Nhổ gần hết răng mới biết răng chẳng… làm sao
Suốt thời gian qua, mỗi lần răng đau, ông Bắc lại đi khám ở các phòng khám nha khoa tư nhân thì được xử trí bằng cách nhổ răng.
Tin từ khoa Ngoại Thần kinh – Cột sống (Bệnh viện đa khoa tỉnh), đến sáng 3/7, bệnh nhân Đỗ Hà Bắc (49 tuổi, ở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước, Bình Định) đã tiến triển tốt sau 2 ngày được phẫu thuật điều trị chứng đau dây thần kinh số 5. Ông Bắc đã trở lại sinh hoạt bình thường, các cơn đau vùng mặt do dây thần kinh số 5 bị chèn ép cũng đã chấm dứt.
Bác sĩ Đào Văn Nhân chỉ cho bệnh nhân Bắc vị trí tổn thương trên mạch máu não qua phim MRI.
Cách đây hơn 20 năm, ông Bắc bắt đầu bị đau vùng mặt, đau nhiều ở răng. Những cơn đau đột ngột, xuất hiện ngày càng nhiều, nhiều lần làm ông choáng váng, thường xuyên mất ăn mất ngủ.
Suốt thời gian qua, mỗi lần răng đau, ông đi khám ở các phòng khám nha khoa tư nhân thì được xử trí bằng cách nhổ răng.
Đến khi chỉ còn 3 cái răng ở hàm dưới, đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám, ông mới biết mình bị đau dây thần kinh số 5.
Video đang HOT
Ngày 1/7, ông Bắc đã được các bác sĩ phẫu thuật giải ép vi mạch.
Các bác sĩ đã mở sọ sau tai, dùng hệ thống kính vi phẫu bóc tách dây thần kinh số 5 tại góc cầu tiểu não (điểm xuất phát của dây thần kinh số 5). Sau đó, dùng vật liệu ngăn cách dây thần kinh số 5 và mạch máu.
Theo bác sĩ Đào Văn Nhân, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh – Cột sống, đây là một phẫu thuật rất khó, đòi hỏi phẫu thuật viên có tay nghề cao, cùng các phương tiện hiện đại như kính vi phẫu, bộ dụng cụ vi phẫu…
Nếu không cẩn thận, rất dễ dẫn đến tử vong, hoặc hôn mê sâu, sống thực vật.
Theo_Người Đưa Tin
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Tôi xin nhận khuyết điểm...
"Việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng trong thời gian qua do thiếu thông tin, minh bạch gây lên dư luận bức xúc. Tôi xin nhận khuyế t điểm...", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nói chiều 20/3.
Theo thống kê, từ tháng 11/2014 đến nay, Sở Xây dựng đã và đang triển khai việc thay thế hơn 500 cây xanh trên 7 tuyến phố, nguồn kinh phí do các tổ chức tài trợ.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do công tác thông tin không kịp thời, đầy đủ, các đơn vị thực hiện hạ chuyển và thay thế hàng loạt cây trên một số tuyến phố, công luận, dư luận phản ánh nhiều chiều, gây bức xúc xã hội.
"Trước tình hình đó, sau khi kiểm tra thực tế tình hình, lắng nghe ý kiến công luận, phản ánh, kiến nghị của nhân dân, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, và các đơn vị thực hiện dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố hiện nay. Những cây đã hạ thì trồng ngay cây thay thế theo quy hoạch và tiến hành chăm sóc, quản lý theo phân cấp và quy định.
Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gẫy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân...", ông Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết.
"Không có lợi ích nhóm trong việc chặt hạ và thay thế cây"
Sau phần phát biểu của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, các phóng viên đã đặt ra hàng loạt câu hỏi với đại diện lãnh đạo UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND TP Hà Nội từ chối trả lời thẳng vào những câu hỏi của phóng viên.
Thay mặt lãnh đạo Hà Nội trả lời các câu hỏi của phóng viên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, sau buổi họp báo này nếu còn ý kiến của người dân, thành phố sẽ tiếp tục tiếp thu ý kiến của người dân.
Ông Phó Chủ tịch cho biết: Hà Nội được thừa hưởng một hệ thống cây xanh, công trình văn hóa, kiến trúc của cha ông để lại, trong đó hệ thống cây xanh vô cùng quan trọng nên chúng ta phải duy trì, phát triển để các thế hệ sau thừa hưởng.
Việc đối xử với cây xanh có cả quy định của pháp luật, của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ và quyết định của UBND TP. Mỗi thời kỳ đều có sự tiếp thu, chỉnh sửa để cho hợp lý hơn.
"Vừa qua có việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên các tuyến phố: Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã, Hàng Bài... đây là một chủ trương đúng đắn của thành phố. Việc thực hiện đúng quy trình, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do quá trình thực hiện do thiếu thông tin, sự nôn nóng của các đơn vị tài trợ nên đã gây bức xúc trong dư luận", ông Hùng nói.
Theo ông Hùng, để xã hội hóa cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh các cán bộ ngân hàng VPBank và Công an Hà Nội đã đóng góp mỗi người từ 15.000-30.000 đồng/ người để thực hiện việc này.
"Có gì tiêu cực tham nhũng và lợi ích nhóm ở đây không? Thay mặt thành phố, tôi xin khẳng định hoàn toàn không có tiêu cực, tham nhũng và lợi ích nhóm trong việc thay thế cây trên địa bàn Thành phố", ông Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội khẳng khái.
Theo ông Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, sở dĩ có việc như vừa qua là do việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng thiếu thông tin, minh bạch gây bức xúc dư luận xã hội.
"Tôi xin nhận khuyết điểm về những thiếu sót và chúng tôi xin nghiêm túc rút kinh nghiệm và kiểm điểm trong vấn đề này. Từ nay những vấn đề liên quan đến nhiều người, Thành phố sẽ lắng nghe ý kiến của người dân, tiếp thu ý kiến của cộng đồng và nhà khoa học để cho mọi việc thành công", ông Hùng nói.
Theo vnmedia
Tân Hiệp Phát có dập tắt được "khủng hoảng con ruồi"? Câu chuyện "con ruồi 500 triệu đồng" dẫn tới khủng hoảng Tân Hiệp Phát đã kéo dài hơn một tháng. Càng đi sâu tìm hiểu vấn đề "con ruồi" - vật thể lạ xuất hiện trong những sản phẩm nước uống đóng chai của Tân Hiệp Phát càng thấy nhiều điểm bất thường... Thời gian qua hàng loạt sản phẩm của Tân Hiệp...