn. Nguyên liệu: - Cá kèo: 500 gr - Gia vị Cách làm: - Cá kèo làm sạch, rửa với muối và chanh cho sạch nhớt, để ráo. - Ướp cá với 1/2 thìa canh đường, ít bột ngọt, 1-2...