Nhờ đâu tỷ lệ tự tử kỷ lục tại Nhật giảm rõ rệt?
Tổng số vụ tự sát trên toàn nước Nhật đã giảm từ đỉnh điểm 34.427 năm 2003 xuống còn 20.598, trong khi tỷ lệ giảm từ 27/100.000 xuống còn 16,3.
Taeko Watanabe thức dậy giữa một đêm tháng 3 lạnh lẽo và tìm thấy một con dao đẫm máu trên giường con trai bà mà tuyệt nhiên không thấy anh ở đâu trong nhà. Sau đó cảnh sát phát hiện một lá thư tuyệt mệnh trong phòng ngủ của con trai bà Taeko Watanabe, trước khi thi thể anh này được tìm thấy dưới con kênh cạnh một ngôi đền.
Bà Taeko Watanabe ngồi cạnh bàn thờ con trai mình.
Bà Watanabe nhớ lại khoảnh khắc gục ngã hơn 10 năm trước, khi ngước mắt lên nhìn bàn thờ có bức ảnh con trai Yuki của mình. Yuki, qua đời khi mới 29 tuổi, là một trong số nhiều thanh niên đã tự sát vào năm đó tại quận Akita, cách Tokyo 450km về phía Bắc. Trong gần 2 thập kỷ, đây là địa phương có tỷ lệ tự sát cao nhất ở Nhật Bản.
“Nhưng mọi thứ giờ đã thay đổi”, bà Watanabe nói. Nếu bây giờ con trai bà phải đối mặt với tình huống tương tự, thì có thể anh sẽ không chết, bởi “có những người đã có thể ngăn chặn nó”.
Vấn đề không của riêng ai
Bà Watanabe, người cũng đã dự định tự tử sau cái chết của con trai mình, hiện đang lãnh đạo một nhóm sống sót qua tự tử – là một phần trong các nỗ lực quốc gia đã giúp tình trạng tự sát tại nước Nhật Bản giảm gần 40% trong 15 năm qua – vượt quá mục tiêu của chính phủ. Riêng Akita đang ở mức thấp nhất trong 40 năm.
Những nỗ lực này đã diễn ra trên toàn quốc kể từ năm 2007 với một kế hoạch hòng ngăn chặn hành vi tự tử toàn diện. Theo đó, các học giả và cơ quan chính phủ xác định các nhóm có nguy cơ cao, trong khi các khu vực chủ động phát triển các kế hoạch phù hợp với tập quán của từng địa phương.
Các tập đoàn, thường đối mặt với các vụ kiện từ gia đình của những người tự sát vì làm việc quá sức, đã cho nhân viên nghỉ phép nhiều hơn, bên cạnh việc cung cấp hỗ trợ tâm lý và tuân thủ luật tăng ca do chính phủ đề ra. Chính phủ Nhật cũng được cho là đã tiến hành kiểm tra căng thẳng hàng năm tại các công ty có quy mô hơn 50 nhân viên.
Video đang HOT
Riêng tại Nhật Bản, trò chuyện với ai đó được xem là chìa khóa trong việc giảm nguy cơ tự tử. Tuy nhiên khi số vụ tự tử lên đến đỉnh điểm – 34.427 trường hợp vào năm 2003 – nó đã báo động các nhà hoạch định chính sách và thu hút cả sự chú ý của nước ngoài, khiến đây trở thành chất xúc tác cho sự thay đổi đáng kể ở Xứ Mặt trời mọc.
“Trong một thời gian dài, người ta nghĩ rằng tự tử là vấn đề cá nhân, vì vậy chính phủ đã không thực sự giải quyết nó, không chỉ riêng với Akita mà là trên cả nước”, ông Hiroki Koseki, một công chức Akita phụ trách phòng chống tự tử, cho biết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động tiêu cực này, nhưng theo các chuyên gia thì chủ yếu là do vấn đề việc làm – bao gồm cả việc thiếu và quá tải; mùa đông dài; một lượng lớn người già neo đơn hoặc bị cô lập; các khoản nợ tích lũy…
Năm 1999, thống đốc của Akita đã trở thành người đầu tiên ở Nhật Bản lập ngân sách cho việc ngăn chặn tự tử. Giữa các phương tiện truyền thông tích cực, các nhóm phòng chống tự tử tự động mọc lên nơi các cộng đồng dân cư. Akita, với dân số chỉ 981.000, hiện đang sở hữu một trong những mạng lưới trợ giúp công dân lớn nhất Nhật Bản.
Akita bắt đầu sàng lọc trầm cảm, nhân viên y tế công cộng luôn chủ động tiếp cận kiểm tra những người có nguy cơ cao. Ngoài ra, còn có sự tham gia nhiệt tình của các tình nguyện viên của những người đã từng chiến đấu với bệnh trầm cảm trong nhiều năm.
Về cơ bản, tất cả mọi người đều được xem là một phần của công cuộc phòng chống tự tử tại nước này. Chẳng hạn, Hiệp hội thợ cắt tóc quốc gia Nhật Bản đã kêu gọi toàn bộ thành viên của mình tham gia các lớp tư vấn tâm lý chống trầm cảm. 3.000 người ở Akita đã tham gia các lớp này từ năm 2017 và mục tiêu sắp tới sẽ là 10.000 người đã qua tư vấn vào năm 2022.
Akita cũng có những người tình nguyện lắng nghe, và theo Reuters, khoảng 70-80% những người từng nói rằng họ muốn chết, nhưng đã ngừng những suy nghĩ tiêu cực trong khi nói chuyện để hẹn gặp lại những người nghe vào lần trò chuyện tới.
Theo dữ liệu sơ bộ, dù tỷ lệ tự tử vẫn còn cao thứ 6 trên toàn quốc, nhưng những tiến bộ tại Akita là đáng kể khi giảm từ mức cao 44,6/100.000 trong năm 2003 xuống còn một nửa trong năm qua. Các vụ tự tử tính trên toàn nước Nhật đã giảm từ mức đỉnh năm 2003 xuống còn 20.598, trong khi tỷ lệ giảm từ 27/100.000 xuống còn 16,3, trong khi chính phủ đặt mục tiêu chỉ còn 13/100.000 vào năm 2027. Mỹ – quốc gia cũng nổi tiếng với tỉ lệ tự sát cao, với dân số gấp đôi Nhật Bản, tỷ lệ này là 14/100.000 vào năm 2017.
Lớp trẻ khó tiếp cận
Tuy nhiên, giảm tỷ lệ tự sát vẫn là một bài toán khó nơi giới trẻ Nhật Bản, khi hơn 500 thanh thiếu niên dưới 19 tuổi tại nước này đã tự sát vào năm 2018 – mức cao nhất 30 năm. Lý do được nhận định bởi đây là đối tượng lứa tuổi thường bỏ qua các hoạt động cộng đồng và chỉ tập trung vào các công việc ở trường lớp, khiến việc tâm sự, trò chuyện bị hạn chế tối đa.
Bộ Giáo dục Nhật Bản đã bắt đầu vào cuộc, với việc cho ra mắt những cuốn sách, truyện nhắm vào chính trẻ em tiểu học, hòng thúc đẩy việc đánh giá cảm giác của chúng và dạy các em về biện pháp giảm căng thẳng hay cách tìm kiếm sự giúp đỡ – một nỗ lực được kỳ vọng có thể giúp giảm tỷ lệ tự tử trong tương lai.
Theo Kinhtedothi
Liên minh châu Âu lo ngại về kế hoạch Hong Kong cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục
Khối 28 thành viên này là cơ quan chính phủ nước ngoài đầu tiên chính thức lên tiếng lo ngại về đề xuất của Cục An ninh. Các sửa đổi có thể có hiệu lực đối với công dân EU, hoặc cư trú tại Hồng Kông hoặc chỉ quá cảnh.
EU cho biết các quan chức Hồng Kông nên tham khảo ý kiến công chúng rộng rãi hơn về một vấn đề nhạy cảm như vậy.
Liên minh châu Âu đã lên tiếng lo ngại về một đề xuất của chính phủ Hong Kong cho phép những người chạy trốn được trao lại cho Trung Quốc đại lục.
Họ nói các quan chức nên tìm hiểu rõ hơn quan điểm của công chúng đối với vấn đề nhạy cảm này trước khi thực hiện sự thay đổi, và họ lo lắng về tác động tiềm ẩn đối với các công dân ở đây hoặc khách tham quan thành phố.
EU là cơ quan chính phủ nước ngoài đầu tiên chính thức bày tỏ sự lo lắng về kế hoạch này. Cục An ninh dự định sửa đổi các luật hiện hành để cho phép dẫn độ người chạy trốn trong từng trường hợp cụ thể sang Trung Quốc đại lục và tất cả các khu vực pháp lý khác mà thành phố thiếu một thỏa thuận dẫn độ.
Hôm thứ Sáu, một phát ngôn viên của EU cho biết, chúng tôi lo ngại về những sửa đổi có hiệu lực đối với các công dân EU, hoặc cư trú tại Hồng Kông hoặc quá cảnh, và về khả năng bị dẫn độ của những người chạy trốn. Các biện pháp bảo vệ thỏa đáng nên được thi hành trong một vài trường hợp dẫn độ.
Một cuộc tham vấn cộng đồng sâu rộng hơn bao gồm cả tham vấn với các quốc gia hiện đang có các thỏa thuận dẫn độ với thành phố, sẽ rất cần thiết đối với một vấn đề nhạy cảm như vậy, EU cho biết.
Chính phủ Hong Kong đã kiên quyết không tiến hành tham vấn chính thức cho những thay đổi được đề xuất, chỉ cho phép công chúng gửi quan điểm của họ trong khoảng thời gian 20 ngày và nó đã kết thúc vào tuần trước.
"Chúng tôi lo ngại về ảnh hưởng của việc sửa đổi đối với công dân EU, hoặc cư trú hoặc quá cảnh tại Hong Kong", Liên minh châu Âu đã bày tỏ sự lo ngại của mình.
Điều này được hiểu rằng EU dù đã không đưa ra bất kỳ một đệ trình nào nhưng đã bày tỏ sự quan tâm trực tiếp đến chính phủ Hong Kong.
EU nói thêm họ sẽ đưa một đề xuất rõ ràng cùng với các lãnh sự quán của các quốc gia thành viên EU tại Hồng Kông, nếu dự luật này chính thức được đệ trình.
"Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái và liên lạc với chính quyền Hồng Kông để truyền đạt mối quan tâm của mình cũng như hành động khi cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho công dân chúng tôi", phát ngôn viên EU cho biết.
Trong một bản đệ trình lên Cục An ninh tuần trước, Phòng Thương mại Mỹ đã chỉ trích đề xuất về thỏa thuận dẫn độ và cảnh báo điều đó sẽ làm tổn hại danh tiếng "thành phố thiên đường an toàn cho doanh nghiệp quốc tế" của Hong Kong.
Người phát ngôn của Cục An ninh cho biết đề xuất này có liên quan đến luật pháp và thông lệ được áp dụng bởi các khu vực pháp lý khác, như Anh và Canada. Thành phố có toàn quyền quyết định dựa trên những cân nhắc của chính mình.
"Văn phòng đang nghiên cứu các quan điểm của công chúng và sẽ xem xét cẩn thận [trước khi] chuẩn bị dự luật sửa đổi và đệ trình lên Hội đồng Lập pháp", phát ngôn Cục An ninh cho biết.
Cục trưởng An ninh John Lee Ka-chiu hôm thứ Tư tuyên bố hai phần ba trong số 4.500 đệ trình công khai nhận được cho đến nay đã ủng hộ kế hoạch này.
Trâm Anh (theo South China Morning Post)
Theo Baocongly
Bức tường pháp lý bắt đầu Dân Mỹ thở phào vào ngày thứ sáu tuần trước, 15/2/2019, vì chính phủ không bị đóng cửa và có tiền xài cho đến cuối tháng 9 năm nay. Điều này đã được dự báo trước. Trước giờ "G" các cơ quan chính phủ không dặn dò nhân viên như lần trước. Trên Quốc hội, các nghị sĩ dân chủ tự tin là...