Nhờ giá năng lượng tăng vọt, 722 công ty lớn nhất thế giới thu lợi nhuận đột biến
Theo Oxfam và ActionAid, nguồn lợi nhuận khổng lồ của các công ty lớn nhất thế giới đến từ giá năng lượng và lãi suất tăng cao – thứ đang khiến cuộc sống của hàng trăm triệu người trở nên chật vật.
Một cơ sở khai thác dầu ETAP trên Biển Bắc. Ảnh: Getty Images
Theo nghiên cứu của các tổ chức từ thiện Oxfam và ActionAid, 722 công ty lớn nhất thế giới đang kiếm được lợi nhuận bất ngờ hơn 1 nghìn tỷ USD mỗi năm nhờ vào giá năng lượng đắt đỏ và lãi suất tăng.
Các công ty này đã kiếm được 1,08 nghìn tỷ USD theo cách này vào năm 2021 và 1,09 nghìn tỷ USD vào năm 2022, theo phân tích dữ liệu của tạp chí Forbes. Lợi nhuận chung cao hơn 89% so với mức trung bình bốn năm trước đó trong giai đoạn 2017-2020.
Lợi nhuận bất ngờ được định nghĩa là lợi nhuận vượt quá 10% so với mức trung bình trong bốn năm trước đó.
Video đang HOT
Các công ty năng lượng đã chứng kiến mức lợi nhuận bất ngờ cao nhất. Trong số 45 công ty năng lượng nằm trong danh sách 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes, họ đã thu về trung bình 237 tỷ USD/năm lợi nhuận bất ngờ vào năm 2021 và 2022.
Sự gia tăng doanh thu của ngành năng lượng thời gian qua đã giúp tạo ra tổng cộng 96 tỷ phú năng lượng với tổng tài sản gần 432 tỷ USD – nhiều hơn khoảng 50 tỷ USD so với tháng 4 năm ngoái.
Nhiều tập đoàn thực phẩm và đồ uống, ngân hàng, công ty dược phẩm và nhà bán lẻ cũng báo cáo đạt doanh thu cao đột biến trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, mặc dù trên 250 triệu người ở 58 quốc gia đã gặp phải tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng vào năm 2022.
Những khoản lợi nhuận đó đã làm dấy lên cáo buộc về tình trạng “ lạm phát lòng tham” – đẩy giá cả tăng quá mức và khiến lạm phát leo thang.
Bản phân tích chỉ ra rằng:
18 công ty thực phẩm và đồ uống đã kiếm được trung bình khoảng 14 tỷ USD/năm nhờ lợi nhuận bất ngờ vào năm 2021 và 2022. Giá thực phẩm toàn cầu đã tăng hơn 14% vào năm 2022.
28 công ty dược phẩm kiếm được trung bình 47 tỷ USD/năm nhờ lợi nhuận bất ngờ và 42 nhà bán lẻ và siêu thị lớn kiếm được trung bình 28 tỷ USD.
9 tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng thu về trung bình 8 tỷ USD lợi nhuận bất ngờ.
Bà Katy Chakrabortty, người đứng đầu bộ phận vận động chính sách của Oxfam, cho biết: “Những khoản lợi nhuận quá mức này không chỉ vô đạo đức, mà chúng tôi còn thấy ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự giàu có của các công ty đang làm gia tăng lạm phát, khiến hàng triệu người trên toàn thế giới phải vật lộn để chi trả hóa đơn và nuôi sống gia đình của họ”.
Bà lưu ý rằng khi lợi nhuận trời cho của 18 tập đoàn thực phẩm và đồ uống cao hơn gấp đôi số tiền cần thiết để trang trải sự thiếu hụt trong hỗ trợ cứu sống cho hàng chục triệu người đang đối mặt với nạn đói ở Đông Phi, thì rõ ràng các chính phủ cần phải hành động.
Saudi Arabia tiếp tục giảm sản lượng dầu
Ngày 3/7, Saudi Arabia thông báo gia hạn đến tháng 8 quyết định tự nguyện giảm 1 triệu thùng dầu khai thác/ngày.
Một cơ sở khai thác dầu của Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Trong khi đó, Nga cho biết tiếp tục giảm sản lượng dầu xuất khẩu. Đây là những động thái mới nhất của các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC ) nhằm ổn định thị trường "vàng đen".
Cụ thể, lượng dầu khai thác của Saudi Arabia trong tháng 7 và tháng 8 sẽ là 9 triệu thùng/ngày. Thông báo của Bộ trưởng Năng lượng, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman nêu rõ việc cắt giảm có thể tiếp tục kéo dài.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sẽ tự nguyện cắt giảm lượng dầu xuất khẩu tương đương 500.000 thùng /ngày trong tháng 8 trong nỗ lực đảm bảo cân bằng thị trường. Hồi tháng 3, Moskva cũng quyết định tự nguyên giảm lượng dầu khai thác 500.000 thùng/ngày so với mức trung bình tháng 2, sau đó 2 lần gia hạn quyết định này cho đến tháng 6 và đến cuối năm 2023.
Tại cuộc họp ở Vienna (Áo) ngày 4/6, OPEC đã nhất trí điều chỉnh sản lượng khai thác ở mức 40,46 triệu thùng/ngày trong cả năm 2024. OPEC cho rằng sự thay đổi này phù hợp với cam kết liên tục của hiệp hội và các đối tác bên ngoài, dẫn đầu là Nga, "nhằm hướng đến và duy trì thị trường dầu mỏ ổn định, đồng thời đưa ra định hướng dài hạn cho thị trường", trong đó, có tính đến cách tiếp cận chủ động và đón đầu thành công của những năm trước.
Các công ty năng lượng Mỹ cắt giảm hoạt động Các công ty năng lượng của Mỹ đã cắt giảm hoạt động khoan dầu khí trong nước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2022 với sản lượng sụt giảm từ bang Texas đến Pennsylvania. Trạm bơm dầu thô tại giếng dầu South Belridge ở hạt Kern, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN Các nhà phân tích kỳ vọng sẽ còn các đợt cắt...