Nhớ Đại tướng, người Hà Nội trở lại 30 Hoàng Diệu
Sau khi tiễn biệt Đại tướng về với đất mẹ Quảng Bình, 2 ngày nay, nhiều người dân Hà Nội vẫn đến ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu với một nỗi nhớ da diết…
Trong khu vườn nhà Đại tướng vẫn có rất nhiều hoa do người dân tiếp tục mang đến để tưởng nhớ ông
Sáng (16/10), trước cổng ngôi nhà 30 phố Hoàng Diệu, nhiều người dân vẫn tiếp tục đứng tần ngần nhìn vào bên trong. Không còn là những khuôn mặt đau đớn hay những tiếng nức nở, nhưng khuôn mặt ai cũng phảng phất một nỗi buồn và ánh mắt thì rưng rưng.
Trên đường Hoàng Diệu, ai đi qua cũng chậm lại, ngoái nhìn vào ngôi nhà của Đại tướng. Có ngường dừng chân, thảng thốt nhìn vào trong một lúc rồi mới đi tiếp.
Trong cái se lạnh của một ngày đầu đông, một cụ bà đứng bám tay vào song sắt, mắt đăm đắm nhìn vào bên trong như cố kiếm tìm một bóng hình quen thuộc. Cụ là Lê Thị Sáp, 84 tuổi, một mẹ Việt Nam Anh hùng. Người con trai đi cùng mẹ cho biết, mẹ quê ở Tiền Hải, Thái Bình, vừa là vợ, vừa là mẹ liệt sĩ. Hai người con trai của mẹ hiện còn sống nhưng đều là thương binh.
“Hôm nghe tin bác Giáp mất, ngay lập tức mẹ tôi đòi được ra Hà Nội viếng bác. Kể từ hôm đó, mẹ tôi cứ khóc suốt. Đưa tiễn bác Giáp đi rồi, hôm nay mẹ tôi đòi đến đây bằng được” – người con trai của mẹ Sáp nói, tay xoa nhẹ lên tấm biển ngôi nhà.
Trong số rất nhiều người đứng bên cổng nhà Đại tướng, một phụ nữ trẻ cho biết, hôm qua, chị vừa từ Quảng Bình ra Hà Nội sau khi đưa tiễn bác Giáp về nơi an nghỉ cuối cùng. Sáng nay, chị lại đến đây sớm vì “nhớ bác”. Không được vào nhà, chị đứng ngoài cổng chắp tay vái lạy con người mà chị tôn kính.
Kể lại câu chuyện này, cô giáo mầm non tên Huyền (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, mấy ngày nay, kể từ khi tiễn đưa Đại tướng về Quảng Bình, bản thân cô cũng cứ thấy trong lòng một nỗi nhớ da diết, vì vậy, Huyền đến đây chỉ để được nhìn thấy ngôi nhà với mảnh vườn thân thương của Đại tướng. Những bông hoa mang theo, Huyền gửi các chiến sĩ cảnh vệ mang vào đặt trong khu vườn. Huyển bảo, trước đây cô biết rất ít về Đại tướng, nhưng những ngày gần đây, cô đã tìm đọc tất cả những gì liên quan đến ông và càng đọc, cô càng cảm thấy kính trọng, yêu mến người Đại tướng tài giỏi kiệt xuất mà cũng vô cùng giản dị. “Em sẽ đọc và kể lại cho các cháu nhỏ nghe về vị Đại tướng huyền thoại của dân tộc mình” – Huyền nói.
Sáng nay (16/10), mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Sáp, 84 tuổi vẫn đến trước cổng ngôi nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Video đang HOT
Mẹ Sáp tần ngần đứng lặng nhìn vào trong khu vườn như tìm kiếm một bóng hình thân quen
Con trai cụ Sáp là một thương binh nhẹ nhàng xoa tấm biển trước cổng nhà Đại tướng, trong khi nhiều người dân đứng ngóng vào bên trong vườn
Một gia đình trẻ dừng lại trước cổng để hỏi thăm xem có được vào bên trong viếng Đại tướng hay không
Ngôi nhà 30 Hoàng Diệu đã trở nên thân quen khiến cho ai qua dây cũng đi chậm lại, nhìn vào trong
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Những khoảnh khắc lay động tại lễ tang tướng Giáp
Phu nhânĐại tướng Võ Nguyên Giáp khuỵu trước ban thờ, hàng trăm tình nguyện viên áo xanh đặt tay trước ngực khi linh cữu đi qua, người phóng viên vừa tác nghiệp vừa bê bánh mì phân phát cho dân... là những hình ảnh làm lay động hàng triệu con tim.
Biển người đổ về viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong những ngày ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu mở cửa cho khách. Ảnh: Quang Anh.
Hình ảnh Đại tướng xuất hiện trang trọng ở khắp nơi. Ảnh: Vũ Minh Quân.
Phu nhân của Đại tướng khuỵu suýt ngã trước ban thờ ông vì đau buồn. Ảnh: Hải Nguyễn.
Phóng viên Chí Toàn vừa tác nghiệp vừa bưng bê bánh mì phát cho người dân khỏi đói vì xếp hàng lâu. Ảnh: Quang Thái.
Hàng trăm thanh niên tình nguyện và người dân đặt tay lên ngực tưởng niệm Đại tướng khi đoàn linh xa đi qua. Ảnh: Nguyễn Khánh, báo Tuổi Trẻ.
Người dân chờ tiễn đưa Đại tướng. Ảnh: Nhật Nam.
Hàng nghìn người phải bật khóc nức nở. Ảnh: Tuấn Mark.
Hết mình vì Đại tướng, nhiều tình nguyện viên cũng ngất xỉu theo người dân. Ảnh: Minh Hoàng.
Em bé tự chắp tay vái Đại tướng. Ảnh: Minh Hoàng.
Bức ảnh tướng Giáp được kết toàn hoa bày giữa phố chờ ông đi qua. Ảnh: Như Ý.
Đoàn người và xe dài vô tận tiễn biệt ông. Ảnh: Viết Thành.
Theo Tri thức
Nhiếp ảnh gia Na Sơn: "Sự thật là một người đang khóc Đại tướng" Đo la nhưng giai bay cua nhiêp anh gia Na Sơn khi tra lơi sau vu công đông mang "nem đa" anh. Anh do PV Minh Hoang (co măt luc đo) cung câp Nhiêp anh gia Na Sơn tưng tốt nghiệp Trường đại học Kinh tế Tp HCM va đã từng làm việc trong ngành dầu khí, nhưng Na Sơn lại không tiêp...